Hiện tượng làm giả giấy phép lái xe (GPLX) ngày một trở nên phổ biến và tinh vi khiến người sử dụng khó có thể phân biệt được thật giả? Để bảo vệ cho quyền lợi, sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh, chúng ta cần biết cách phân biệt GPLX thật hay giả.
Chuyển nhà Thành Hưng xin được giới thiệu đến bạn một số cách nhận biết GPLX thật hay giả nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Giấy phép lái xe là gì? Thực trạng làm giả GPLX.
Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi là bằng lái là một loại chứng chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân nào đó cho phép họ được điều khiển, vận hành các loại phương tiện (xe máy, ô tô, xe tải, xe bus, …) tham gia giao thông. GPLX có nhiều hạng bằng như A1, A2, B1, B2, … tùy thuộc vào yêu cầu về điều khiển, vận hành từng loại xe khi tham gia giao thông mà các cá nhân phải vượt qua các kì thi cấp bằng để nhận được hạnh bằng tương ứng.
Với việc luật an toàn giao thông được sửa đổi và bổ sung, thắt chặt các hình phạt khiến việc làm giả GPLX ngày một nhiều hơn và tinh vi hơn. Nhiều cá nhân chưa có GPLX chấp nhận bỏ tiền để mua GPLX giả từ các tổ chức để đối phó với các lực lượng chức năng thay vì đi học, đi thi lấy bằng lái. Thậm chí nhiều người chịu bỏ thời gian, công sức, tiền bạc đi học, đi thi lấy bằng lái mà vẫn nhận về GPLX giả do tham gia học và thi bằng lái tại những cơ sở, tổ chức lừa đảo. Rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc GPLX giả tràn lan trên thị trường.
Việc sử dụng GPLX giả mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Thứ nhất khi sử dụng GPLX giả bị lực lực chức năng bắt được thì các cá nhân sẽ phải chịu các mức phạt theo quy định. Thứ hai, khi các cá nhân dùng tiền mua GPLX giả tất nhiên sẽ không có những kiến thức cơ bản cần thiết về luật an toàn giao thông sẽ dễ gây nên tai nạn giao thông nguy hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân đó và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.
Theo các thống kê của chính phủ nước ta, của các nước trên thế giới, thiệt hại về người về của do tai nạn giao thông là một con số khổng lồ. Việc chấp hành đúng luật giao thông mà nhà nước đề ra chính là cách để bảo vệ sức khỏe tài sản tính mạng của chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy việc sử dụng GPLX giả hay bao che cho các tổ chức làm giả GPLX thực sự là một việc làm hoàn toàn sai trái.
II. Cách phân biệt, nhận biết GPLX giả hay thật
1. Nhận biết bằng mắt thường
Để có thể nhận biết GPLX thật giả bằng mắt thường thì trước hết bạn cần nắm vững các đặc điểm của GPLX thật và giả để so sánh đối chiếu. GPLX thật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phát có các đặc điểm như sau:
-
GPLX mới làm bằng PET, kích thước 85
53 (mm), có hoa văn màu vàng rơm.
-
Các nội dung in trên GPLX : họ và tên, nơi cư trú, ngày sinh, … đều được in bằng tiếng anh và tiếng việt theo đúng quy tắc (giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân, cách tháng sinh phải 2 chữ số, …)
-
Góc phía dưới bên phải của ảnh có tem dán hình tròn được scan, khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy được cụm
đường bộ Việt Nam
lấp lánh trên tem.
-
Số thứ tư và số thứ năm của số GPLX trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển GPLX. Vd như năm trúng tuyển của bạn là 19
88
thì số GPLX của bạn sẽ là 010
88
235689.
2. Điểm khác biệt thường thấy giữa GPLX thật và GPLX giả.
-
Màu của GPLX giả có màu vàng sẫm hơn GPLX thật
-
Các nội dung trên GPLX giả thường không được in đúng quy cách
-
Tem dán hình tròn ở góc phía dưới bên phải của ảnh của GPLX giả khi nhìn nghiêng sẽ không thấy cụm
đường bộ Việt Nam
lấp lánh trên tem.
-
Lưu ý số thứ tư và thứ năm của số GPLX có trùng với năm trúng tuyển hay không.
Cách nhận biết bằng mắt thường này chỉ áp dụng với GPLX loại được làm bằng PET và đây là phương pháp kiểm tra có độ tin cậy tương đối, không cao.
3. Kiểm tra qua hệ thống mạng internet
Các bước kiểm tra như sau:
B1. Truy cập vào trang https://gplx.gov.vn/default.aspx
Ở phần góc trên bên phải, có mục “Tra cứu GPLX” giống ảnh minh họa
B2: Điền các thông tin yêu cầu ở phía trên bên phải của trang: loại GPLX, số GPLX, ngày tháng năm sinh
Trong đó:
Loại GPLX: Chọn loại Giấy phép lái xe mà bạn đang sở hữu. Hiện nay có 3 loại như sau:
- GPLX Pet (có thời hạn): Tra cứu giấy phép lái xe ô tô, tra cứu giấy phép lái xe B2, B1, A4, tra cứu giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
- GPLX Pet (không thời hạn): Tra cứu giấy phép lái xe A1, A2, A3. Có thời hạn hay không thời hạn được ghi chú ngay bên dưới hình của bạn.
- GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Loại này được cấp từ trước tháng 7 năm 2013, được làm từ giấy bìa và ép nhựa bên ngoài. Hiện nay ít người sử dụng.
Số GPLX: Bạn nhập số GPLX đã cấp của mình vào ô này.
Đối với GPLX cũ, bạn nhập dãy màu đỏ dưới chữ GIẤY PHÉP LÁI XE. Bao gồm chữ và số lưu ý phải điền chữ phải viết in hoa và liền mạch với số.
Đối với GPLX PET, bạn ghi dãy số màu đỏ hiển thị ở dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE.
Ngày/tháng/năm sinh:
-
Nếu là GPLX xe cũ, bạn chỉ cần nhập vào năm sinh là được. Ví dụ 1995, 1996,…
-
Nếu là giấy phép lái xe PET, bạn nhập thời gian sinh của mình theo cú pháp yyyymmdd (có nghĩa là năm, tháng, ngày viết liền). Ví dụ, bạn sinh ngày 10 tháng 02 năm 1990 thì điền vào ô dãy số 19900210
B3: Click vào “tra cứu” và nhận kết quả
Nếu kết quả tra cứu có thông tin trùng với thông tin trên GPLX bạn cần xác minh thì đó là GPLX thật còn ngược lại thì đó là GPLX giả.
4. Kiểm tra qua hệ thống tin nhắn
Với cách này bạn chỉ cần soạn tin theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936.083 578. Hệ thống sẽ lập tức gửi đến bạn các thông tin liên quan đến GPLX: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có).
Như vậy,Thành Hưng đã giới thiệu đến quý vị các cách nhận biết, kiểm tra GPLX thật hay giả. Hy vọng rằng bạn có thể dễ dàng kiểm tra, nhận biết được GPLX của mình là thật hay không. Hãy nhớ tuyệt đối tuân thủ luật pháp, không sử dụng GPLX giả, thông báo với cơ quan chức năng nếu bạn phát hiện ra cơ sở, tổ chức làm giả GPLX.
Trân trọng!
➡️Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe cắt nóc tại Thành Hưng