Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ? Các bước làm bài? Dàn ý bài viết?
Nghị luận là một hình thức triển khai bài viết với các quan điểm, ý kiến của người viết được thể hiện. Trong đó, việc đánh giá đối với tư tưởng, quan điểm được xác định theo mỗi nhận định cá nhân. Điều đó làm nên những ý kiến phản ánh riêng biệt và độc đáo. Mỗi bài viết và cách nhìn nhận vấn đề lại mang đến một lối viết không trộn lẫn. Và cách làm cũng được phản ánh rất đa dạng trong hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, vẫn mang đến cách thức chung nhất trên lý thuyết cho người thực hiện bài văn nghị luận.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ:
Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng. Có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào…). Hoặc vấn đề tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi…). Khi đó, cần triển khai theo các bước triển khai luận điểm đảm bảo.
Trước tiền cần xác định với hướng viết và luận điểm sẽ triển khai. Được hiểu là người viết sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá với những phương diện nào. Từ đó xây dựng cho dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí. Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:
Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí. Tư tưởng đó có thể được hình thành qua ca dao tục ngữ. Cũng có thể là các câu nói trình bài quan điểm được đúc kết. Từ đó, việc giải thích nghĩa đen trước tiên phải được diễn ra.
Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí. Dùng các câu chuyện để chứng minh thuyết phục nhất. Thông qua các câu chuyện nổi bật và nhiều người biết, có ý nghĩa thể hiện bản chất đúng đắn. Phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề. Cũng bằng các câu chuyện mang ý nghĩa răn dạy con người.
Luận điểm 3: Bài học rút ra.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ, luận cứ. Mang đến các ý triển khai làm rõ vấn đề. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, và chứng minh bằng những hướng nhìn nhận, đánh giá cụ thể hơn. Tuỳ vào từng đề bài, học sinh có thể triển khai phù hợp.
2. Các bước làm bài:
2.1. Cách 1:
Bước 1: Giải thích (Nội dung tư tưởng, đạo lý là gì):
Chủ yếu mang đến các giải thích cho câu hỏi là gì, như thế nào… Thông qua giải thích nghĩa đen đối với câu hay từ có ý nghĩa chính đề ra. Được xem là hoạt động phân tích từ khóa và ý nghĩa của nó đặt trong các hoàn cảnh cụ thể. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói. Hoặc thể hiện cho tính đúng đắn được khẳng định.
Xem thêm: Thành công là gì? Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống?
Bước 2: Phân tích (Lý giải ý nghĩa đó được phản ánh là tại sao):
Mang đến nhìn nhận và đánh giá về tính đúng đắn hay không của nội dung truyền tải đó. Tính phù hợp hoặc không thông qua chứng minh và dẫn chứng từ thực tiễn. Mang đến các bình luận, lập luận thuyết phục sâu sắc. Có thể mang đến các mở rộng cần thiết với các nội dung liên quan. Bằng các phân tích đối với ý nghĩa được thể hiện qua thông điệp của đề bài.
Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào):
Nghị luận được thể hiện với năng lực được đánh giá cao đối với bước làm này. Người làm bài mang đến quan điểm của bản thân đối với các bác bỏ. Thao tác này được coi là bước làm khó nhất, thể hiện bản lĩnh và hướng tiếp cận đúng đắn hay không của người làm bài. Khi đó, cũng quyết định chất lượng của bài viết và điểm số.
Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận. Nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng. Khi đó, bằng các cách nhìn nhiều chiều để nhìn nhận, đánh giá tốt nhất. Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Từ đó chứng minh cho cách tiếp cận là đúng đối với vấn đề nghị luận.
Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao)
Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không. Bên cạnh đó là các giá trị của bài học có sâu sắc và gìn giữ hay không. Có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung. Đó là các giá trị thể hiện của quan điểm. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho tính thuyết phục của quan điểm đó đến người tiếp cận bài viết. Từ đó mang đến chất lượng bài nghị luận được đánh giá cao.
Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực)
Xem thêm: Đoàn kết là gì? Nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết?
Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết. Với các phân tích và quan điểm thể hiện được tổng hợp lại. Rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…
Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội. Thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động. Hướng đến triển khai và mang đến hiệu ứng tích cực cho người đọc. Từ đó có thể thay đổi cũng như mang đến bài học ý nghĩa.
2.2. Cách 2:
Bước 1: Giải thích tư tư tưởng, đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm thông qua ý nghĩa phản ánh của các từ khóa. Sau đó giải thích cả câu nói với nghĩa của nó và các ý nghĩa ám chỉ bên trong. Thực hiện cụ thể với giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có). Từ đó tổng hợp và thể hiện bằng vốn từ cá nhân. Bên cạnh nội dung chính là cách hành văn mang đến nhìn nhận của bạn. Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý. Với tính đúng đắn, giá trị xác định cho xã hội.
Nêu quan điểm của tác giả qua câu nói, qua tư tưởng đó. Thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…. Hoặc đối với các câu nói trong đúc kết của thời gian. Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Mặt đúng này thể hiện qua ý nghĩa triển khai của khẳng định là ít hay nhiều. Thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Có các thực tế chứng minh thuyết phục nào qua thời gian. Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh và mang đến các thuyết phục nhất. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
Đặc biệt khi những ý nghĩa đó không chỉ là bài học cho một cá nhân. Tập thể cần thấy được ý nghĩa của tư tưởng trong hoạt động của nhóm, tổ chức mình.
Xem thêm: Nghị luận là gì? Văn nghị luận là gì? Bố cục bài văn nghị luận?
– Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề. Có thể thông qua lật ngược ý nghĩa của tư tưởng để phản bác cái sai, chưa thích hợp của tư tưởng đó. Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý. Vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác. Kèm theo là các dẫn chứng minh họa.
Bước 3: Mở rộng
– Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. Giải thích rõ các quan điểm và triển khai sâu hơn. Từ đó thể hiện cho bản chất của vấn đề trong quan điểm cần được nhìn nhận đúng đắn.
– Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. Khi mang đến các hướng tiếp cận cần thiết. Để chứng minh cho luận điểm là các luận cứ. Chia nhỏ và phân tích ở nhiều chiều, nhiều hướng hiệu quả.
– Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề. Mang đến các tương phản với nội dung khẳng định sẽ là các phủ định. Ý nghĩa chứng minh và kết luận qua phương pháp đó là gì. Có thể với các đề bài mà lựa chọn luận điểm và luận cứ phù hợp.
Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận. Bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống. Người viết phải chứng minh cho các quan điểm cũng như kết luận của mình về việc cần làm. Xã hội sẽ thay đổi gì với những nhận thức và hành động có tính cần thiết đó.
3. Dàn ý bài viết:
– Mở bài
Xem thêm: Nghị luận tại sao phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta?
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung. Thể hiện chủ đề muốn nghị luận bằng các giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng phải nêu được mong muốn nghị luận là gì.
– Thân bài
+ Giải thích khái niệm:
Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói. Nếu câu nói dài, có thể giải thích thông qua các từ khóa và ý nghĩa chính cần biểu đạt.
Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói: phân tích từ khóa quan trọng. Khi đó, đề tài mang đến chủ đề thảo luận nghị luận là gì. Các từ khóa phải được đảm bảo giải thích với mục đích của bài làm.
→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói. Trong đó, thể hiện với ý nghĩa của quan điểm đã được khẳng định với thời gian.
+ Phân tích:
Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? Các luận điểm và luận cứ để làm rõ các khía cạnh. Mang đến hiệu quả làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng trong quan điểm nhìn nhận của tác giả.
Xem thêm: Bảo vệ Tổ quốc là gì? Nghị luận vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
+ Chứng minh:
Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…). Các nhân vật có thật, các câu chuyện có thật cùng sự chắc chắn về tính chính xác. Có thể thông qua các chứng minh theo khoa học, theo kiến thức.
Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
+ Phản biện:
Lật ngược vấn đề:
Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…) và ngược lại. Từ đó mang đến cái nhìn đúng đắn được khẳng định. Càng tăng tính thuyết phục với nghị luận trong quan điểm của người viết.
– Kết bài
Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Xem thêm: Lập luận là gì? Các phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
Liên hệ bản thân và ý nghĩa với xã hội.