Bạn đã từng thưởng thức món vịt nấu chao miền Bắc tại hàng quán? Bạn yêu thích hương vị mà nó mang lại và muốn thưởng thức ngay tại nhà? Hay bạn muốn mở quán bán các món ngon từ vịt hút khách? Hãy bỏ túi ngay bí quyết cách làm vịt nấu chao miền Bắc đơn giản, ngon, chuẩn vị, ai cũng mê dưới đây!
Vịt nấu chao miền Bắc có điểm gì đặc trưng?
Vịt nấu chao vốn có nguồn gốc từ Cần Thơ miền Tây sông nước. Tuy nhiên, với sự hấp dẫn của mình, món ăn này đã được nhiều người biết đến và có nhiều biến tấu để phù hợp với khẩu vị của mỗi vùng miền.
Với nguyên liệu chính là thịt vịt, vịt nấu chao mang lại nhiều dinh dưỡng cho thực khách. Về năng lượng cung cấp cho cơ thể, trong khi thịt bò là 250 calo/100 gram và thịt gà chưa tới 200 calo/ 100 gram thì thịt vịt lên tới 276 calo/100 gram. Xét về dinh dưỡng, thịt vịt dồi dào protein, sắt, canxi, … cùng các vitamin A, B, D, E, … Trong đông y thì thịt vịt có tác dụng bổ hư, lợi thủy, dưỡng vị, giải độc, lợi tiêu, … Kết hợp cùng vị đặc trưng của khoai môn và chao khiến món ngon này rất đáng để thưởng thức!
Sự hấp dẫn của món còn đặc trưng theo kiểu đất Bắc với sự béo thơm của chao, sự mềm ngọt của thịt vịt và sự béo bở bùi bùi của khoai sọ. Tất cả được cân bằng với sự chua chua và đậm đà của nước chấm vịt cùng các hương liệu khác. Khiến cho món ngon hài hòa cả về màu sắc và hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được.
Tuy nhiên, sự kết hợp này không hề phức tạp. Chỉ với các công đoạn chế biến đơn giản là bạn đã có thể tạo ra những tô vịt nấu chao thơm ngon để thưởng thức ngay tại nhà hay tạo ra một nét chấm phá trong menu món ngon từ vịt của quán ăn miền Bắc mà bạn mở bán.
Hướng dẫn cách làm vịt nấu chao miền Bắc ngon tuyệt đỉnh
Hãy cùng Quang Huy khám phá ngay cách nấu vịt nấu chao miền Bắc ngon không kém cạnh với vịt nấu chao miền Tây luôn nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm vịt nấu chao kiểu Bắc
- Thịt vịt xiêm: nguyên con khoảng 01 kg
- Khoai sọ: 0,5 kg (tùy chỉnh theo sở thích)
- Chao đỏ/ Chao trắng: 01 hũ nhỏ
- Rượu trắng: vừa đủ để khử mùi hôi vịt
- Nước dừa tươi: 02 lít
- Gừng, chanh, sả, ớt, tỏi, hành khô, hành lá, …
- Bún tươi (tùy thích)
- Rau ăn kèm: rau muống, rau cải, rau thơm (tùy thích)
- Gia vị thông dụng: muối, mắm, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu xay, …
Bí quyết chọn nguyên liệu tươi ngon cho món vịt nấu chao miền Bắc
Để có được món vịt nấu chao miền Bắc chuẩn vị thì bạn không chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ với lượng thích hợp mà còn cần chú ý đến việc chọn lựa nguyên liệu sao cho tươi ngon và chất lượng. Như vậy món ngon được tạo ra mới chuẩn và tròn vị.
Những nguyên liệu quan trọng cần phải chú ý đến bao gồm:
Vịt xiêm là nguyên liệu chuẩn chỉnh nhất cho món vịt nấu chao ngon đúng điệu. Tuy nhiên, nếu không có vịt xiêm, bạn có thể thay thế bằng vịt cỏ trưởng thành với lượng thịt săn chắc và ít mỡ.
Không chỉ cho thịt ngon để chế biến, đối với những cơ sở kinh doanh món ăn này khi mua vịt sống về giết mổ làm nguyên liệu thì nó còn là một cách để nhổ lông vịt nhanh chóng và dễ dàng bởi vịt sẽ không có lông tơ, lông măng.
Để chủ động trong chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon và tiết kiệm chi phí tối ưu, nhiều quán ăn đã chọn mua vịt sống và đầu tư máy vặt lông gà vịt. Thiết bị này giúp cho việc làm sạch lông vịt nhanh chóng hơn rất nhiều, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa tối ưu chi phí. Liên hệ ngay HOTLINE: 09666.23.666 nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp nhổ lông nhanh, sạch, hiệu quả, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh gà vịt nhé!
Đây là nguyên liệu đặc thù của món ăn. Chao ngon sẽ có độ béo thơm, phần chao nổi lên trên phần nước chao. Xét về khẩu vị, chao đỏ hay chao trắng đều ngon. Xét về màu sắc thì chao đỏ sẽ giúp món ăn trông ngon mắt hơn. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn chao tùy thích.
Muốn chọn được khoai sọ ngon và chất lượng làm vịt nấu chao kiểu Bắc, bạn cần quan sát bề ngoài của khoai. Những củ có vỏ ngoài nhiều đất, không đốm hay nấm mốc, cầm thấy nhẹ tay là khoai sọ dẻo, bùi và ngon.
Sơ chế nguyên liệu làm vịt ướp chao
- Loại bỏ vỏ gừng, sả, tỏi và hành tím. Rửa sạch các loại nguyên liệu này cùng với ớt và để ráo theo từng loại. Băm hành, tỏi và ớt. Sả đập dập và cắt khúc khoảng 2 – 3 cm.
- Nhặt sạch rau ăn kèm và hành lá rồi đem đi rửa sạch. Ngâm tiếp chúng trong nước muối loãng khoảng 5 phút thì vớt ra, để ráo nước.
- Khử sạch mùi hôi tanh của thịt vịt bằng gừng đập dập hòa cùng rượu trắng và xát lên thân vịt rồi ngâm khoảng 5 – 10 phút. Tiếp đến, rửa sạch thịt vịt với nước nhiều lần là sạch và không còn hôi tanh. Để ráo nước thịt vịt rồi sau đó chặt vịt thành những miếng vừa ăn.
- Pha chế hỗn hợp ướp thịt vịt theo công thức: 1,5 muỗng canh đường + 01 muỗng cà phê hạt nêm + 01 muỗng cà phê muối + hành, sả, tỏi đã sơ chế + tiêu xay + chao giầm nhuyễn và nước chao. (lấy cả hũ chao nhỏ trừ ra 02 viên chao để làm nước chấm). Ướp thịt vịt cùng hỗn hợp đã pha chế ít nhất 30 phút để gia vị ngấm đều thịt vịt.
- Gọt vỏ khoai sọ, rửa sạch và cắt thành các miếng khoảng 2 – 3 cm.
Lưu ý:
- Có thể khử mùi hôi vịt bằng hỗn hợp muối và nước cốt chanh thay cho gừng và rượu.
- Nên chặt vịt thành các miếng lớn hơn một chút bởi thịt vịt có xu hướng teo lại khi nấu nướng.
- Không nên cho nhiều muối khi ướp vịt bởi trong chao đã có sẵn vị mặn.
- Nên đeo bao tay và ngâm khoai đã gọt vỏ trong nước muối loãng hoặc chần sơ qua khoai sọ trước khi gọt để tránh nhựa khoai, không bị ngứa.
Chiên khoai sọ
Đối với món vịt nấu chao miền Bắc thì không nhất thiết phải chiên sơ khoai sọ. Tuy nhiên nếu bạn chiên sơ qua thì khi nấu vịt ướp chao sẽ thơm ngon và không sợ bị bung vỡ ra.
Cách chiên khoai sọ như sau:
- Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi cho dầu ăn vừa đủ vào để chiên khoai.
- Khi dầu nóng lên cho khoai đã để ráo vào chiên sơ qua từng mặt. Đến khi các mặt có màu vàng nhạt thì vớt ra, để ráo dầu.
Nấu vịt nấu chao miền Bắc chuẩn vị ngon
Các bước nấu chao vịt chuẩn hương vị Bắc như sau:
Bước 1: Xào thịt vịt
- Bắc nồi lên bếp lửa vừa và đổ dầu vào. Khi dầu nóng lên, bạn thêm hành, tỏi, sả vào phi cho thơm.
- Cho thịt vịt vào nồi và xào đến khi thịt vịt săn lại.
Bước 2: Nấu thịt vịt nấu chao
- Đổ nước dừa vào nồi vịt đã xào săn lại. Thêm chút nước lọc vào nồi để nước ngập thịt vịt nếu muốn ăn lẩu vịt nấu chao và xăm xắp thịt vịt nếu muốn ăn vịt nấu chao với bánh mì.
- Bật lửa lớn để nồi nước nhanh sôi. Khi nước sôi thì hạ lửa vừa để ninh vịt khoảng 15 – 30 phút cho vịt chín mềm.
- Khi thịt vịt đã chín mềm thì cho khoai sọ đã chiên sơ vào nồi và nấu thêm tầm 5 – 10 phút nữa.
- Nêm nếm nồi vịt nấu chao miền Bắc cho vừa khẩu vị. Rắc hành lá vào nồi và tắt bếp.
Bí quyết nấu vịt ướp chao ngon
Theo hướng dẫn nấu vịt nấu chao miền Bắc chuẩn vị:
- Không nên cho khoai sọ và vịt vào nấu cùng lúc bởi khoai sọ nhanh chín sẽ dễ bị nát.
- Cho khoai sọ vào khi thịt vịt gần chín mềm, khoảng 30 phút sau khi nấu vịt.
- Nên cho một chút màu dầu điều vào nồi vịt nấu chao để tăng thêm sự hấp dẫn về màu sắc của món.
02 cách làm nước chấm chao
Cách 1:
- Giầm nhuyễn 2 viên chao còn lại và nước chao trong một bát nhỏ.
- Thêm 02 muỗng canh đường và khuấy cho đường tan hoàn toàn.
- Thêm tiếp một ít tỏi, sả, ớt băm và 01 muỗng nước cốt chanh vào.
- Trộn đều tất cả nguyên liệu lên là xong.
Cách 2:
- Phi thơm hành, tỏi, sả cùng một ít dầu ăn.
- Giầm nhuyễn chao và nước chao, cho vào nấu cùng.
- Cho thêm một ít mỗi loại nước dừa, bột ngọt và đường vào rồi tắt bếp.
- Đổ nước chấm ra bát nhỏ và cho ớt băm hoặc sa tế ớt cùng nước cốt chanh vào. Trộn đều các loại nguyên liệu chấm lên là được.
Lưu ý: Cho đường vào khi pha nước chấm tỷ lệ thuận với lượng chao. Đồng thời, thêm nước cốt chanh để độ mặn và vị béo ngậy của chao giảm bớt. Giúp món nước chấm vừa đậm đà, vừa thanh vị, không gây ngán ngấy.
Thành phẩm
Múc vịt nấu chao ra tô và thưởng thức hoặc nấu dạng lẩu để nhúng rau muống, cải cắt khúc vừa ăn. Thêm một chút rau thơm và bún ra đĩa và ăn cùng nước chấm nữa thì tuyệt vời. Sự mềm ngọt của thịt vịt, sự đậm đà của nước vịt nấu chao, sự bùi thơm của khoai sọ và mùi nước cốt dừa thơm ngon chắc chắn sẽ tạo thành hương vị khó quên.
Thưởng thức vịt nấu chao miền Bắc đúng cách
Dưới đây vừa là cách thưởng thức vịt nấu chao, vừa là lời giải đáp cho những thắc mắc mà nhiều người đang có về món ngon này:
Ngày thu đông ăn món này là hợp nhất bởi sự nóng hổi và béo ngậy của nó. Ngày hè cũng phù hợp bởi thịt vịt có tính hàn, có thể giúp cơ thể giải nhiệt.
Các loại rau như rau muống, rau cải, mồng tơi, rau thơm, … rất thích hợp để ăn kèm với rau món ngon này. Giúp cân bằng chất trong cơ thể và tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bún hay mì tôm cũng là món ăn kèm khoái khẩu của nhiều người mà bạn có thể thử.
Món này giúp bồi bổ cơ thể, nhất là những ai đang bị thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể. Người mới ốm dậy, người bị chán ăn, phù nề hay có mồ hôi trộm, … ăn nhiều món này rất tốt.
Ngoài ra, người bị sương khớp, xơ vữa động mạch, có vấn đề về tuyến giáp, suy giảm miễn dịch, … nên ăn vịt nấu chao.
Các đối tượng không nên ăn món này dù có thèm đến đâu bao gồm: người bị ho, cảm cúm, bị bệnh gout, hẹ tiêu hóa kém, thể chất hàn lạnh, yếu kém, …
Món vịt nấu chao kiểu Bắc rất đặc biệt với hương vị khó có thể bắt gặp ở một món ăn nào khác. Hãy thử vào bếp và làm món vịt nấu chao miền Bắc thơm ngon đúng điệu để cùng thưởng thức với gia đình. Hoặc học nấu để cho vào menu quán vịt đảm bảo sẽ vô cùng hút khách nhờ hương vị độc lạ, đặc trưng của món.