Cách làm tinh dầu bưởi nguyên chất tại nhà, chỉ với 30 phút

Làm đẹp là nhu cầu chung của tất cả chị em phụ nữ, tuy nhiên vì lý do tài chính, mỹ phẩm nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật lại đầy rủi ro… thế nên xu hướng thay thế và sử dụng nguyên liệu tự nhiên để “cải tổ” vóc dáng, làn da, mái tóc… đang ngày ưa chuộng.

Và nếu, tóc thưa rụng , hay những nốt mụn đang khiến bạn mất tự tin thì tinh dầu bưởi là thứ bạn không nên bỏ qua. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là làm sao để tách và giữ được tinh dầu nhiều, dễ thực hiện, mà vẫn đảm bảo hiệu quả?

Dành ra 5 phút để tìm hiểu kinh nghiệm và những lưu ý quan trọng khi làm tinh dầu bưởi ngay tại nhà dưới đây nhé.

Trước hết khi đi vào chủ đề chính, chúng ta hãy tìm hiểu qua

Các phương pháp chiết tách tinh dầu phổ biến

Mỗi đơn vị sản xuất có quy trình và công nghệ tách lọc tinh dầu khác nhau, đương nhiên chất lượng thành phẩm cũng sẽ có sự khác biệt và để đánh giá chất lượng người ta sẽ căn cứ vào những tiêu chuẩn sau đây:

  • Thứ nhất, giữ được mùi thơm tự nhiên ban đầu.
  • Thứ hai, đơn giản dễ thực hiện, nhanh chóng, có thể áp dụng với quy mô lớn.
  • Thứ ba, lượng tinh dầu chiết ra là tối ưu, tỷ lệ phụ phẩm ít, tinh dầu càng nguyên chất càng tốt.
  • Cuối cùng, chi phí đầu tư thiết bị, nhân công phải ít so với giá trị thực của sản phẩm.

Căn cứ vào những tiêu chí trên người ta đưa ra nhiều cách chiết xuất tinh dầu bưởi, nhưng tựu chung ta sẽ chia ra làm 5 cách chính:

  • Chưng cất bằng hơi nước.
  • Trích dẫn bằng dung môi (bay hơi hoặc không bay hơi).
  • Nén cơ học (áp dụng cho những nguyên liệu dễ lấy như vỏ cam, bưởi).
  • Hay bằng sóng (vi sóng, sóng siêu âm có bước sóng ngắn).
  • Kết hợp 2 hay nhiều cách trên để tạo ra hiệu suất cao hơn (như bước 1 lên men, bước 2 dùng hóa lý tác động… điển hình nhất là việc chiết xuất tinh dầu vani: người ta dùng enzym để tách các glucoxit, sau đó dùng biện pháp chưng cất để lọc lấy tinh dầu nguyên chất ).

Quay trở lại chủ đề chính là làm thế nào để tách tinh dầu bưởi ngay tại nhà?

Thì trong  5 phương pháp mà mình có chia sẻ phía trên thì duy chỉ biện pháp chưng cất – cuốn hơi nước, và ép cơ học là dễ thực hiện, không cần thiết bị đắt tiền, trong khi chất lượng tinh dầu làm ra vẫn đảm bảo.

Chưng cất tinh dầu bưởi bằng hơi nước

Ưu điểm

  • Thực hiện đơn giản mà không cần phức tạp như các quy trình sản xuất công nghiệp, dụng cụ sẵn có trong gia đình.
  • Có thể tạo ra chất lượng tinh dầu đạt độ nguyên chất tương đối cao.
  • Thời gian hoàn thành 1 quy trình tương đối nhanh chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
  • Phù hợp để tách loại tinh dầu vỏ bưởi (loại ít bị hao hụt do tác động của nhiệt độ).
  • Ít bị tác động ánh sáng, ít bay hơi, không chứa furocoumarins không hoạt hoá, nên thời gian giữ được tinh dầu lâu hơn.

Nhược điểm

  • Lượng tinh dầu còn lại trong nước, hơi nước vẫn cao
  • Không giữ được toàn bộ mùi thơm tự nhiên của vỏ bưởi.

Chuẩn bị

  • Ta cần chuẩn bị bưởi càng tươi càng tốt, bất đắc dĩ có thể dùng vỏ bưởi phơi khô
  • Nồi cỡ vừa 1 cái, có vung lõm.
  • 1 chén ăn cơm hàng ngày
  • Nước sạch và đá lạnh

Thực hiện

Bước 1: Làm sạch bưởi và để ráo nước, tiếp đó dùng dao gọt lấy phần vỏ (càng mỏng càng tốt – sẽ giúp chúng ta tách tinh dầu nhanh hơn, thơm hơn vì phần cùi không chứa tinh dầu).

Bước 2: Cho toàn bộ phần vỏ trên vào nồi, đổ nước ngập 1/3 lượng vỏ bưởi, đồng thời cho chén ăn vào giữa nồi.

cho vo buoi vao noicho vo buoi vao noi

Bước 3: Bật bếp đến khi nước trong nồi sôi, thì để lửa liu diu.

Bước 4: Úp ngược vung nồi và cho đá lạnh lên mặt trên. (Khi đá tan hết bạn gạt hết nước và cho lượt đá tiếp theo, duy trì công đoạn này ít nhất 30 phút).

Sở dĩ chúng ta phải làm như vậy là bởi khi nước sôi sẽ làm cho tinh dầu bay hơi, khi gặp hơi lạnh phía trên tinh dầu sẽ ngưng đọng lai theo độ võng của vung nồi. Đương nhiên không thể tránh khỏi tinh dầu sẽ bị lẫn hơi nước cho dù bạn đã giảm nhiệt cung cấp (trong công nghiệp người ta sẽ tiến hành thêm công đoạn cuốn hơi nước để loại bỏ phần nước còn tồn dư này).

de da lanh len mat vung noide da lanh len mat vung noi

Bước 5: Sau thời gian đun nhất định, khi lượng tinh dầu trong vỏ bưởi đã được chưng cất toàn bộ, các bạn lấy bát trong nồi ra và  mang bảo quản.

Ép lạnh cơ học

Đây cũng là cách phổ biến được nhiều cơ sở sản xuất handmade áp dụng bằng cách sử dụng máy ép tinh dầu chuyên dụng, đương nhiên trong điều kiện gia đình không cho phép bạn cũng có thể dùng tay ép thủ công.

Ưu điểm:

Tinh dầu có đô tinh khiết cao, giữ được mùi thơm ban đầu.

Nhược điểm:

Tồn tại phụ phẩm không mong muốn (có thành phần vỏ bưởi nhiều, thường khó tách lọc).

Chuẩn bị:

Đương nhiên chúng ta vẫn cần chuẩn bị một vài trái bưởi càng tươi càng tốt.

Nước lạnh và một chai thủy tinh tối màu, 2 dụng cụ này sẽ giúp tinh dầu không bị bay hơi, cũng như không bị ánh sáng tác động, từ đó giữ được chất lượng tinh dầu, cũng như bảo quản được lâu hơn.

Thực hiện:

Bước 1: Ta cần làm sạch trái để ráo nước, sau đó cắt vỏ thật mỏng tương tự như phương pháp chưng cất hơi nước.

Bước 2: Cho nước lạnh vào chai thủy tinh

Bước 3: Dùng tay ép vỏ bưởi, và hứng toàn bộ vào miệng chai thủy tinh (công đoạn này khá tỉ mỉ và mất thời gian).

ep tinh dau buoiep tinh dau buoi

Để tăng hiệu trong quá trình ép bạn nên xịt thêm nước lạnh, nó sẽ làm các tế bao tinh dầu nở phình, đồng thời ngăn hút ngược trở lại khi ta giảm lực.( Sẽ là tốt hơn nếu có thể sử dụng NaHCO3 2% với công dụng hạn chế quá trình tạo nhựa).

Với phần tinh dầu còn sót lại trong vỏ bưởi bạn cũng có thể đun lên để gội đầu, tham khảo bài viết: cách nấu nước vỏ bưởi gội đầu

Nếu thời gian hạn hẹp, ngại “lỉnh kỉnh” bạn nên sắm cho mình 1 chiếc máy ép mini, thiết bị này thường có trục bằng inox, khung nhôm nên khá bền và nhẹ, giúp bạn chiết xuất tinh dầu nhanh chóng, với hiệu suất cao. Giá các sản phẩm này trên thị trường giao động từ 5 – 10 triệu đồng (cũng không quá đắt đỏ).

may ep tinh dau buoi minimay ep tinh dau buoi mini

Cách bảo quản tinh dầu bưởi

Chăm sóc hay điều trị các chứng rụng tóc, mụn trên da, tóc bạc sớm… cần sự kiên trì và thời gian tương đối dài, mà bản thân tinh dầu bưởi lại rất dễ biến đổi do tác động của nhiệt độ và ánh sáng. Vậy nên bảo quản là công đoạn cần tỷ mỉ, và nắm rõ:

Sử dụng lọ thủy tinh tối màu, có nắp đậy kín tách hoàn toàn với không khí bên ngoài. Tránh dùng các loại vỏ nhựa, sẽ sinh ra phản ứng hóa học và làm biến đổi thành phần hầu hết các loại tinh dầu thiên nhiên.

su dung lo thuy tinh toi mau de bao quan tinh dausu dung lo thuy tinh toi mau de bao quan tinh dau

Để tinh dầu bưởi không bị phân hủy, ngay sau khi chiết xuất, hay mỗi lần sử dụng bạn nên để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tốt nhất là để trong ngăn mát tủ lạnh.

Nhìn chung 2 phương pháp chiết xuất tinh dầu bưởi tại nhà, mà mình vừa mới chia sẻ khá là dễ thực hiện, cái khó chỉ là tìm kiếm nguồn bưởi tươi để sử dụng. Đương nhiên trong trường hợp quá bận rộn, ngại lỉnh kỉnh, bạn cũng có thể tìm mua các sản phẩm này trên thị trường, với giá thành cũng không quá đắt đỏ mà đem lại hiệu quả làm đẹp lâu bền.

Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *