Cách làm bài Nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống – Văn học

Kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bước 1: Tìm hiểu đề

Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

– Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng

– Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

– Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)

– Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)

c. Kết bài

– Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận

– Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

– Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)

– Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *