Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày chị em nên biết

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày được xem như một kỹ năng mà chị em cần biết. Khi chủ động được trong việc theo dõi chu kinh, chị em có thể biết được tình hình sức khỏe của bản thân, đồng thời mang thai hoặc tránh thai như ý muốn. Vậy cách tính chu kỳ 30 ngày và những chu kỳ khác như thế nào? Câu trả lời ở những chia sẻ dưới đây.

1. Khái quát chu kỳ kinh nguyệt

Để biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, trước hết chị em nên nắm được như thế nào được gọi là một chu kỳ kinh.

Theo đó, đối với phụ nữ, chu kỳ kinh được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện hàng tháng. Theo các chuyên gia, thông thường, mỗi tháng sẽ có một trứng rụng. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ được đẩy ra ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung. Hiện tượng này gọi là kinh nguyệt.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu từ ngày có kinh đầu tiên của tháng này đến ngày đầu có kinh của tháng tiếp theo. Tùy vào cơ địa mà mỗi phụ nữ sẽ có một vòng kinh khác nhau. Có người chỉ 22 ngày, có người kéo dài tới 35 ngày, thông thường sẽ là 28 – 32 ngày. Do đó, nhiều chị em thắc mắc cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày hoặc những chu kỳ khác để chủ động hơn trong việc theo dõi.

Kinh nguyệt bình thường là kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 5 ngày, một số người lên tới 7 ngày, Nhưng nếu kéo dài trên 7 ngày thì hiện tượng này gọi là rong kinh.

2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Khái quát về thời điểm rụng trứng

Thông thường, để tính thời điểm rụng trứng, người ta thường dựa vào vòng kinh 28 ngày – vòng kinh phổ biến nhất. Ngày thứ 14 của chu kỳ kinh sẽ là ngày rụng trứng.  Theo đó, thời điểm rụng trứng sẽ là ngày rụng trứng trừ 3 và cộng 3. Tức thời điểm rụng trứng sẽ là ngày thứ 11 – 16, và ngày dễ thụ thai nhất là 13 – 15 của chu kỳ kinh nguyệt.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Đây là chu kỳ kinh nguyệt dễ tính nhất. Ngày rụng trứng sẽ là 30 – 14 = 16. Như vậy, thời điểm dễ thụ thai nhất là ngày 15 – 17 của chu kỳ.

Ví dụ: Ngày kinh đầu tiên là ngày 3/3 thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 18 của chu kỳ, ngày 17 – 19 là thời điểm dễ thụ thai nhất sẽ. Nếu quan hệ trong thời điểm này mà không sử dụng biện pháp ngừa thai, bạn có thể mang thai ngoài ý muốn.

3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cách tính như thế nào

Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, người ta sẽ tính dựa trên cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Những dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt không đều như:

– Máu kinh màu đen sẫm.

– Có kinh nguyệt thưa, ít máu. Kinh nguyệt thưa là kinh nguyệt kéo dài khoảng 36 ngày, ngày kinh chỉ kéo dài 3 ngày hoặc ít hơn, máu kinh dưới 20ml.

– Rong kinh: Là hiện tượng máu kinh ra rất ít và chỉ chỉ ra 1 – 2 ngày trong thời gian giữa 2 chu kỳ kinh.

– Vô kinh: Bao gồm 2 loại: Vô kinh nguyên phát là khi trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh. Những người đã có kinh nhưng 3 – 6 tháng vẫn chưa có trở lại thì gọi là vô kinh thứ phát.

Chu kỳ kinh nguyệt 26 – 30 ngày

Để tính chu kỳ kinh nguyệt không đều, người ta sẽ dựa vào chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất. Cụ thể là:

– Nếu chu kỳ 26 ngày: ngày rụng trứng là ngày thứ 12 và ngày 9 – 14 là thời điểm dễ thụ thai.

– Nếu chu kỳ 30 ngày: ngày thứ 16 là ngày rụng trứng và ngày thứ 13 – 18 là thời điểm dễ thụ thai.

Kết hợp cả hai chu kỳ, thời điểm dễ thụ thai nhất là 12 – 16.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt dưới 22 ngày gọi là chu kỳ ngắn và trên 35 ngày gọi là chu kỳ dài. Nhiều chị em băn khoăn liệu mình có chu kỳ 35 – 40 ngày thì có bình thường không. Cách tốt nhất để giải đáp thắc mắc là chị em nên gặp bác sĩ để có biện pháp tốt nhất và kinh nguyệt về lại trạng thái ổn định.

Để tính chu kỳ kinh nguyệt của vòng kinh 35 – 40 ngày, người ta thường dựa vào cách tính của chu kỳ kinh 26 – 32 ngày. Cũng tương tự như cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, cách tính như sau:

– Nếu chu kỳ kinh là 35 ngày thì ngày 22 của chu kỳ sẽ là ngày rụng trứng và ngày dễ thụ thai là ngày 21 –

Nếu chu kỳ kinh là 40 ngày thì ngày 27 của chu kỳ sẽ là ngày rụng trứng và ngày dễ thụ thai là ngày 26 –

– Như vậy, ngày thứ 21 – 28 là ngày dễ thụ thai.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách tính mang tính tương đối. Nếu chu kỳ kinh nguyệt liên tục không đều, mỗi tháng lại khác nhau thì cách tính như trên không thể đảm bảo tính chính xác cho chị em. Chị em nên tiến hành khám phụ khoa để tìm nguyên nhân và điều hòa kinh nguyệt ổn định trở lại.

4. Những thời điểm bạn nên chú ý trong thời kỳ kinh nguyệt

Nhờ vào cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày cũng như những chu kỳ kinh nguyệt khác, chúng ta có thể dự báo ngày đèn đỏ cũng như thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả. Để làm được, bạn nên chú ý một số thời điểm như sau:

Thời điểm nguy hiểm

Là ngày rụng trứng cộng với 5. Trong thời điểm này, nếu bạn quan hệ không sử dụng biện pháp nào thì 99% bạn sẽ mang thai.

Chẳng hạn như ngày rụng trứng là ngày 10 thì thời điểm nguy hiểm sẽ là 10 + 5 =15 và 10 – 5 = 5. Vì thế, nếu quan hệ trong ngày 5 – 15 của chu kỳ thì bạn có thể mang thai

Thời điểm an toàn tương đối

Bởi tinh trùng có thể sống 3 – 5 ngày trong âm đạo nên nếu quan hệ trong thời điểm này, dù tỷ lệ không cao nhưng bạn vẫn có khả năng mang thai. Thời điểm an toàn tương đối là ngày kinh đầu tiên đến mốc đầu tiên của giai đoạn nguy hiểm.

Chẳng hạn như căn cứ vào cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày thì giai đoạn tương đối sẽ là ngày 1 – 10 của chu kỳ.

Thời điểm an toàn tuyệt đối

Khoảng thời gian từ ngày kết thúc giai đoạn nguy hiểm đến ngày chuẩn bị cho chu kỳ kinh tiếp theo là lúc an toàn tuyệt đối. Bởi thời điểm này trứng đã rụng nhưng lại không thể gặp tinh trùng để thụ tinh bởi nó chỉ có thể sống trong vòng 24 giờ.

Chẳng hạn như với vòng kinh 30 ngày thì thời điểm an toàn tuyệt đối là ngày thứ 20 – 30.

Tuy nhiên, phương pháp tính ngày như thế chỉ có thể hiệu quả 60%, khả năng mang thai vẫn có 40%. Vì vậy, nếu chưa có ý định có con, bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp ngừa thai như dùng bao cao su hay đặt vòng tránh thai. Nguyên nhân khiến bạn vẫn có khả năng có thai là do:

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều.

– Chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống không khoa học, hợp lý cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

– Dù có những cách tính chu kỳ kinh cụ thể như vậy nhưng thực tế chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ luôn dao động một vài ngày.

– Vòng kinh không phóng noãn, noãn rụng bất thường hoặc rụng nhiều noãn một lần nên khả năng có thai vẫn xảy ra.

5. Một số vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt cần biết

Ngoài tìm hiểu về cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, để đảm bảo kinh nguyệt mình luôn ổn định, bạn nên tránh những tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt cũng như những biện pháp để kinh nguyệt luôn ổn định.

Những tác nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

– Những phương pháp tránh thai: thuốc tránh thai, kể cả loại hàng ngày hay khẩn cấp, thậm chí là những phương pháp đặt vòng hay cấy que tránh thai cũng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt như trễ kinh, rong kinh hay có kinh sớm.

– Mang thai: Mang thai khiến phụ nữ ngừng kinh hoàn toàn đến khi sinh con. Vì thế, khi mất kinh, có thể bạn đã mang thai.

– Buồng trứng đa nang: Buồng trứng đa nang làm nội tiết tố thay đổi, quá trình phát triển của trứng cũng bị ảnh hưởng.

– Suy buồng trứng sớm: Đây là hiện tượng buồng trứng mất chức năng ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Chức năng của buồng trứng bị suy giảm làm chị em có chu kỳ kinh không đều hoặc có vài tháng bị mất kinh.

– Viêm vùng chậu: Đây là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ bị nhiễm khuẩn. Viêm vùng chậu thường liên quan đến những căn bệnh lây qua đường tình dục. Kinh nguyệt không đều chính là dấu hiệu của căn bệnh này.

– U xơ tử cung: Khối u xơ tử cung có thể khiến chu kỳ kinh của bạn kéo dài hơn bình thường và ra nhiều máu hơn.

– Cách ăn uống rối loạn: Như chán ăn hay cuồng ăn. Những hiện tượng này cũng tác động đến chu kỳ kinh.

– Một số tác nhân khác: Tuyến giáp có vấn đề, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng, tăng cân bất thường, mắc bệnh phụ khoa, tập thể dục cường độ cao,…

Một số biện pháp để kinh nguyệt ổn định

Để áp dụng thành công cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày cũng như những chu kỳ kinh nguyệt khác, bạn nên đảm bảo kinh nguyệt của mình luôn ổn định bằng những biện pháp như:

– Tập yoga: Yoga là một cách để giảm nồng độ các hormone tác động tiêu cực đến kinh nguyệt đồng thời giảm đau bụng và những cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt.

– Cân nặng vừa phải: Việc giảm cân quá mức, thiếu cân, thừa cân đều ảnh hưởng đến kinh nguyệt, làm kinh không đều hoặc đau bụng kinh nhiều hơn. Do đó, duy trì một cân nặng hợp lý sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.

– Tập thể dục:Tập thể dục có thể hỗ trợ buồng trứng đa nang – một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và những vitamin cần thiết như vitamin D, vitamin B,…

– Ăn dứa: Có thể bạn chưa biết, ăn dứa cũng là một cách để ổn định kinh nguyệt. Trong dứa có chứa bromelain – enzyme có thể giảm đau, chống viêm và điều hòa kinh nguyệt.

Như vậy, bạn đã tìm hiểu cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày. Kinh nguyệt tuy chỉ là hiện tượng bình thường nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người phụ nữ. Đồng thời qua cách tính chu kỳ kinh, bạn có thể chủ động trong cách mang thai hoặc ngừa thai theo ý muốn. Hi vọng rằng qua những chia sẻ trên, chị em phụ nữ sẽ có thêm kiến thức về cơ thể của mình.

Phòng khám bác sĩ Điệp

Hotline: 0335 155 192

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *