Cách lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133 & 200

Cách lập & điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133 & 200 – Nếu bạn đang là một thủ quỹ thì chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với mẫu sổ quỹ tiền mặt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lập và điền sổ quỹ tiền mặt một cách chính xác và khoa học nhất. Theo dõi bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để tìm hiểu chi tiết nhé!

Sổ quỹ tiền mặt là mẫu sổ quỹ về tiền mặt của doanh nghiệp. Thông qua mẫu sổ quỹ giúp cho kế toán theo dõi kịp thời và phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt bằng Việt Nam đồng của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133 & 200 một cách chi tiết nhất.

1, Mục đích và căn cứ lập sổ quỹ tiền mặt

– Mục đích: Mẫu sổ quỹ tiền mặt được lập ra với mục đích quản lý các khoản tiền, các khoản thu chi bằng tiền Việt Nam của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức doanh nghiệp.

Mẫu sổ này thường được lập cho thủ quỹ để thủ quỹ để ghi chép các quỹ đã chi tiêu của công ty. Nhưng đôi khi mẫu sổ quỹ tiền mặt cũng được kế toán tiền mặt sử dụng để theo dõi các khoản tiền. Sổ quỹ tiền mặt được ứng dụng khá phổ biến hiện tại giúp làm giảm bớt gánh nặng công việc cho những kế toán công ty.

– Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

2, Cách lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200

Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song.

điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200

– Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

– Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn.

– Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

– Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

– Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két.

Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G.

* Chú ý: Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S07a-DN). Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”. Ví dụ chi tiết về lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt mời bạn tham khảo ví dụ trong ảnh.

3, Cách lập và điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133

Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song.

điền mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133

– Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

– Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn.

– Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

– Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

– Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két.
Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G.

* CHÚ Ý:

– Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

– Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S04b-DNN). Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”.

Như vậy, qua bài viết trên, Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn cách lập và điền sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133 và thông tư 200. Mong rằng bài viết đã đem lại được những thông tin bổ ích liên quan đến mẫu sổ quỹ tiền mặt mà các bạn đọc đang tìm kiếm. Kế toán Việt Hưng chúc các bạn thành công! Ghé thăm fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin nghiệp vụ hữu ích nhé!

0

0

Bình chọn

Bình chọn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *