Ngoài những món như xoài ngâm chua ngọt hay sấu ngâm chua ngọt thì cóc ngâm chua ngọt cũng khiến các chị em thèm thuồng. Cách làm cóc ngâm chua ngọt cũng rất đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian nên các bạn có thể làm cho cả gia đình thưởng thức vào những lúc rảnh rỗi đấy!
Cóc ngâm chua ngọt là sự hòa quyện giữa vị chua thanh của cóc, chút cay cay của ớt, vị ngọt của đường. Chắc chắn hương vị tuyệt vời như thế khiến từ người già cho tới trẻ nhỏ đều mê mệt.
Vậy tại sao cuối tuần này bạn không thử làm món ăn vặt hấp dẫn này cho cả gia đình nhỉ? Vừa ngon lại vừa đảm bảo vệ sinh nữa đấy!
1. Cách làm cóc ngâm chua ngọt
1.1 Nguyên liệu bao gồm
- Cóc xanh: 1kg Bạn nên chọn cóc đều nhau, không hạt, quả vừa tới
- Đường cát vàng: 150g
- Nước mắm ngon: 2 thìa
- Muối tinh: 3 thìa
- Ớt sừng: 10 quả ớt (tùy vào khẩu vị mỗi người mà bạn có thể thay đổi cho phù hợp)
- Bột ớt: 2 thìa
1.2 Chi tiết cách ngâm cóc chua ngọt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Quả cóc
Cóc mua về bạn rửa qua với nước lạnh cho sạch hết đất cát bên ngoài rồi mới gọt vỏ. Nên gọt vỏ mỏng để giữ lại độ chua của cóc. Gọt xong quả nào thì bạn ngâm luôn vào chậu nước muối loãng để hết nhựa và cóc không bị thâm. Ngoài ra thì vị mặn nhẹ của nước muối ngấm vào cóc sẽ ngon hơn khi ăn.
Tùy kích thước của quả mà bạn có thể bổ đôi hoặc để cả qua rồi khứa xung quanh để dễ ngấm gia vị. Ngâm chúng trong khoảng 15 tới 20p rồi vớt ra để ráo nước.
- Ớt
Ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi thái lát thật mỏng. Bạn có thể giữ lại hạt ớt nếu muốn ăn cay.
Khi thái ớt bạn có thể đeo kính để tránh bị cay mắt. Hoặc khi bổ ớt xong thì rửa tay bằng nước đá để tránh bị bỏng ớt nhé!
Bước 2: Tiến hành pha nước ngâm cóc
Nước ngâm cóc chính là linh hồn giúp món cóc ngâm của bạn có thật sự ngon hay không?
Cho 300ml nước sôi để nguội lên bếp và đun sôi cùng với đường. Vừa đun bạn vừa khuấy cho tới khi đường tan hết. Đợi tới khi đường tan hết thì bạn bắt xuống và để nguội.
Cho tiếp 2 thìa nước mắm ngon và ớt bột cùng ớt thái lát vào nồi nước và khuấy đều cho các gia vị hòa quyện với nhau.
Bước 3: Xếp cóc vào hũ
Cóc khi đã ráo nước thì bạn xếp vào những hũ thủy tinh đã sạch. Sau đó đổ hỗn hợp nước mắm vào lọ cho ngậo cóc. Cuối cùng thì đậy nắp lại là được.
Ngoài lọ thủy tinh thì bạn có thể chọn lọ nhựa để làm cóc ngâm. Nhưng bạn nên chọn loại nhựa tốt để không ám mùi vào từng quả cóc. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của món ăn.
Lưu ý bạn nên để cóc và nước ngâm cóc cách miệng hũ chừng 2 tới 3cm nhé! Như vậy khi ngâm sẽ tránh được tình trạng nước tràn ra ngoài.
Bước 4: Hoàn thành món cóc ngâm
Sau khi bạn đã làm đúng các thao tác thì bước cuối cùng trong cách làm cóc ngâm là cho lọ thủy tinh ngâm cóc vào ngăn mát tủ lạnh. au chừng 1 ngày là bạn có thể mang ra thưởng thức được rồi đấy! Món này ăn không cũng ngon mà ăn cùng muối ớt thì cũng tuyệt vời.
1.3 Yêu thành thành phẩm món cóc ngâm
– Món ăn này khi thưởng thức sẽ có sự giòn giòn của cóc hòa quyện với vị chua cay mặn ngọt nhẹ nhàng cực kỳ hòa quyện.
– Nước ngâm cóc có vị thơm, chua nhẹ nhưng không hề lên mén và có màu vàng đẹp mắt
– Cóc ngâm bạn có thể ăn với muối ớt Tây Ninh để tăng thêm độ ngon của món ăn nhé!
Xem thêm :
2. Quả cóc và những điều bạn chưa biết?!
2.1 Ăn quả cóc có bị nóng không?
Cóc có vị chua và hương vị cực kỳ riêng biệt. Và được biết, quả cóc là một thần dược đối với mọi người và nhất là phái đẹp.
Cóc không gây nóng trong như mọi người vẫn nghĩ. Loại quả này giúp kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn, giải khát và đặc biệt làm sản sinh ra lượng lớn tân dịch.
Xem thêm :
2.2 Ăn quả cóc có tốt không? Tác dụng của cóc ngâm là gì?
- Giúp da dẻ hồng hào
Bạn biết không cứ 100g cóc cung cấp tới 3,2mg sắt cho cơ thể. Khối lượng này đáp ứng được 18% lượng sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chắct sắt là chất vô cùng cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy và tạo ra các tế bào máu mới. Vì thế các bạn bị thiếu máu được khuyên nên sử dụng cóc thường xuyên.
- Trị đau họng, cảm cúm
Cũng 100g cóc chứa tới 42mg acid ascorbic, cộng thêm lượng sắt sẵn có sẽ giúp người sử dụng tăng sức đề kháng cho người đang bị cảm cúm.
Hơn thế nữa khi bạn nhai kỹ cóc cùng với chút muối trắng sẽ có tác dụng trị đau họng. Cách làm thì đơn giản đúng không? Vì thế bạn nên áp dụng khi thấy có dấu hiệu đau ngứa họng nhé!
- Giúp điều trị tiêu chảy
Trong Đông ý vỏ cây cóc là một trong những nguyên liệu trị tiêu chảy rất tốt. Và hiện nay người ta cũng dùng nguyên liệu này để trị tiêu chảy.
Bạn chỉ cần lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc lên và lấy nước uống là được. Mỗi loại bạn chỉ cần lấy 4 miếng chừng bằng ngón tay cái rồi nấu cùng 750ml nước đến khi còn 250ml nước thì bắt xuống và để nguội. Mỗi lần chỉ cần lấy 1/3 lượng nước sắc uống là bệnh tình sẽ thuyên giảm.
- Có tác dụng giảm cân
Trong quả cóc cũng chứa chất béo đấy, bạn có tin không? Nhưng chất béo này hoàn toàn có lợi cho cơ thể và không gây béo phì chút nào đâu nhé! Quả cóc có lượng đường tự nhiên rất ít nhưng hàm lượng chất xơ và protein rất cao nên bạn có thể sử dụng chúng trong thực đơn giảm cân đấy!
Cóc bạn có thể làm nộm, làm salad hay ăn tươi hoặc làm nước sốt cho các món ăn khác đều rất ngon đấy!
Lời kết
Chúng mình hi vọng với cách làm cóc ngâm chua ngọt như trên các bạn có thể làm được món ăn vặt hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng cho cả gia đình. Chỉ cần một chút thời gian rảnh rỗi là bạn có được món cóc ngâm hấp dẫn cho cả gia đình thôi.
Cập nhật 25/06/2020
4.5/5 – (2 bình chọn)
4.5/5 – (2 bình chọn)