Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách với các bước tắm đúng giúp mẹ tự tắm cho bé tại nhà an toàn và những sai lầm khi tắm cho trẻ mẹ nào cũng nên biết để tránh.

Trong 48h sau sinh, để duy trì độ nhờn bảo vệ da thì các mẹ không nên tắm cho trẻ sơ sinh. Trong 1 tuần đầu tiên bé chưa rụng rốn, tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và đã rụng rốn có sự khác biệt. Các mẹ cần lưu ý để biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng.

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào?

Tắm cho trẻ sơ sinh nên tắm vào thời gian lúc có mặt trời ấm áp. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là vào khoảng 10h – 11h sáng hoặc 15 – 16h chiều.

Thời gian tắm cho bé sơ sinh không tắm quá lâu, chỉ 4 – 5 phút tắm cho bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh tắm bao nhiêu lần 1 tuần?

Vì trẻ sơ sinh tương đối sạch sẽ và ít mồ hôi nên cha mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé mỗi ngày.

– Đối với bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi có thể tắm 2 – 3 lần/ tuần

– Đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống chỉ cần tắm 3 lần/ tuần

– Khi lớn hơn, bé biết đi thì có thể tắm mỗi ngày 1 lần.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà

Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn và đã rụng rốn có sự khác nhau. Bố mẹ cần chú ý:

1. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn ngay, thường 1 tuần hoặc hơn 1 tuần sau sinh mới rụng rốn. Nếu các mẹ chưa sẵn sàng tắm cho bé trì hoãn 1 – 2 ngày cũng không phải là vấn đề lớn. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà như sau:

– Chuẩn bị nước tắm: Chuẩn bị chậu nước ấm khoảng 32 độ. Mẹ nên chuẩn bị nước ấm vừa phải, sử dụng nhiệt kế hoặc khuỷu tay hoặc vùng da mỏng nhất của mình để kiểm tra nước, đảm bảo nước không quá nóng, không quá lạnh.

– Chuẩn bị đồ tắm: Khăn xô mềm để tắm cho bé. Khăn tắm to lau người cho bé. Sữa tắm cho bé loại không bị cay mắt. Quần áo cho bé mặc sau khi tắm xong.

– Massage cho bé trước khi tắm: Trước khi tắm mẹ có thể cởi từ từ bớt tã áo cho bé và massage cho bé để bé cảm nhận được sự ấm áp, dễ chịu, không bị hoảng sợ.

– Cách tắm cho bé: Cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn về cơ bản không khác cách tắm cho bé đã rụng rốn. Cụ thể:

Bước 1: Đầu tiên, mẹ bế bé ngồi xổm, tay giữa cổ của bé, dùng khăn sạch hoặc bông ý tế nhúng nước ấm rồi lau mắt cho bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 1

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 2

Tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn chú ý tránh làm ướt rốn, tai, mắt của bé (Ảnh minh họa)

Bước 2: Tiếp đến vớt nước từ từ và gội đầu cho bé, sử dụng dầu gội cho bé. Chú ý không để nước vào mắt, vào tai bé.

Bước 3: Vốc nước lên người bé một cách từ từ để bé quen dần, nếu đột ngột bé sẽ sợ và khóc. Nhẹ nhàng lấy sữa tắm cho bé xoa đều toàn thân bé. Chú ý vị trí cổ, nách, cổ tay, bẹn, cổ chân. Xoa bóp nhẹ và nhanh rồi nhẹ nhàng rưới nước ấm rửa sạch lại. Mẹ cần chú ý tới các vị trí có ngấn, phải rửa sạch để không bị hăm.

Bước 4: Sau khi rửa sạch hết xà bông cho bé thì mẹ dùng khăn tắm mềm bao bọc cơ thể bé và lau khô.

Bước 5: Bôi kem chống hăm và mặc tã cho bé. Sau đó mẹ ôm con vào lòng để con cảm nhận được sự ấm áp.

Lưu ý: Đối với bé sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ không nên thả bé vào chậu nước khi tắm vì sẽ làm ướt rốn của bé.

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn tại nhà

– Chuẩn bị nước tắm: Chuẩn bị nước ấm cho bé. Cách kiểm tra nước ấm cho bé tắm thực hiện như trên.

