Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm ngon đậm đà cho ngày hè oi nóng

Lẩu cua đồng sẽ là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng cho những bữa cơm gia đình. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ chia sẻ tới bạn cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm thơm ngon và bổ dưỡng nhất. Hãy cùng vào bếp ngay nhé. 

I. Giới thiệu món lẩu cua đồng thập cẩm

Cua đồng là loài cua nước ngọt, thường sống nơi đồng ruộng, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi. Những món ăn chế biến từ cua đồng chủ yếu là dùng nhiều với nước như các món canh, bún nước hay lẩu… Hầu hết đều kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè nóng nực cần giải nhiệt.

Lẩu cua đồng thập cẩm là món ăn đặc sắc với nhiều nguyên liệu từ thịt bò, sườn non, đậu phụ, trứng với rau hay bún ăn kèm. Trong đó, cái hương vị chủ đạo là nước dùng từ thịt và gạch cua đồng ngọt lạnh, có chút tanh tanh mặn mặn hương đất.

Lẩu cua đồng thực sự là món ăn dân dã, không cầu kỳ, nên thưởng thức vào dịp cuối tuần chốn thôn quê vào những ngày nắng nóng.

cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm

Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm

Lẩu cua đồng thập cẩm là món ăn đậm đà từ gạch cua, ngọt vị với đa dạng nguyên liệu từ hải sản đến thịt, trứng, ăn kèm với rau sống và bún, mì gói.

In công thức

Đăng lên Pinterest

CHUẨN BỊ

30

mins

NẤU

55

mins

Thời gian chờ

10

mins

TỔNG THỜI GIAN

1

hr

45

mins

Bữa ăn

Bữa chính

Đặc sản

Vietnam

Khẩu phần

5

người

Dụng cụ

  • 1 bếp ăn lẩu là bếp gas mini hoặc bếp từ, bếp hồng ngoại

  • 1 nồi lẩu (nên là loại 2 ngăn)

  • Kẹp gắp, rây lọc, muôi nấu canh…

  • Bát nhỏ đựng nước chấm

  • Bát cạn để ăn

  • Thìa và đũa

nguyên liệu

  

  • 800

    gam

    cua đồng

  • 500

    gam

    thịt thăn bò

  • 1

    kg

    xương sườn

  • 5

    bìa

    đậu

    đậu rán sẵn càng tốt

  • 1

    kg

    bún tươi

    hoặc 5 gói mì tôm

  • 5

    quả

    cà chua

  • 200

    gam

    nấm kim châm

  • 5

    củ

    hành

    cả hành lá và hành khô

  • 1

    kg

    rau nhúng lẩu

    rau muống, rau chuối, mồng tơi, giá…

  • gia vị nấu ăn

    muối, đường, mắm tôm, giấm, hạt nêm…

  • 5

    quả

    trứng vịt lộn

    tùy chọn thêm vào

hướng dẫn

 

  • Sơ chế cua đồng

  • Ninh nước dùng từ cua đã lọc

  • Thêm sườn non vào nước dùng

  • Sơ chế đậu phụ, thịt bò để chuẩn bị khi ăn lẩu

  • Sơ chế nấm hương

  • Nhặt, rửa sạch các loại rau ăn kèm và hành lá, cà chua

  • Chưng gạch cua

  • Cho nước dùng cua đồng ra nồi nhỏ đặt lên bếp ăn lẩu

Keyword

lẩu cua đồng thập cẩm

II. Các bước nấu lẩu cua đồng thập cẩm

Lẩu cua đồng là món ăn hợp khẩu vị của rất nhiều người. Có nhiều cách nấu lẩu cua đồng khác nhau, mỗi cách lại có những nguyên liệu cũng như cách thực hiện riêng. Nhưng tựu chung lại thì hầu hết các cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm không hề khó, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ gợi ý đến bạn cách nấu đơn giản nhất. 

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị 

Cua đồng bạn có thể mua xay sẵn. Khi mua cua, bạn nên chọn những con cua nhỏ, như vậy khi ăn sẽ ngọt thanh hơn với những con cua to. 

  • Thịt thăn bò
  • Xương sườn
  • Đậu non
  • Cà chua 
  • Nấm kim châm, hành lá
  • Các loại rau ăn kèm, tùy theo khẩu vị của gia đình
  • Gia vị nấu ăn: Mắm, muối, dầu ăn… 

2. Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm đơn giản

Bước 1: Sơ chế cua đồng

Đây là bước quan trọng, quyết định món lẩu cua đồng thập cẩm của bạn có thành công hay không.  

Sơ chế cua đồngSơ chế cua đồng

Như đã chia sẻ ở trên, bạn nên tìm mua cua đồng xay sẵn. Nếu bạn mua cua đồng nguyên con thì nên nhờ rửa sạch, xay giùm để quá trình nấu ăn được nhanh hơn. 

Sau đó, bạn sử dụng một miếng vải sạch để lọc đi phần thịt của cua đã xay với khoảng từ 1 tới 1.5 lít nước. 

Bước 2: Ninh nước dùng từ cua đã lọc

Khi cua đã được lọc xong bạn cho vào một nồi lớn để đun sôi. Sau khi nước sôi bạn sẽ lấy phần thịt cua nổi lên trên mặt nước. Bát đựng thịt cua này bạn để riêng. Phần nước còn lại trong nồi bạn sẽ nấu thêm khoảng 5 phút nữa. 

Ninh nước dùng cuaNinh nước dùng cua

Bước 3: Thêm sườn non vào nước dùng

  • Sườn non sau khi đã rửa sạch rồi cho vào nồi lẩu để lấy nước, bạn sẽ ninh trong khoảng từ 30 tới 45 phút.

Bướ 4: Sơ chế đậu phụ, thịt bò để chuẩn bị khi ăn lẩu

  • Trong khoảng thời gian chờ nước sôi bạn sẽ cắt đậu phụ thành những miếng vuông vắn vừa ăn. Để khi ăn được thơm ngon hơn bạn có thể chiên vàng lên. 
  • Thịt bò thăn bạn thái mỏng, ướp thêm một chút gừng cùng một chút gia vị.

Bước 5: Sơ chế nấm hương

  • Ngâm nấm hương cùng với nhặt rau
  • Bạn mang nấm hương đi ngâm để cho nấm hương nở ra. Chú ý nước ngâm nấm hương cần phải là nước nóng. 

Bước 6: Nhặt, rửa sạch các loại rau ăn kèm và hành lá, cà chua

  • Bạn nhặt sạch hết các loại rau mua về và mang đi rửa sạch cho ráo nước. 
  • Cà chua thái thành hình múi cau
  • Hành lá rửa sạch và thái nhỏ

Nhặt và rửa sạch Các loại rau ăn kèmCác loại rau ăn kèm

Bước 7: Chưng gạch cua

Tiếp theo bạn sẽ thực hiện chưng gạch cua. Bạn bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào. Sau đó khi dầu ăn nóng, bạn cho hành cùng với cà chua và gạch cua vào đảo đều. Xào cho đến khi gạch cua tan hết và có màu vàng tươi. Bạn tiếp tục cho chỗ hành lá thái nhỏ vào, đảo chung khoảng 1 tới 2 phút thì tắt bếp. 

Bước 8: Cho nước dùng ra nồi nhỏ

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trong cách nấu lẩu cua đồng ở trên, bạn múc nước cua đã ninh cùng với xương ra một nồi nhỏ. Tiếp đó bạn cho đậu non cùng với nấm, gạch cua, cà chua, hành lá và thịt bò vào. Đặt nồi lên bếp ăn lẩu, chờ nước lẩu sôi là đã có thể thưởng thức. 

Sẵn sàng thưởng thức nồi lẩu của đồng với nõn chuối non, rau muống...Sẵn sàng thưởng thức nồi lẩu của đồng với nõn chuối non, rau muống…

III. Giá trị dinh dưỡng của lẩu cua đồng thập cẩm

Không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà lẩu cua đồng thập cẩm còn là món ăn có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Những món ăn từ cua đồng sẽ có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác ăn uống, tốt cho hệ tiêu hóa. 

Lẩu cua đồng có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏeLẩu cua đồng có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Cũng chính bởi vậy, trong y học cổ truyền đã sử dụng cua để chữa ý huyết khi bị chấn thương. Còn trong y học hiện đại, cua được xác nhận là có chứa thành phần calcium Phosphate, rất tốt với trẻ em bị còi xương và người bị loãng xương. 

Bên cạnh giá trị về mặt dinh dưỡng, cua đồng còn được người dân gọi với cái tên dân gian là điền giải. Theo như Đông y thì cua có tính mặn, tanh, lạnh nên sẽ giúp tán huyết, điều trị xương khớp, bồi bổ cho gân cốt. 

Trên đây là những chia sẻ của Nấu Ăn Mỗi Ngày về cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm hấp dẫn. Rất mong rằng, chia sẻ này của Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ thành công thức nấu ăn hoàn hảo cho bữa cơm gia đình bạn. Chúc bạn thành công.

5/5 – (1 vote)

Continue Reading

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *