Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng xã hội

1. ĐỀ TÀI

  • Lấy những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống, hiện
    tượng xã hội đã hoặc đang diễn ra, đáng khen, đáng chê hay chứa đựng vấn đề
    đáng suy nghĩ để bàn bạc. Từ hiện tượng đời sống, người nghị luận phải phân
    tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá.
  • Đề tài để bàn bạc thường gần gũi với
    đời sống, sát hợp với trình độ nhân thức của học sinh như: tình trạng tai nạn
    giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, tiêu cực trong thi cử, nạn bạo
    hành trong gia đình, những tấm gương người tốt việc tốt,…

2. CÁCH TRIỂN KHAI CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 

  • Bài văn nghị
    luận về một hiện tượng đời sống cũng yêu cầu về cách xây dựng luận điểm, luận cứ,
    lập luận như ở bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
  • Căn cứ vào
    đối tượng nghị luận
    , có thể hệ thống thành một số dạng đề nghị luận về hiện tượng
    đời sống như sau:

– Dạng 1: Nghị
luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự
nhiên
của con người

Ví dụ:

+ Em có suy nghĩ như thế nào về việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

+ Suy nghĩ của em về ô nhiễm môi trường biển hiện nay.

* Yêu
cầu:
Cần đi từ trình bày vai trò, mô tả hiện tượng, lí giải nguyên nhân, phân
tích hậu quả để đề xuất các giải pháp khắc phục. Tùy theo cách nêu vấn đề của đề
bài mà nhấn mạnh vào vai trò hay giải pháp…

Dạng 2: Nghị
luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường xã
hội

Ví dụ:

+ Hiện nay, khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu. Em có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này.

+ Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8-3-2009, Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-Ki-Mun tuyên bố: “Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê gớm”. Suy nghĩ của em về vấn đề này?

*
Yêu cầu:
Cần làm rõ sự việc, hiện tượng được nêu ra cần được hiểu như thế nào?
(bản chất của sự việc, hiện tượng là tích cực, tiêu cực hay vừa có mặt tích cực
vừa có mặt tiêu cực); Trên thực tế, sự việc, hiện tượng đó tác động đến xã hội ra
sao? Bản thân học sinh có những trải nghiệm và đề xuất những giải pháp cụ thể
như thế nào? Cần căn cứ vào các từ ngữ cụ thể, có giá trị gợi dẫn trong đề bài
để có cách xác lập ý đúng hướng, phù hợp, tránh rập khuôn, máy móc.

– Dạng 3: Nghị
luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tích cực đáng biểu
dương
hoặc tiêu cực đáng phê phán
.

Ví dụ:

+ Phát biểu ý kiến của em về hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

+ Hiện nay ở nước ta, có nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang ở khắp các thành phố về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó.

*
Yêu cầu:
Nghị luận về những hiện tượng này nên suy nghĩ theo trình tự: thực chất
của sự việc, hiện tượng; chỉ ra những mặt đáng khen, cần chê, biểu dương, phê
phán và lí giải rõ vì sao; đề xuất những giải pháp cụ thể để hạn chế, khắc phục
tác hại của hiện tượng tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tốt đẹp của hiện tượng
tích cực trong toàn xã hội.

– Dạng 4: Dạng
đề kết hợp hai mặt tốt – xấu trong một vấn đề.

Ví dụ:

+ Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.

+ Suy nghĩ của em về hiện tượng các bạn trẻ khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh bản thân để tung lên mạng xã hội.

3. CẤU TRÚC BÀI LÀM

Cấu
trúc

Nội
dung – Thao tác nghị luận


hóa câu hỏi

Mở bài

Giới thiệu sự việc, hiện tượng, trích dẫn (nếu đề bài đưa
nhận định hoặc dẫn bản tin…), xác định mức độ, quy mô, tính chất của vấn đề
(phổ biến hay cá biệt, có ý nghĩa như thế nào?…

  • Sự việc hiện tượng cần
    bàn luận ở đây là gì?
  • Thái độ của người viết ra sao?

 

Thân bài

Giải thích nội dung, nêu thực chất của sự việc, hiện tượng,
phân tích nguyên nhân và tác dụng hay hậu quả của sự việc, hiện tượng.

  • Sự việc diễn ra như thế nào?
  • Nguyên nhân do đâu?

– Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ nhận thức nào? Từ
tình cảm nào?

– Nguyên nhân khách quan?

(Gia đình, Nhà trường, xã hội…?)

  • Ảnh hưởng, tác động của sự việc hiện tượng tới đời sống
    xã hội như thế nào? (Lợi hay  hại như
    thế nào? Tại sao cần đánh giá như thế?… )

Kết bài

Bình luận về sự việc, hiện tượng: nêu nhận xét, đánh giá;
bày tỏ thái độ của mình và phương hướng hành động.

  • Sự việc hiện tượng này tốt hay xấu; nên hay không nên…? Ở
    chỗ nào? Tại sao?
  • Cần phải làm gì để phát huy, lan tỏa sự việc hiện tượng
    này (nếu tốt)? Cần làm gì để ngăn chặn, loại bỏ sự việc hiện tượng này (nếu xấu)?

 

Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Em nhận thức được điều gì từ sự việc hiện tượng này?
  • Em sẽ hành động ra sao?

Kết bài

Từ sự việc, hiện tượng đời sống vừa bàn bạc đúc kết thành
thông điệp về cách sống, cách ứng xử…

Thông điệp em muốn chuyển tải qua sự việc hiện tượng này
là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *