Cách Làm Aviary Đẹp – Cách Làm Chuồng Aviary Từ A Đến Z

Bạn đang xem: Các mẫu aviary đẹp

Thay vì nhốt mỗi chú chim vào một lồng nhỏ con con, nhiều người làm hẳn một chuồng chim rộng lớn để “nuôi chim tập thể”, tạo nên những vườn chim mini xinh xắn trước sân và cả trong nhà.

Gần đây, nhiều nơi rộ lên thú chơi chim mới bằng cách nuôi nhiều loài chim chung một chuồng (aviary) rộng lớn, như một vườn chim thu nhỏ. Nhiều quán cà phê, nhà hàng, công sở dành hẳn một không gian riêng làm những indoor aviary (chuồng trong nhà) và outdoor aviary (chuồng ngoài trời) để “nuôi chim tập thể”. Có người còn thiết kế cả chuồng chim gần ngay phòng khách trong nhà, tạo nên không gian đặc biệt đầy tiếng hót lảnh lót, khiến gia chủ và khách như chìm đắm vào chốn thiên nhiên hoang dã nảo nào.

Góc thư thái “nơi bình minh chim hót”

Những người có đam mê nhưng bận rộn giờ đây được thoải mái nghe chim hót cả ngày mà không phải đi đâu xa. “Quan trọng hơn, chơi aviary không chỉ dừng lại ở việc nghe chim hót mà còn có dịp quan sát chúng sinh hoạt trong môi trường tự nhiên như thế nào. Từ đó gieo vào con người tình yêu thiên nhiên, yêu các loài và sẵn sàng bảo vệ chúng” – anh Nguyễn Khắc Toàn, người chơi aviary lâu năm ở đường Ngô Thời Nhiệm (quận 3, TP.HCM), bày tỏ.

Nuôi chim chung lồng tập thể hiện đang là “mốt” được ưa chuộng. Có một thời gian, trên các diễn đàn sinh vật cảnh liên tục truyền đi những câu chuyện lẫn trải nghiệm thú vị, dí dỏm về các loài chim và cách nuôi chim của các thành viên. Những thắc mắc như: “Giúp mình với, chim gì có thể nuôi cùng yến hót trong aviary?”, “Mùa đông che gió cho aviary bằng cách nào?”, “Chào mào cắn nhau trong aviary thì làm sao?”, “Có nên nuôi chung yến phụng và sắc nhật không?”… và tất tần tật những kiến thức liên quan đến aviary đều được các thành viên nhiệt tình chia sẻ.

Bạn đang xem: Các mẫu aviary đẹp

Bạn đang xem: Cách làm aviary đẹp

*

Xem thêm: Imessage Là Gì? Cách Sử Dụng Imessage Trên Iphone Ai Cũng Nên Biết Dùng

Một chuồng chim xinh xắn trên sân thượng. Ảnh: aquabird.com.vn

Hình thức aviary giúp tạo ra một chốn thiên nhiên thu nhỏ cho chim tồn tại giữa cuộc sống con người, khiến chúng vui vẻ hơn là sống đơn độc trong từng chiếc lồng con tù túng. “Tôi để ý khi có bạn, lũ chim siêng hót hơn mà lại không mất quá nhiều công để dụ chúng. Mấy bận đi xa, về đến nhà nghe chim hót râm ran chào đón là quên hết mệt nhọc” – anh Ngọc Minh (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, TP.HCM) kể.

Ngay trong quán cà phê Tường Vy của mình, anh Minh đã tự tay làm hẳn năm cái aviary lớn, nhỏ cho chim ở. Công việc kinh doanh khiến anh bận rộn suốt ngày nhưng bù lại anh có những phút giây thư thái ngồi nhâm nhi cà phê, dỏng tai nghe lũ chim ríu ra ríu rít. “Đây là cách di dưỡng tinh thần rất hiệu quả cho bản thân, giúp quên đi những ưu phiền, đặc biệt là chứng stress do bù đầu với trăm công ngàn việc trong cuộc sống” – anh Minh nói.

Chim cũng cần “môn đăng hộ đối”

Trong một aviary thường có nhiều cá thể và mỗi chú chim lại có một tính nết, thói quen ăn uống khác nhau. Một tổng thể aviary hoàn hảo, thu hút cần được thiết kế một cách rất cẩn trọng, hài hòa.

Nói vậy không có nghĩa chỉ những ai yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp mới có thời gian và công sức cho thú chơi tao nhã này. Cũng không phải cứ cần diện tích thật lớn mới làm được một cái “nhà chim” hoành tráng. Sài Gòn đất chật người đông, nhiều người đã nghĩ ngay đến việc “hô biến” mảnh sân trước nhà – vốn là chỗ để xe buồn tẻ thành một aviary xinh xắn với dòng suối nhỏ vắt ngang, nhánh dây leo xanh um lá có tiếng chim thánh thót vui tai. “Trong một bể cá cảnh, nếu chỉ có cá đẹp mà thiếu rong rêu, sỏi cuội… trang trí thì bể cá không thể hoàn hảo. Chơi chim cũng vậy thôi, trông cái lồng chim có thể đoán được cá tính của chủ nhân” – ông Mai Văn Minh (nhà ở đường Nguyễn Thị Út, thị xã Dĩ An, Bình Dương), người có thâm niên chơi chim mấy chục năm nay, nhận xét.

*
*

Điểm nhấn của một góc sân vườn phố. Ảnh: aquabird.com.vn

“Mấy năm trước, cặp chích chòe lửa của tôi có lần chết cả hai con vì bị chim bạn trong lồng cắn. Hồi ấy mới nuôi nên còn lơ mơ lắm. Giờ khá hơn rồi, tôi bắt đầu quan tâm nhiều hơn về kỹ thuật lẫn tập quán sinh học của chúng” – ông Mai Văn Minh chia sẻ. Chính ông Minh đã cho chích chòe than, loài chim đang được báo động về tình trạng khan hiếm do bị săn bắt quá nhiều, phối đẻ thành công. “Chim mái và chim trống cần phải hợp với nhau mới tốt. Hợp ở đây nghĩa là “đồng vợ đồng chồng”, như khi chim trống hót thì chim mái cũng rối rít cất giọng theo” – ông Minh cười hóm hỉnh.

Tổ ấm

Kiến thức, kỹ năng cộng với đam mê là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà một người chơi aviary cần có, đặc biệt phải nắm rõ tập quán, tính nết của những chú chim nuôi chung trong lồng. Chẳng hạn, họa mi là loài ưa sống gần mặt đất, vì thế nơi ở của chúng khá thấp và ít ánh sáng. Ngoài ra, họa mi rất thích bới đất như gà, ăn khoáng chất trong đất nên phải phủ đất nền. Nó cũng không thích làm tổ mà chỉ “ké” tổ của các loài chim khác… Hoặc loài vẹt, bản chất vẹt có mỏ cứng, thích leo trèo và cực kỳ hiếu chiến. Chúng không chịu sống chung và sẵn sàng lao vào đánh nhau với cả những con chim lớn hơn mình. Vì thế, nuôi loài chim này nên cho ở ghép đồng loại nhiều màu lông khác nhau.

Khó khăn hơn cả là khâu lo thức ăn cho cả “đại gia đình” nhà chim. Những thức ăn tươi như cào cào, sâu, trứng kiến thường chỉ bán một số nơi nhất định, có khi lùng cả ngày trời không có. Nhiều chủ nhân chọn cách tự rang cám hay bột đậu phộng bổ dưỡng cho chim hoặc mua hẳn một cái coóng (khay tự động điều tiết thức ăn) đảm bảo cho chim ăn uống thoải mái, sạch sẽ. Chim nuôi cũng được chọn lọc kỹ càng, phải đạt yêu cầu khỏe đẹp, sinh sản bình thường, hót hay. Loài chim cất cao giọng hót thường bắt nguồn từ cảm hứng trong chính tâm hồn nó, là khi nó cảm thấy được tự do, làm chủ ở khung trời đang sống.

Một con chim mạnh khỏe, ngoài việc được ăn uống no đủ còn cần được nghỉ ngơi đúng mức, ngủ sớm ở nơi yên tĩnh. Tuy nhiên, ở một số quán cà phê thường mở nhạc sống, nhạc sôi động để “dụ” chim hót theo mà không biết đã vô tình làm chim bất mãn vì… thiếu ngủ. “Thức ăn, nước uống đầy đủ, đúng khẩu vị và tập tính sinh học, kết hợp vệ sinh thường xuyên và khoa học là một trong những điều kiện tiên quyết để nuôi chim trong aviary thành công” – anh Phạm Hùng, người chơi chim ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), cho biết.

Mùa sinh sản (khoảng từ tháng 3 trở đi), người nuôi có thể được quan sát, theo dõi cảnh đôi chim vợ chồng xăng xái tìm rơm rạ để xây tổ ấm. Hình ảnh này gợi lên sự hòa hợp, ấm cúng và hạnh phúc của một gia đình. Đó chẳng phải là hình mẫu hạnh phúc bình dị, thông thường mà đa số loài người đang hướng tới đó sao!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *