Cách nhận biết bằng lái xe giả và thật như thế nào? Mức xử phạt cho hành vi sử dụng bằng lái xe giả ra sao? Đây là những câu hỏi thường gặp của những ai tham gia giao thông. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thêm về câu trả lời trong bài viết này nhé!
Thực trạng bằng lái xe giả hiện nay
Thời gian qua, tình trạng mua bán, sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp khá nhiều. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến xã hội nên cần lên án và có giải pháp xử lý tận gốc vấn nạn mua bán, sử dụng giấy phép lái xe giả mạo.
Có một vấn đề đáng kinh ngạc ở đây là khi chỉ cần 0,3 giây đã có tới 966.000 kết quả liên kết, chào mời các địa chỉ, dịch vụ cung cấp giấy phép lái xe ô tô, xe máy kiểu “mì ăn liền”, “bao trọn gói”, “Đảm bảo giống thật”… khi từ khóa “làm bằng lái xe giả” được gõ trên công cụ tìm kiếm Google. Qua đó, nổi lên một sự thật đáng lo ngại về vấn đề an toàn giao thông hiện nay.
Theo Vnexpress, qua nhiều đợt kiểm tra đổi giấy phép lái xe sang loại mới, Tổng cục Đường bộ đã phát hiện và thu giữ hơn 3.500 giấy phép lái xe giả trên cả nước. Đó chỉ là con số khi người dân liều lĩnh mang giấy phép lái xe giả đến cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe. Như vậy số thực cao hơn gấp nhiều lần.
Người mua, sử dụng bằng lái xe giả có nhiều lý do khác nhau, đa số chưa học lái xe tại các trung tâm đào tạo đủ điều kiện, hoặc đã học nhưng thi trượt nên không đủ điều kiện tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, chi phí cũng để sở hữu giấy phép lái xe hạng B2 do cơ quan có thẩm quyền cấp, người ta phải đi học và thi sát hạch với chi phí trên 10 triệu VNĐ, trong khi mua giấy phép lái xe chỉ mất từ 2-4 triệu VNĐ.
Ngoài ra, nếu tham gia học và thi lấy bằng, học viên sẽ mất ít nhất 3 tháng, khi mua bằng giả chỉ mất 1 ngày. Một lý do nữa là theo quy định, người tham gia học lái xe phải có đủ các điều kiện về sức khỏe và độ tuổi, khi mua giấy phép lái xe thì không cần.
Chính vì những yếu tố trên mà thay vì tham gia một khóa đào tạo lái xe, nhiều người đã liều lĩnh mua bằng giả và qua mặt lực lượng khi tham gia giao thông.
Vậy, có cách nhận biết bằng lái xe giả được không? Hãy theo dõi các phần tiếp theo để biết câu trả lời.
Trung tá Nguyễn Hữu Kiên, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự huyện Mỹ Đức chia sẻ, sử dụng bằng lái xe giả cũng giống như không có bằng lái, do người điều khiển phương tiện chưa qua sát hạch. Việc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền tùy theo loại xe sử dụng.
Trường hợp tài xế cố tình sử dụng bằng lái xe giả để qua mặt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 BLHS 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 07 năm.
>>>Xem thêm: Bằng lái xe Container và tất tần tật thông tin cần biết
Đặc điểm của bằng lái xe thật, giả
Để biết cách nhận biết bằng lái xe giả, bạn cần nắm được sự khác nhau giữa bằng giả và bằng thật.
Bằng lái xe thật
- Giấy phép lái xe mới được làm từ vật liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm.
- Có các nội dung như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. được in bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ mới Hologram (3D cho màu tím phát sáng) và công nghệ IPI (để mã hóa).
- Ở góc dưới bên phải khi nhìn nghiêng sẽ thấy trên tem lấp lánh dòng chữ “Đường Bộ Việt Nam”, nếu GPLX không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp thì sẽ không nhìn thấy được.
Bằng lái xe giả
- Bằng lái xe giả có màu vàng đậm hơn bằng thật, hoa văn giống bằng thật.
- Giấy phép lái xe giả có các vị trí phản quang không giống bằng lái xe thật.
- Trên giấy phép lái xe giả, một số nội dung thông tin không đúng quy định như: tháng sinh phải có 2 chữ số, giữa tháng và năm của giấy phép lái xe phải có dấu cách,….
Cách nhận biết bằng lái xe giả thật
Dưới đây là 3 cách nhận biết giấy phép lái xe giả phổ biến nhất hiện nay:
Kiểm tra bằng mắt thường
Cách nhận biết bằng lái xe giả này được thực hiện như sau:
- Một, miếng dán hình tròn góc dưới bên phải ảnh scan giấy phép lái xe, khi nhìn nghiêng sẽ thấy trên tem lấp lánh dòng chữ “Đường Bộ Việt Nam” thì đó là GPLX thật do cơ quan có thẩm quyền cấp, nếu không tìm thấy, rằng bằng lái đó có thể là giả.
- Hai, số thứ 4 và thứ năm trên GPLX thật sẽ trùng với hai số cuối của năm trúng tuyển. Ví dụ, nếu bạn trúng tuyển năm 1998, số giấy phép của bạn sẽ là 01098234556. Nếu không có thì không phải là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lưu ý: Cách nhận biết bằng lái xe giả dễ dàng này chỉ áp dụng cho giấy phép PET. Ngoài ra, đây chỉ là phương pháp kiểm tra trực quan, không thức sự chắc chắn và chính xác.
>>>Xem thêm: Bằng E lái xe gì? Tất tần tật về bằng lái xe hạng E bạn nên biết
Kiểm tra qua hệ thống tin nhắn
Cách nhận biết bằng lái xe giả như sau, soạn tin nhắn theo cú pháp: TC [Số GPLX][Số Seri], gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936 083 578. Lưu ý, cách kiểm tra bằng lái xe giả hay thật này chỉ dành cho giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET.
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về giấy phép lái xe cần tra cứu về điện thoại của bạn, bao gồm:
- Hạng bằng lái,
- Số hiệu,
- Ngày hết hạn,
- Lỗi phạm vi giao thông (nếu có).
Kiểm tra qua internet
Cách nhận biết bằng lái xe giả này được thực hiện như sau: Bạn có thể vào trang web của Sở Giao thông vận tải Hà Nội hoặc Tổng cục Đường bộ (tùy theo nơi cấp giấy phép lái xe của bạn), sau đó gõ mã số giấy phép và tra cứu.
Nếu kết quả tra cứu dữ liệu trùng lặp với thông tin trên giấy phép lái xe cần xác minh thì đó là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, ngược lại nếu kết quả tra cứu không có kết quả hoặc không khớp với dữ liệu trên giấy phép lái xe được đã xác minh thì đó không phải là bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp (bằng giả).
Mức phạt cho việc sử dụng bằng lái xe giả năm 2022
Sau khi đã biết cách nhận biết bằng lái xe giả, bạn cần nắm rõ mức xử phạt cho hành vi sử dụng bằng lái xe giả để không vi phạm.
Theo điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016 quy định xử lý vi phạm về điều kiện người điều khiển xe cơ giới phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ và bị tịch thu giấy phép lái xe khi điều khiển ô tô mô hình có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, ô tô con, máy kéo và các loại ô tô khác trong các hoạt động sau:
- Có GPLX còn hiệu lực nhưng không phù hợp để điều khiển xe hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên.
- Nếu không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép bị tẩy xóa.
- Có giấy phép lái xe quốc tế do nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
Vì vậy, người dân khi có nhu cầu cấp giấy phép lái xe nên đến các cơ sở chính quy để học và thi, bởi đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tất cả mọi người.
Trên đây là một số thông tin về cách nhận biết bằng lái xe giả hay thật. Hy vọng rằng, bạn đã nắm rõ được những kiến thức về giấy phép lái xe qua bài viết này. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm mua hoặc bán ô tô thì hãy truy cập ngay website muaban.net!
>>>Xem thêm: