Cách trồng dâu tây tại nhà có khó không? Có bao nhiêu cách trồng và chăm sóc cây dâu tây? Kỹ thuật chăm sóc cây dâu tây như thế nào? … Còn rất nhiều câu hỏi nữa, đều được chúng mình trả lời trong bài viết này. Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Dâu tây là một loại quả có màu sắc đẹp mắt, mùi thơm dễ chịu. Cùng với đó là trong thành phần dâu tây có nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung năng lượng tốt cho cơ thể.
Xu hướng trồng dâu tây tại nhà, trên sân thượng, hay ngoài hành lang đang được các bạn trẻ đón nhận. Nếu biết cách trồng, chăm sóc khéo léo thì ngoài cảnh đẹp ra bạn còn có thể thu hoạch trái quanh năm để tạo ra những bó hoa dâu tây đẹp.
Những lưu ý trước khi trồng dâu tây
Để có được những giỏ dâu tây xanh tốt, có nhiều quả. Thì việc trang bị những dụng cụ cần thiết, và kiến thức đúng về dâu tây là quan trọng. Sẽ quyết định rất nhiều đến thành công của việc trồng.
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu trồng dâu tây?
Nên trồng dâu tây vào tháng mấy là tốt nhất? Câu trả lời là bạn có thể bắt đầu trồng tại bất cứ thời điểm nào của năm. Nhưng thời điểm thích hợp nhất là khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Lúc này thời tiết bắt đầu hết giá rét, chuyển sang hè. Có nhiều ánh nắng và ấm áp, điều kiện tốt để cho dâu tây phát triển.
Sau khi trồng, khoảng 2 tháng sau là bạn có thể thu hoạch những trái dâu tây chín mọng rồi.
Chọn giống dâu tây
Với dâu tây, bạn có thể chọn trồng từ hạt hoặc trồng từ cây con đều được. Tuy nhiên, trồng bằng hạt thì bạn cần nhiều thời gian hơn và cách chăm sóc cũng cần tỉ mỉ hơn. Nếu như bạn mới lần đầu trồng, thì nên chọn mua những cây con là tốt hơn. Sẽ giảm công sức chăm sóc và đảm bảo cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Giá cây con khoảng 80.000đ / cây, còn giá hạt giống rơi vào khoảng 25.000đ / túi (khoảng 30 hạt). Bạn có thể tìm mua tại các shop cây online, hoặc ra viện cây trồng tìm mua.
Lưu ý nếu chon cây con thì nên chọn những cây cao khoảng 10 – 15cm. Lựa cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, phát triển đều.
Trên thế giới có nhiều loại dâu tây, nhưng 3 loại dưới đây được cho là phổ biến. Bạn có thể lựa chọn tùy theo mục đích của mình.
- June-bearing: loại này cho quả thu hoạch chủ yếu vào tháng Sáu. Tuy nhiên, nó yêu cầu vùng đất rộng để phát triển rễ. Nên là loại này không thích hợp với việc trồng tại nhà.
- Everbearing: loại này cho thu hoạch quả gần như quanh năm. Kể cả trong thời gian sinh trưởng, cây vẫn cho ra quả. Thời gian thu hoạch là từ mùa xuân, và từ cuối hè đến mùa thu.
- Day Neutral: Loại này là được lai tạo từ loại Everbearing. Nếu như loại Everbearing chỉ có 2 mùa thu hoạch, thì Day Neutral lại cho thu hoạch liên tục từ mùa hè cho đến hết mùa thu.
Lựa chọn vị trí trồng trong gia đình bạn
Đặc tính của cây Dâu tây là ưa ẩm, và rất kém trong khả năng chịu hạn. Nhiệt độ tốt nhất để cho cây sinh trưởng là từ 7 – 30 độ C.
Bạn nên lựa chọn những vị trí đặt chậu tại nơi thoáng gió, nhiều ánh sáng. Nếu như cây đặt ở nơi thiếu ánh sáng, thì lá sẽ vàng dần và không cho ra quả. Nên chọn nơi có nhiều ánh sáng, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12h/ngày.
Lưu ý không đặt cây tại nơi có ánh đèn chiếu buổi tối, vì như vậy cây sẽ phát triển xanh tốt nhưng lại không cho hoặc rất chậm ra trái.
Vị trí trồng tốt nhất là trên sân thượng có mái che, hoặc tại các cửa sổ, ban công nhà bạn. Nơi có ảnh nắng chiếu vào ban ngày, nhưng ban đêm lại yên tĩnh – không ánh sáng. Nếu như bạn trồng ở ngoài trời, thì có thể đặt ở dưới tán cây to để hạn chế bớt ánh nắng ban ngày. Tránh phơi ánh nắng trực tiếp, dẫn tới tình trạng cây bị khô hạn, thiếu nước.
xem thêm : cách trồng hoa hồng
Chọn chậu
Nếu như gia đình bạn có nhiều không gian thì có thể lựa chọn các chậu cây truyền thống, hoặc đặt vào các chậu xốp đều được. Còn nếu như gia đình bạn có không gian chật hẹp, hoặc tận dụng trồng tại cửa sổ hoặc bạn công thì có thể lựa chọn các chậu treo. Nên lựa chọn những chậu treo có nhiều lỗ nhỏ.
Chậu trồng dâu tây cũng tương tự như chậu trồng sen đá, đều phải chú ý về mặt thoát nước. Bắt buộc phải có lỗ thoát nước ở đáy, hoặc xung quanh. Nếu như chọn những chậu quá nhỏ, thì bạn cần phải tưới nước thường xuyên hơn. Lý do là Dâu tây là cây ưa ẩm nên bạn có thể áp dụng cách trồng dâu tây trong thùng xốp.
Những chậu có màu sáng nên được lựa chọn. Vì nó sẽ giúp cây mát hơn so với chậu tối màu (vật liệu màu tối sẽ hấp thụ nhiệt mạnh hơn so với vật liệu sáng màu).
xem thêm : cách trồng cà chua
Lựa chọn chậu dạng máng là tối ưu nhất cho việc trồng và chăm sóc cây dâu tây. Vì nó có những ưu điểm như sau:
- Khi dâu tây ra quả, quả sẽ được thả đều ra hai bên chậu, không bị bệt xuống mặt đất. Góp phần giúp màu sắc và chất lượng quả tốt hơn. Đồng thời việc chăm sóc và tưới nước cũng đơn giản hơn.
- Giúp dâu tây đẻ nhánh phát triển nhanh hơn. Đặc tính cây dâu tây nhân giống bằng cách ra nhánh, lan ra xung quanh và bắt rễ tạo cây mới.
- Chậu máng sẽ tận dụng được diện tích thẳng đứng. Bạn có thể đặt 4 – 5 tầng chậu trên một diện tích thẳng đứng. (Một không gian trồng được nhiều cây hơn).
Chuẩn bị đất trồng dâu tây
Đất trồng ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của dâu tây. Bạn nên chọn những loại đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng. Không có mầm bệnh, tốt cho việc giữ ẩm và thoát nước tốt.
Nếu như bạn sử dụng chậu đất nung thì sẽ giúp quá trình thoát nước tốt. Tuy nhiên, bạn nên làm ẩm đất trước khi cho vào chậu. Nếu không thì chậu sẽ hút hết độ ẩm của đất. Cách làm đơn giản hơn là ngâm chậu đất nung vào nước khoảng 1 tiếng để chậu ngấm đủ nước. Sau đó cho đất vào như bình thường.
Trước khi cho đất vào trồng bạn có thể trộn thêm vào đất phân bón với số lượng ít. Giúp cây có nhiều chất dinh dưỡng hơn trong quá trình phát triển.
Nếu như bạn có đủ điều kiện để tạo ra đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Thì ra ngoài các cửa hàng cây cảnh mua đất là một lựa chọn tối ưu.
Như vậy là các bước chuẩn bị của chúng ta đã xong. Bây giờ tiến hành trồng thôi nào.
Cách trồng dâu tây đơn giản tại nhà – sống khỏe 100%
Như phần trên mình đã đề cập, bạn có thể trồng dâu tây từ hạt hoặc từ cây con. Với mỗi loại đều có lưu ý riêng.
Trồng dâu tây bằng cách gieo hạt
Bạn cần phải ủ hạt trước khi gieo hạt xuống đất. Mục đích của việc ủ hạt là để thông báo cho chúng biết là sắp đến giờ phát triển thành cây rồi. Kích thích nhanh việc nảy mầm. Cách ủ hạt dâu tây bạn làm lần lượt như sau:
- Chuẩn bị nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) nước khoảng 45 – 50 độ C. Bạn ngâm hạt khoảng 6 tiếng.
- Sau đó vớt hạt ra, rải hạt ra một mặt đĩa phẳng được trải bên dưới là khăn ẩm hoặc giấy ướt.
- Phủ lên trên một khăn ẩm tương tự nữa, và chờ hạt nứt nảy mầm.
- Sau khi hạt có hiện tượng nứt, ra mầm. Ta đem hạt ra nơi thoáng gió phơi khoảng 30 phút rồi đem gieo trồng.
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ chậu + đất + hạt ủ xong rồi. Bây giờ ta tiến hành gieo hạt. Lần lượt gieo các hạt vào chậu, khoảng cách giữa các hạt đều nhau. Đặt chậu tại nơi thoáng gió, có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Tưới nước thường xuyên ngày 2 lần vào chiều tối và sáng sớm. Lưu ý là tưới để giữ ẩm cho đất, không nên tưới quá nhiều gây ngập úng.
xem thêm : kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Trồng dâu tây từ cây giống con
Trồng từ cây giống con thì đơn giản hơn rồi. Sau khi chuẩn bị xong chậu, đất và cây con mua từ ngoài cửa hàng về ta tiến hành trồng.
- Cho đất vào chậu. Nếu như chậu không có lỗ thoát nước bạn nên đục ra để thoát được. Nếu như chậu đất nung thì nhớ ngâm chậu trước khi cho đất vào.
- Lần lượt trồng các cây dâu tây con vào. Cách nhau khoảng 20 cm, và thẳng hàng nếu là chậu máng.
Và sau đó treo chậu ở nơi khô ráo thoáng gió, có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời như trồng ở cây con. À mà bạn nhớ tưới nước đầy đủ đó nhé. Ngày 2 lần, sáng và tối – chỉ cần tưới đủ để giữ độ ẩm cho cây.
Đó là 2 cách để trồng dâu tây từ khi bắt đầu. Còn nếu như trong quá trình cây sinh trưởng phát triển tốt rồi. Khi cây ra nhánh mới bạn có thể tách ra chậu mới để tạo thành cây khỏe mạnh hơn.
Cách tách nhánh để trồng chậu mới
Khi nhánh mới phát triển được khoảng 1 tuần, tự ra rễ và ăn sâu xuống đất. Chúng không còn phụ thuộc vào dinh dưỡng lấy từ thân cây mẹ nữa, lúc này bạn có thể tách riêng ra chậu mới.
Nếu như chậu vẫn còn rộng thì bạn không cần tách ra, chỉ khi chậu đã chật rồi hãy tách. Và lưu ý là nếu như cây con đã phát triển ra quả rồi thì cũng không cần tách nữa. Nếu như tách lúc đó sẽ khiến cho cây bị chột quả.
Trong quá trình di chuyển sang chậu mới, nếu như bạn không khéo léo có thể làm đứt rễ cây. Bạn hãy đánh cả bồng đất để di chuyển sang chậu mới cho cây tiếp tục phát triển tốt. Nếu như bị đứt rễ thì cây sẽ héo rũ. Bạn nên che nắng cho cây trong thời gian này, và tưới nước giữ ẩm đều đặn cho cây.
Hướng dẫn chăm sóc dâu tây hiệu quả
Những lưu ý khi chăm sóc dâu tây
– Do dâu tây là cây ưa ẩm, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào nửa ngày là đủ. Đó chính là lý do dâu tây phát triển rất tốt khi đặt ở ban công.
– Dâu tây là loại cây có quả mọng nên chúng cần rất nhiều nước. Nếu như đất quá khô, thiếu nước thì cây khó có thể cho ra quả, nếu có quả thì cũng còi cọc. Bạn nên tưới nước giữ ẩm đều đặn cho đất, và bổ sung phân nếu cần để cây phát triển tốt hơn.
– Tưới nước đều đặn ngày 2 lần, sáng sớm và chiếu tối. Tránh việc tưới vào lúc trời nắng, sẽ làm cây bị sốc nhiệt và héo. Sử dụng nước sạch để tưới (tránh sâu bệnh từ nước gây ra). Bạn tưới vừa đủ để đất ẩm, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.
– Khi trái dâu tây chín, nên thu hoạch ngay. Đồng thời loại bỏ những quả hỏng, và những lá héo. Nếu như hoa ra nhiều, tạo nhiều trái bạn có thể tỉa bớt khi chúng còn nhỏ. Loại bỏ những quả dị dạng, hỏng từ bé để giúp cây nuôi tốt hơn những quả khỏe mạnh.
– Nên thường xuyên xới đất (1 tuần 1 lần) để đất tơi xốp, thông thoáng hơn.
– Để cho cây dâu tây tập trung phát triển tốt giai đoạn đầu, bạn hãy ngắt bỏ đợt hoa đầu tiên. Giúp cây tập trung vào phát triển thân và lá. Như vậy đợt hoa, quả sau sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Lưu ý khi tưới nước cho dâu tây
Nếu như đất đã đủ ẩm thì bạn chỉ cần ngày tưới 1 lần là được. Nên tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt hẳn. Và tưới nước thẳng vào đất, tránh tưới vào lá hay quả.
Bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới, giúp cho cây có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên nên tưới nước vo gạo khi cây đã phát triển ra rễ, lá tốt rồi. Không nên tưới khi cây vẫn còn chưa ra rễ hoặc còn nhỏ.
Bón phân cho dâu tây
– Dùng phân bón mua tại các tiệm cây cảnh để bón cho cây
– Phân gà tốt cho sự phát triển của cây. Bạn có thể trộn đất cùng phân gà để trồng. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều phân gà, gây nóng và dâu tây sẽ chết.
– Phân hữu cơ nên ủ một thời gian rồi mới bón cho cây. Không bón luôn sẽ gây sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Để hạn chế sâu bệnh và dễ theo dõi sức khỏe của chậu cây. Bạn nên cắt tỉa bớt khi lá quà dày, hoặc tách ra chậu mới những nhánh non. Khi hoa và quả xuất hiện, hãy đề phòng kiến và sâu bọ. Chúng sẽ tấn công vườn rau của bạn vì mùi hương và màu sắc hấp dẫn.
Khi quả ra, bạn nên vắt chúng ra phía ngoài để dể theo dõi. Tránh tình trạng sâu ăn quả phía trong khó kiểm soát.
Ngoài ra bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Mua thuốc diệt côn trùng tại tiệm cây cảnh để diệt kiến và sâu bọ.
- Sau khi phun thuốc thì không ăn quả ngay sau đó. Khi quả chín rồi không nên phun thuốc, hãy phun sớm nếu như phát hiện lúc quả còn non.
- Khi lá cây bị úa vàng: Cây đang thiếu chất, hãy bổ sung phân bón, nước cho cây.
Hướng dẫn cách thu hoạch dâu tây
Một đợt dâu tây thu hoạch chỉ kéo dài khoảng 3-4 tuần. Bạn nên tận dụng thời gian này để đưa ra kế hoạch hái hợp lý. Để không bỏ quên quả dâu tây chín nào nhé!
Khi nào nên hái quả dâu tây?
Đợt quả đầu tiên từ khi trồng sẽ không ngon, dù bạn chăm sóc đúng cách như nào đi nữa. Lý do là cây chưa đủ độ già để cho ra quả ngọt. Giai đoạn đầu cần cho cây tập trung phát triển thân, cũng như rễ. Cũng chính vì lý do đó mà trong 6 tháng đầu tiên bạn nên loại bỏ đợt hoa đầu, và hướng tới đợt quả lần sau.
Quả dâu tây sẽ đạt độ ngọt nhất khi chúng chín đỏ và đều cả quả rồi mới hái. Nếu như quả chưa chuyển hoàn toàn sang màu đỏ thì bạn không nên hái. Do không phải tất cả các quả đều chín cùng một thời điểm, nên bạn cần theo dõi và hái. Có thể mất tới vài ngày để thu hoạch hết một đợt quả chín, nhưng như vậy quả thu được sẽ ngọt hơn là bạn thu hoạch một lượt và để cho chúng chín.
Hái (bứt) dâu tây như thế nào mới đúng?
Khi đã xác định được quả dâu tây chín đỏ, cần được hái. Bạn hãy cắt ở điểm khoảng 1/4 cuống dính vào quả dâu. Nên thu hoạch và lúc sáng sớm, khi mặt trời còn chưa chiếu ánh sáng trực tiếp vào cây.
Dâu tây là quả mọng nước, nên dễ bị dập khi gặp tác động mạnh. Bạn cần nhẹ nhàng trong từng thao tác.
Nếu như không dùng dao hoặc kéo để cắt, bạn có thể dùng tay không. Một tay sử dụng ngón cái và ngón trỏ giữ chặt phần cuống. Đồng thời dùng tay còn lại xoay nhẹ quả dâu để tách ra khỏi cuống. Mọi thao tác cần phải nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thân mẹ và không làm dập quả.
Bảo quản dâu tây sau khi hái
Sau khi hái bạn có thể cho dâu vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản nếu như không ăn hết. Dâu tây sẽ giữ được độ tươi khi để ngăn mát trong vòng 3 ngày. Sau thời gian này, chúng sẽ bị héo và dập nát. Bạn nên sử dụng hết trước thời gian này, không sẽ rất lãng phí.
Nếu như bạn thu hoạch được quá nhiều, và không sử dụng hết ngay. Thì có thể cho vào ngăn lạnh để làm đông quả dâu tây. Sau đó có thể lấy ra để chế các món sinh tố, làm bánh, … đều rất ngon và hấp dẫn.
Tổng kết
Như vậy là wikiohana.net đã cùng bạn khám phá cách trồng dâu dây tại nhà. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc, chuẩn bị đất, tưới nước cho dâu tây.
Bạn cũng đã biết được cách thu hoạch và bảo quản dâu tây khi không sử dụng hết. Bây giờ bạn đã đủ tự tin để tạo ra khu vườn nhỏ dâu tây trong ngôi nhà mình chưa? Cũng không quá khó khăn phải không nào!
Chúc bạn thành công !
Cập nhật 21/06/2020
4.7/5 – (4 bình chọn)
4.7/5 – (4 bình chọn)