Cách làm
Sau khi ráo nước, thái thịt thành từng khúc với kích cỡ tùy thích nhưng không nên nhỏ quá sẽ dễ bị nát trong quá trình kho. Thường thì khi nấu thịt kho tàu, người ta hay thái to bản, bề ngang tầm 2 đốt ngón tay còn độ dày khoảng 1 đốt ngón tay.
Theo kinh nghiệm của Cookbeo, việc chần qua giúp miếng thịt dễ thái hơn. Tuy nhiên, để thịt sống thì khi ướp sẽ thấm vị hơn.
Thịt mua về ngâm trong nước muối pha loãng tầm 10 phút để làm sạch và khử mùi, sau đó vớt ra rửa sạch để ráo. Hoặc bạn cũng có thể chần qua thịt, rửa lại rồi để ráo nước.
Cho hỗn hợp trên ướp cùng với thịt và thêm vào đó 1 thìa cà phê hạt tiêu, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột ngọt. Một mẹo nhỏ giúp cho miếng thịt kho thơm và trong đó là bạn vắt thêm 1 nửa quả chanh vào tô ướp cùng thịt. Trộn đều và để thịt thấm gia vị ít nhất trong 30 phút.
Hành và tỏi bóc vỏ, ớt cắt làm đôi, cho tất cả vào cối. Cho vào cối 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường rồi giã nhuyễn.
Trong lúc đợi thịt ngấm gia vị, cho trứng vào nồi luộc. Để trứng đậm và dễ bóc, cho vào nồi luộc 1 ít muối hạt. Để nhiệt độ bếp ở mức vừa phải, không nên quá lớn trứng dễ bị vỡ vỏ. Sau khi nước sôi, hạ bớt nhiệt độ xuống, để sôi liu riu trong 7-8 phút là trứng chín tới.
Cách nấu thịt kho tàu
Bước 1: Thắng nước màu
Cho 1 thìa canh dầu ăn và 1 thìa canh đường vào nồi, bật bếp ở nhiệt độ vừa đủ nóng để đường tan chảy.
Thắng đến khi nước đường chuyển sang màu nâu cánh gián thì tắt bếp, cho 1 thìa canh nước đun sôi vào, hòa đều. Mục đích của việc thắng nước đường nhằm tạo màu cho món thịt kho tàu và giúp thịt thơm đậm hơn.
Bước 2: Xào thịt
Bật lại bếp, cho thịt vào, tăng nhiệt độ, đảo đều tay để thịt săn lại. Sau tầm 2-3 phút, khi miếng thịt đã săn lại và chín tới thì cho nước dừa vào.
Bước 3: Kho thịt lần 1
Khi nước kho thịt bùng sôi trở lại sau khi cho nước dừa, bạn hạ nhiệt độ xuống, để kho liu riu trong tầm 30 phút. Không đậy nắp nồi để thịt được trong, không bị đục.
Bước 4: Kho thịt lần 2
Sau 30 phút, khi nước dừa sền sệt lại, lúc này chế thêm nước lọc vào để nấu lần 2. Lượng nước thêm vào xâm xấp mặt thịt. Tiếp tục kho thịt ở lửa nhỏ tầm 45 phút. Lần này bạn điều chỉnh lửa nhỏ hơn so với lần kho đầu để thịt mềm mà nước kho không bị cạn quá.
Chế thêm nước dừa
Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao không cho cả nước dừa và nước lọc vào cùng để thịt ngập trong nước và kho 1 lần. Sở dĩ chia ra làm 2 lần chêm nước vì lần 1, nước dừa sẽ thấm vào thịt, giúp miếng thịt có độ ngọt thơm vừa đủ và có màu nâu vàng. Tuy nhiên nếu cho nước dừa quá nhiều miếng thịt thường hay bị ngọt khé, mất đi độ ngọt vốn có và nếu kho lâu, thịt hay bị quá màu, sẽ chuyển sang màu nâu đậm.
Trong khi đó, khi chêm nước lọc vào sau sẽ giúp bạn dễ điều chỉnh vị đậm nhạt hợp với khẩu vị, đồng thời thịt vừa mềm, trong và có màu sắc đẹp mắt. Đây chính là kinh nghiệm mà Cookbeo rút ra được sau nhiều lần làm thịt kho tàu nên muốn chia sẻ cùng với các bạn.
Bước 5: Hoàn thành
Sau 45 phút kho lần 2, thịt lúc này đã chín mềm, bạn cho trứng vào và kho thêm tầm 10 phút nữa. Trước khi cho trứng, bạn dùng que tăm chọc 1 vài lỗ trên bề mặt để trứng thấm gia vị. Cho trứng vào sau để trứng không bị chai cứng do kho quá lâu và đặc biệt, màu trứng không bị sẫm màu quá.
Nồi thịt kho tàu khi cạn nước
Nếu thích miếng thịt có màu nâu đậm thì sau khi cho trứng vào kho được 10 phút, bạn chắt gần hết phần nước kho và trứng cho ra ngoài 1 tô riêng. Phần thịt còn lại bạn đảo đều ở nhiệt độ lớn 1 chút. Miếng thịt sẽ có màu nâu đậm như ý.