– Chuẩn bị đồ:

Khăn xô nhỏ, khăn tắm to quấn bé sau khi tắm, sữa tắm cho bé, dầu gội cho bé, quần áo mặc cho bé sau khi tắm.

– Cách tắm cho bé sơ sinh không khóc:

Bước 1: Ôm bé vào lòng và từ từ cởi hết quần áo của bé.

Bước 2: Mẹ ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô, lau mắt cho bé, tiếp đến lau mặt cho bé, lau 2 lỗ tai cho bé. Tiếp tục nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu cho ướt tóc bé, xoa dầu gội. Sau đó dùng khăn sạch gội đầu cho bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 3

Khi tắm cho bé mẹ cần bê của cho bé (Ảnh minh họa)

Bước 3: Từ từ thả bé vào thau tắm, tay vẫn giữa cổ bé. Làm ướt mình bé rồi xoa sữa tắm và tắm cho bé. Chú ý tránh vùng rốn của con.

Bước 4: Nhấc bé lên rồi chuyển sang thau nước ấm sạch khác, rửa lại khắp các bộ phận bé cho sạch hết sữa tắm và cáu bẩn.

Bước 5: Bế bé ra ngoài và quấn khăn tắm cho bé, lau khô người bé.

– Chăm sóc bé sau khi tắm:

Sau khi lau khô người cho bé xong, dùng tăm bông lau khô vành tai, lau khô các vị trí có ngấn, bôi kem chống hăm cho bé.

Dùng nước muối sinh lý rỏ vào mắt, mũi cho bé. Nhỏ vài giọt vào miệng bé rơ lưỡi cho bé.

Tiếp đến dùng nước muối sinh lý và tăm bông vệ sinh rốn cho bé

Cuối cùng mặc lại quần áo cho bé. Sau khi tắm cho bé xong mẹ ôm con vào lòng để con cảm nhận được ấm áp.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

– Thời gian tắm cho bé chỉ nên từ 4 – 5 phút, không quá 10 phút

– Mẹ nên ôm con vào lòng sau khi tắm để bé bớt lạnh và cũng đỡ sợ hãi, không khóc.

– Dù là trẻ đã rụng rốn hay chưa rụng rốn thì sau khi tắm xong cũng cần phải vệ sinh rốn và lau thật sạch nước ở rốn.

– Tắm cho bé sơ sinh không được để nước rây vào tai của bé.

12 sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà cần phải tránh

Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ cần phải tránh những sai lầm sau để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé:

1. Tắm hàng ngày cho trẻ

Trẻ sơ sinh ít mồ hôi, tương đối sạch sẽ nên bố mẹ không nên tắm hàng ngày cho con.

Đối với những ngày thời tiết se lạnh, có thể dùng khăn ấm lau rửa cơ thể bé. Chú ý vệ sinh những khe, nếp gấp của da và bộ phận sinh dục. Với trẻ sơ sinh, bé có thể bị nhiễm lạnh và khô da nếu tắm quá nhiều. Có thể tắm cho trẻ vào mùa hè nhiều hơn mùa đông vì trong điều kiện thời tiết nóng, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều, rất dễ mắc các bệnh về da nếu không được vệ sinh cơ thể cẩn thận.

Ngoài ra, cha mẹ cần lựa chọn sữa tắm có tính kiềm cho trẻ vì sử dụng sữa tắm sẽ khiến độ pH trên da thay đổi, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào trong cơ thể bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 4

Không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

2. Làm ướt rốn của bé

Vì rốn là bộ phận nhạy cảm nhất của bé sơ sinh nên cha mẹ cần phải biết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Thông thường, cuống rốn của trẻ sẽ khô trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có cuống rốn dày có thể mất tới 21 ngày. Trong thời gian bé chưa rụng rốn, cần phải giữ không được để nước dính vào cuống rốn của trẻ, tránh nhiễm trùng. Phải vệ sinh rốn cho bé bằng tăm bông, nước ấm và dung dịch riêng biệt. Lưu ý các thao tác phải làm thật nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh bởi rất dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Để tránh không đụng vào phần cuống rốn của trẻ, phụ huynh có thể áp dụng cách như sau:

– Đặt một chiếc khăn mỏng lên trên để bảo vệ phần bụng bé.

– Chia việc tắm và gội ra làm các giai đoạn.

– Có thể tắm nửa trên cho trẻ trước rồi mới tắm nửa dưới.

– Nếu không may rốn của bé bị dính nước thì phải lau kỹ bằng bông hoặc vải sạch.

3. Tắm cho bé quá lâu

Đây là sai lầm mà nhiều người mắc phải vì muốn con được sạch sẽ. Việc tắm cho bé quá lâu sẽ làm da bị khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Hợp lý nhất là chỉ nên tắm cho bé trong 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.

4. Gội đầu cho trẻ trước tiên

Đây là một thói quen không tốt thường hay thấy ở nhiều bậc cha mẹ. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là sau khi gội đầu phải lau khô ngay, không để nước chảy vào tai trẻ.

5. Nhiệt độ nước tắm không phù hợp

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Sai lầm của nhiều người là chỉ cảm nhận bằng tay nhiệt độ ở bề mặt chậu trong khi nước ở mặt chậu và đáy chậu có nhiệt độ khác nhau.

Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý khi pha nước tắm thì phải đảm bảo nước đủ độ ấm, khoảng 37-38 độ C là phù hợp nhất. Để chính xác nhất thì nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 5

Kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé trước khi tắm (Ảnh minh họa)

6. Kiêng tắm khi trẻ bị sốt

Khi bé sơ sinh bị sốt, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và thường sẽ không gây ra nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, việc tắm cho bé khi sốt cần phải đảm bảo một số điều như sau:

– Tắm trong phòng phải kín gió.

– Pha nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 2 độ C. Nếu nước quá lạnh thì có thể gây sốc nhiệt cho trẻ.

– Nên tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút rồi lau khô người trẻ, mặc quần áo thông thoáng.

7. Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh

Cha mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái thì không được đưa sát tay để rửa vào bên trong và chỉ dùng nước thông thưởng, tuyệt đối không sử dụng xà phòng và các loại dung dịch tẩy rửa khác. Còn với bé trai thì không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật.

8. Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi trẻ tắm

Đồ dùng để tắm cho bé không đơn giản như đối với người lớn. Thế nên trước khi tắm cho bé, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết như: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân, những dụng cụ vệ sinh…

9. Tắm cho bé ở nơi thoáng gió

Cha mẹ phải hết sức cẩn thận tránh điều này vì khi tắm ở nơi thoáng gió, trẻ có thể bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.

10. Thời gian tắm quá muộn

Rất nhiều người nghĩ rằng việc tắm cho con sau 16 giờ chiều ngay cả khi trời lạnh sẽ làm bé được sạch sẽ nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ là từ 14 giờ đến trước 16 giờ mỗi ngày.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và 12 sai lầm cần tránh - 6

Không tắm cho bé quá muộn (Ảnh minh họa)

11. Sử dụng tăm bông của người lớn cho bé

Khi tắm xong, để thấm nước và vệ sinh tai cho trẻ thì cha mẹ có thể dùng tăm bông. Tuy nhiên tuyệt đối không được sử dụng loại của người lớn mà phải dùng loại nhỏ cho bé sơ sinh.

12. Cho bé ăn ngay sau khi tắm

Sau khi tắm, vì các mạch máu ngoại biên sẽ giãn ra nên việc cung cấp máu trong cơ thể của trẻ bị giảm. Lúc này, nếu cho bé ăn ngay, máu được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức làm nhiệt độ trong cơ thể giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Vì thế phụ huynh không nên cho trẻ ăn ngay sau khi tắm mà có thể cho con uống một chút nước ấm.

Trên đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà và những sai lầm phổ biến mà bố mẹ thường gặp phải khi tắm cho con. Việc tránh những sai lầm nêu trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách tắm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý, khoa học và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

3.5/5

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-tam-cho-tre-so-sinh-12-sai-lam-can-phai-tranh-c32a73431…Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-tam-cho-tre-so-sinh-12-sai-lam-can-phai-tranh-c32a734310.html

Cách tắm cho trẻ sơ sinh cơ bản bậc cha mẹ cần biếtCách tắm cho trẻ sơ sinh cơ bản bậc cha mẹ cần biết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh như nào để cho làn da của trẻ được sạch và không bị nhiễm trùng rốn cần phải tuân thủ đầy đủ các bước từ bước chuẩn bị cho…

Bấm xem >>

Hạ Mây (Gia đình & Xã hội)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *