Cách mở tài khoản chứng khoán và những lưu ý quan trọng cần biết

Mở tài khoản chứng khoán – Nếu bạn muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng không biết bắt đầu như thế nào cho đúng? Đừng lo lắng nhé, bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp cách mở tài khoản giao dịch chứng khoán như thế nào và những lưu ý nhà đầu tư cần biết là gì? Cùng theo dõi nhé!

1. Tài khoản chứng khoán là gì?

Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của thị trường chứng khoán, dù chỉ mới “chập chững” hoạt động từ năm 2000 nhưng đến nay tại Việt Nam đã có khoảng 70 công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường. Với những ưu điểm về thời gian đầu tư linh động và lợi nhuận, thị trường chứng khoán nổi lên thu hút các nhà đầu tư mới (nhà đầu tư F0).

Để có thể mua bán giao dịch các loại chứng khoán, các nhà đầu tư phải có tài khoản tại công ty chứng khoán. Vì thế, tại các công ty chứng khoán các bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ hướng dẫn thủ tục đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán theo quy định của công ty. 

Một nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản, tuy nhiên ở mỗi công ty chứng khoán các bạn chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch.  

Tài khoản chứng khoán là gì?

2. Cách mở tài khoản chứng khoán

Các công ty chứng khoán có thể tư vấn mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho các bạn dưới hai hình thức là mở tài khoản online và mở tài khoản tại quầy giao dịch.

Mở tài khoản chứng khoán online

Các bạn không cần thiết phải trực tiếp đến công ty chứng khoán mà có thể mở tài khoản chứng khoán ở bất cứ đâu nếu bạn là người “sành sỏi” về công nghệ. Hiện nay hầu như tất cả các công ty chứng khoán đều trang bị hệ thống cho các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán online.

Tuỳ vào từng công ty chứng khoán bạn lựa chọn mà bạn tải ứng dụng hay truy cập vào website của công ty đó để mở tài khoản. Các bạn cần trang bị cho mình điện thoại di động để nhận mã OTP và căn cước công dân (hoặc chứng minh nhân dân). 

Ngoài ra, có 1 số công ty chứng khoán xác định danh tính khách hàng online bằng cách thông qua camera điện thoại hoặc máy tính mà nhận diện khách hàng.

Để tạo thành công tài khoản chứng khoán, các bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân cơ bản như: số điện thoại, họ tên, địa chỉ hay email,… Bên cạnh đó, các bạn cần cung cấp số tài khoản ngân hàng của mình để có thể làm các thao tác chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán khi muốn nạp hay rút tiền.

Sau những bước trên, bạn đã thành công trong việc mở tài khoản chứng khoán.

Trong một số trường hợp công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn:

  • Sau đó công ty chứng khoán sẽ gửi email cho bạn để yêu cầu hoàn tất hồ sơ để có thể cập nhật trọn vẹn các tính năng cho tài khoản. Hồ sơ đầy đủ cần chuẩn bị bao gồm: một bản photo chứng minh nhân dân (căn cước công dân), cùng với bản cứng sử dụng dịch vụ giao dịch chứng khoán và đăng ký mở tài khoản đã ký tên đầy đủ. 
  • Sau đó, bạn gửi cho nhân viên môi giới, đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán bằng cách qua đường bưu điện hay gửi trực tiếp chi nhánh.
  • Kể từ thời gian mở tài khoản chứng khoán online thành công, bạn sẽ được yêu cầu là phải hoàn thiện hồ sơ trong thời gian nhất định (tùy theo từng công ty). Nếu bạn chưa kịp hoàn thiện hồ sơ trong khoản thời gian này, công ty chứng khoán có quyền chặn các chức năng hay gián đoạn giao dịch trên hệ thống đối với tài khoản của bạn.

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại quầy giao dịch

Để tạo tài khoản chứng khoán 1 cách dễ dàng, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh và phòng giao dịch của công ty chứng khoán gần bạn nhất. Tại mỗi công ty chứng khoán sẽ có những yêu cầu và quy định về giấy tờ đối với khách hàng khi mở tài khoản khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường các nhà đầu tư mới (F0) khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực.

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại quầy giao dịch

3. Đăng ký tài khoản chứng khoán cần bao nhiêu tiền?

Đọc đến đây, ắt hẳn sẽ có vài bạn đặt ra câu hỏi rằng: “Đăng ký tài khoản chứng khoán cần bao nhiêu tiền?” Câu trả lời là hoàn toàn miễn phí, hiện nay tại những công ty chứng khoán đều hỗ trợ mở tài khoản trực tiếp hoặc online miễn phí chỉ với những thao tác đơn giản.

Tuy nhiên, trong giao dịch đầu tư sẽ tốn rất nhiều loại thuế và phí dành cho công ty chứng khoán cũng như sở giao dịch chứng khoán.

Các bạn chỉ cần liên hệ với công ty hay nhấn vào link đăng ký online thì sẽ được bộ phận môi giới hướng dẫn tận tình từng bước để tạo cho mình một tài khoản chứng khoán mà không lo mất phí. 

4. Những lưu ý khi lựa chọn công ty tạo tài khoản chứng khoán

Yếu tố phí

Hiện nay, khi giao dịch chứng khoán các bạn cần phải trả nhiều loại phụ phí khác nhau. Trong đó, loại phí quan trọng nhất chính là phí vay ký quỹ (lãi suất margin) và phí giao dịch. 

Tại các công ty chứng khoán ngày nay thường áp dụng mức lãi suất khi hỗ trợ vay margin khoảng 8 – 14,4%/ năm và phí giao dịch khoảng 0% – 4% giá trị trong mỗi lần giao dịch.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng các chính sách giảm hoặc miễn phí lãi vay margin. Thường thì các chính sách này chỉ được công ty chứng khoán áp dụng trong khoảng từ 3 đến 6 tháng kèm theo một số điều kiện.

Chất lượng tư vấn

Ngoài yếu tố phí mà các bạn cần nghiên cứu về khía cạnh chất lượng tư vấn từ công ty chọn mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng khá quan trọng. Khi tạo một tài khoản, bạn sẽ được bộ phận môi giới quản lý. Tuy nhiên, việc được hỗ trợ tư vấn  là rất cần thiết đối với những nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” tham gia thị trường.

Lựa chọn doanh nghiệp phù hợp khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán        

Lãi vay margin thấp

Bên cạnh các yếu tố trên, khi lựa chọn công ty chứng khoán phù hợp nhà đầu tư cần quan tâm tới chính sách lãi suất margin hay chi phí phải bỏ ra để sử dụng làm đòn bẩy đầu tư mỗi ngày.

Giao dịch margin sẽ giúp tối ưu lợi nhuận khi nhà đầu tư dự đoán được cổ phiếu tăng trưởng. Thời gian nắm giữ cổ phiếu cũng chính là thời gian cần vay margin và phụ thuộc vào diễn biến của thị trường.

Cho nên, việc tài khoản margin được áp dụng lãi suất thấp và cố định không kèm điều kiện rất có ý nghĩa với nhà đầu tư ưa thích sử dụng đòn bẩy ký quỹ.

Hệ thống giao dịch thân thiện
 

Nhà đầu tư nên lựa chọn công ty chứng khoán quan tâm đầu tư phát triển công nghệ, hệ thống core, và các nền tảng giao dịch chứng khoán số. Một hệ thống giao dịch ổn định, bảo mật, không lag sẽ là công cụ đắc lực để nhà đầu tư giao dịch an toàn và bảo vệ tài khoản.

Thông tin đa nguồn đáng tin cậy

Nhà đầu tư cũng cần tiếp cận nguồn thông tin chính xác và cập nhật liên tục. Những thông tin hữu ích bao gồm: tin tức thị trường chọn lọc, thông tin công ty, kinh nghiệm lựa chọn cổ phiếu từ nhà đầu tư tài ba… 

Bên cạnh đó, một vài công ty còn đưa ra các phân tích có giá trị về các mã cổ phiếu. Các phân tích về SWOT của doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhà đầu tư độc lập ra quyết định thay vì các lời kêu gọi mua bán bất chấp rủi ro cho nhà đầu tư.

Nhìn chung, để bạn tìm 1 công ty chứng khoán hoàn hảo thì không có, còn về công ty phù hợp với bản thân bạn là điều hoàn toàn có thể nhé!

5. Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?

Sau đây là một vài thông tin tham khảo về biểu phí giao dịch tại một số công ty chứng khoán top đầu hiện nay:

Số thứ tựCông ty chứng khoánBiểu phí giao dịch1SSI
Giao dịch trực tuyến: 0.25%, Giao dịch qua các kênh khác: dưới 50 triệu đồng: 0,4%: Từ 50 đến dưới 100 triệu đồng: 0,35%; Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%; từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%2TCBS

 

0,1% trên tất cả các kênh giao dịch. Với khách hàng đăng ký sử dụng gói ưu đã iWealth Pro hoặc Trial: 0,75%

 

3VND

 

Giao dịch trực tuyến: 0,15%. Giao dịch qua các kênh khác: Giao dịch độc lập:0,2%; Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%; Giao dịch qua môi giới: 0,35%.

 

4HSC

 

Giao dịch trực tuyến: 0,2%. Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%. Giao dịch qua các kênh khác: Dưới 100 triệu đồng: 0,35%; Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%; Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%. Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%; Từ 1 tỷ trở lên:0,15%

 

5MBS

 

Giao dịch trực tuyến: 0,12%, Giao dịch qua các kênh khác: dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%. Từ 100 đên dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,035%; Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3%; Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25%; Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2%; Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

 

6FPTS

 

Dưới 200 triệu đồng: 0,15%; Từ 200 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14%. Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13%; Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12%; Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0.11%; Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1%; Từ 15 đến 20 tỷ đồng 0,09%; Từ 20 tỉ đồng trở lên: 0,08%

 

7BSC

 

Gói tư vấn đầu tư trực tuyến: 0,18%, Gói chuyên gia tư vấn: 0,2%

 

8Yuanta

 

Giao dịch trực tuyến (tự giao dịch): 0,1%, Giao dịch qua các kênh khác: dưới 100 triệu đồng: 0,3%: Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng: 0,35%; Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%; từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,10%

 

Một số công ty chứng khoán lớn ở Việt Nam

6. Kết luận

Nhìn chung, bên cạnh giải đáp cho bạn đọc cách tạo tài khoản chứng khoán cũng như những lưu ý khi tạo tài khoản, thì bạn cần phải xem xét rằng có 1 số công ty chứng khoán nhỏ do không cạnh tranh được phải sáp nhập, giải thể hoặc có nguồn lực tài chính không đủ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Điều này sẽ gây ra rủi ro trong quá trình đầu tư. Để giảm thiểu tối đa các rủi ro, các bạn nên lựa chọn công ty chứng khoán có uy tín, có thương hiệu và có nguồn lực tài chính mạnh mẽ.

Hy vọng bạn sẽ nắm rõ những thông tin quan trọng sau khi đọc bài viết trên đây. Qua đó thực hiện việc mở tài khoản chứng khoán nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *