Cách làm trần giật cấp và các mẫu trần nhựa giật cấp đẹp

Mẫu trần nhựa giật cấp hiện nay đang dần trở thành xu thế mới trong lĩnh vực trang trí nội thất xây dựng. Vừa đem lại sự sang trọng với tính thẩm mỹ cao. Lại thi công dễ dàng và có chi phí rất bình dân. Do đó mà bạn cũng đang muốn sở hữu cho mình một mẫu trần giật cấp độc đáo, thể hiện được phong cách cá tính cho ngôi nhà của mình

Vậy thì ngay sau đây sẽ là những mẫu trần nhựa giật cấp hoàn toàn mới, tinh tế và vô cùng sang trọng. Đồng thời, là hướng dẫn cách đóng trần nhựa giật cấp vô cùng đơn giản chỉ với vài bước thực hiện

Trần giật cấp là gì?

Trần giật cấp là một loại trần chìm, phức tạp hơn trần phẳng. Và đây là một loại trần có kiểu dáng nhằm tạo ra các khối, hộp trên trần. Giúp cho trần nhà của bạn trở nên cách điệu hơn.

trần giật cấp là gì

Mẫu trần giật cấp là một bộ phận của công trình, góp phần bao che, phương pháp âm, phương pháp nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Trần nhựa giật cấp được xây dựng khung xương và ghép tấm tấm pvc thành nhiều cấp. Chia thành điểm nhấn tăng thêm sự quyến rũ – sang trọng – văn minh cho mái trần của ngôi nhà.

1/ Các dạng trần giật cấp đẹp

Nhằm đem lại sự đa dạng từ thẩm mỹ đến kết cấu nội thất căn nhà. Nên trần giật cấp hiện nay được thiết kế chủ yếu với 2 loại chính là: trần giật 2 cấp và trần giật 3 cấp

Trần giật 2 cấp

Trần nhựa giật 2 cấp bao gồm 2 lớp là lớp trần nguyên thủy và lớp trần nhựa. Hiện nay, trần giật 2 cấp có 2 loại chính là: trần giật cấp hở và trần giật cấp kín

+ Trần giật cấp hở

Thiết kế trần của căn nhà theo phong cách giật cấp hở sẽ giúp cho hệ thống trần hắt ra từ bên ngoài khá là hiện đại. Và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất.

Được khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong các công trình kiến trúc. Với tác dụng không chỉ che chắn, còn cách âm, cách nhiệt. Hay che khuyết điểm trong trang trí, thiết kế nội thất.

trần giật 2 cấp

+ Trần giật cấp kín

Loại trần giật cấp kín không tạo được hiệu ứng ánh sáng hắt đẹp mắt như trần giật cấp hở. Nên được ít người lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, đây là một trong những giải pháp thẩm mỹ của trần nhựa. Giúp trần nhà trở nên sâu hơn, tạo nhiều hình khối đẹp. Đương nhiên là hình thành từ 2 lớp trở lên. Nhưng đối với loại trần giật cấp kín không được tạo khe đèn. Nên lại không lắp đặt được hệ thống đèn điện hắt vào như trần cấp hở.

Trần giật 3 cấp

Mẫu trần nhựa giật cấp được thiết kế 2 cấp là phổ biến nhất. Sau đó là đến trần giật 3 cấp. Loại trần thạch cao giật 3 cấp là loại trần được cấu tạo với 1 lớp trần nguyên thủy và 2 lớp trần thạch cao giật cấp hở hoặc 1 lớp giật cấp hở + 1 lớp giật cấp kín.

Trần giật 3 cấp sẽ đòi hỏi sự kỳ công hơn khi lắp dựng. Kéo theo đó là chi phí cũng sẽ có sự cao hơn một chút. Dù không được sử dụng phổ biến như trần giật 2 cấp thì mẫu trần này vẫn tạo được dấu ấn riêng trong mỗi công trình xây dựng

trần giật 3 cấp

2/ Ưu điểm trần nhựa giật cấp

Sở hữu trong mình khá nhiều những ưu điểm nổi bật .Nên trần giật cấp vẫn ngày càng được ưu chuộng và sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy mẫu trần nhựa giật cập có những đặc điểm gì nổi bật đối với thiết kế nội thất cho căn nhà của bạn

+ Là loại trần nhựa làm bằng chất liệu nhựa PVC và các loại chất phụ gia tạo độ dẻo dai bền chắc cho trần.

+ Khả năng chống nóng, chống ẩm cực tốt. Trần nhựa có thể ngăn được 95 – 97% bức xạ nhiệt từ bên ngoài. Hạn chế và ngăn chặn quá trình hấp thụ nhiệt.

+ Khả cách âm, chống ồn. Không bị ẩm mốc, mối mọt. Chịu nước và chống cháy, có thể trang trí, sơn trực tiếp lên bề mặt trần

Tuy nhiên, với đặc tính chống nóng và cách âm khá tốt. Nhưng về ưu điểm này thì trần nhựa giật cập vẫn chưa đạt được hiệu quả tối đa như khả năng chống nóng của lại tôn lạnh đóng trần.

làm trần nhựa giật cấp

+ Độ bền dẻo, không bị cong vênh do thời tiết

+ Trọng lượng nhẹ, chất liệu nhựa luôn nhẹ hơn các vật liệu trần kim loại hay trần thạch cao, gỗ. Trần nhựa có giá thành rẻ hơn so với các loại trần khác.

+ Mẫu mã và thiết kế đa dạng, phù hợp với tất cả yêu cầu sử dụng của khách hàng.

+ Thi công nhanh chóng, không bụi bẩn , ồn ào như gỗ hoặc thạch cao.

Cách tính trần giật cấp

Thông thường, để tính diện tích trần nhựa trong thi công. Sẽ được tính theo sự thỏa thuận và thống nhất giữa gia chủ với đơn vị phụ trách thi công. Tuy nhiên, cách đo đạc thực tế vẫn là cách tính theo m2 trần nhựa phổ biến. Và được sử dụng ở hầu hết các công trình trần giật cấp lớn hay nhỏ.

+ Nếu trần nhựa bạn muốn làm là hệ trần giật cấp, thì việc tính diện tích sẽ có phần phức tạp hơn và cần tiến hành đo ở tất cả những vị trí có mặt dựng, mặt hai, mặt ba lớp…

+ Cách khác để tính m2 trần nhựa giật cấp được dùng khá phổ biến hiện nay là tính toán dựa trên tổng số tấm nhựa dùng để làm trần giật cấp. Với cách tính này vừa đơn giản lại vừa công bằng vì khi đó bạn chỉ cần biết được số tấm cần làm sẽ dễ dàng tính ngay được tổng m2 cần thi công là bao nhiêu.

cách tính trần giật cấp

Cách làm trần nhựa giật cấp

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Trước khi tiến hành thi công, bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu thi công bao gồm:

– Tấm nhựa trần, ốp tường trang trí

– Thanh gỗ hay thanh nhựa dùng làm khung

– Vít thép chống rỉ, ti sắt,

– Các dụng cụ thi công: Máy khoan, máy cắt, máy bắn đinh,thước máy laze, cưa, búa,….

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về các nguyên vật liệu thi công sẽ giúp cho quá trình đón trần được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Lắp đặt hệ khung xương cố định vào trần nhà

Tường và trần nhà không có điểm tựa như nền nhà. Nên bắt buộc chúng ta sử dụng hệ thống khung xương để lắp đặt tấm nhựa. Nếu chưa có tường thì lắp đặt hệ thống khung xương độc lập. Nếu có tường và trần thì lắp trực tiếp lên tường và trần nhà.

cách làm trần nhựa giật cấp

Hệ thống khung xương này có trách nhiệm chịu lực và nâng đỡ cho toàn bộ hệ thống trần nhựa. Do đó, bạn nên lựa chọn loại vật liệu làm khung chắc chắn nhất. Hệ giàn khung bằng xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm chính là giải pháp lý tưởng cho phần khung trần này.

Bởi chúng vừa đảm bảo về khả năng chịu lực. Lại có trọng lượng nhẹ gấp 3 lần các lại sắt thép thông thường. Giúp giảm thiểu đáng kể trọng lượng dồn xuống tường và móng nhà

Bước 3: Lắp đặt tấm nhựa

Sau khi lắp đặt khung xương, thanh gỗ ốp tường được bắn lên khung bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Với trần nhà thì bắn từ vị trí góc trần nhà. Sử dụng đinh thép chữ T hoặc vít đen đầu bằng bắn vào tấm nhựa.

Đưa các tấm nhựa chồng lên khớp vào nhau theo các hèm khóa được thiết kế sẵn trên mỗi tấm. Bắn các đinh vào vị trí tiếp giáp 2 tấm nhựa, không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của công trình.

cách đóng trần nhựa giật cấp

Chú ý: Nên để vát cạnh 45 độ tại vị trí cạnh góc vuông để không lộ rãnh nối góc sau khi thi công.

Có thể xử lý mối nối bằng keo, hoặc phào chỉ nhựa cho phù hợp với thiết kế. Đảm bảo được sự sang trọng của trần.

Mẫu trần nhựa giật cấp đẹp khiến bạn khó có thể kiềm lòng

Nếu như bạn vẫn đang phân vân và chưa biết nên lựa chọn mẫu trần nhựa giật cấp nào. Để đem lại sự sang trọng, tính thẩm mỹ phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Thì một số các mẫu trần nhựa giật cấp sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy ưng ý

1/ Trần giật cấp phòng khách

Phòng khách là không gian quan trọng và thể hiện được phong cách của mỗi gia đình. Do đó, trần nhựa phòng khách sẽ rất được quan tâm chú trọng. Và đối với phòng khách, người ta sẽ ưu tiên lựa chọn phong cách sang trọng, lịch sự

mẫu trần nhựa giật cấp

trần giật cấp phòng khách

mẫu trần nhựa phòng khách

Xem thêm: Các mẫu trần nhựa thả đẹp

2/ Trần giật cấp phòng ngủ

Những thiết kế mẫu trần nhựa phòng ngủ thường được áp dụng khung trần nổi và khung trần chìm. Hiện nay đã được cải tiến khá nhiều và đa dạng phong cách cho bạn lựa chọn. Đối với phòng ngủ cá nhân, bạn có thể lựa chọn phong cách trần tùy theo sở thích của mình. Để tạo sự thích thú và ưng ý nhất với tính cách của bản thân

mẫu trần nhựa giật cấp

trần nhựa giả vân gỗ

trần giật cấp phòng ngủ

Trên đây là một số mẫu trần nhựa giật cấp hoàn toàn mới và độc đáo nhất hiện nay. Hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình được mẫu trần ưng ý và phù hợp nhất cho tổ ấm của mình ngay thôi nào!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *