Thời gian gần đây, nhiều người bỗng phát hiện mình thành con nợ do bị kẻ gian đánh cắp thông tin cá nhân. Vậy làm cách nào để kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ?
Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?
Với những người muốn chủ động theo dõi thông tin tín dụng của bản thân, có hai cách để có thể kiểm tra như sau:
1. Tra cứu thông qua website của CIC
CIC (Credit Information Center) là Trung tâm Thông tin Tín dụng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Để tra cứu nợ xấu thông qua tổ chức CIC, cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/
Mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào website của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/, sau đó bấm ô Đăng ký ở góc trên bên phải (nếu chưa có tài khoản).
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân
Tiếp theo, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân quan trọng, đơn cử như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD… Đối với mục Ảnh CMND/CCCD, người dùng phải chụp 3 bức ảnh gồm ảnh mặt trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD. Lưu ý, những mục đánh dấu sao (*) không được bỏ trống.
Bước 3: Chờ kiểm tra thông tin
Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn tất đăng ký, bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.
Nếu được phê duyệt, người dùng chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC và chọn Khai thác báo cáo trên thanh menu, sau đó đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu.
Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không? (Ảnh minh họa)
2. Tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại
Ngoài tra cứu trên website, Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC còn hỗ trợ tra cứu nợ xấu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Các bước tra cứu thực hiện như sau:
Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect
Tải ứng dụng CIC Credit Connect cho điện thoại thông qua App Store hoặc Google Play. Sau đó, đăng ký một tài khoản miễn phí.
Bước 2: Điền thông tin cá nhân
Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…
Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt
Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.
Bước 4: Xem báo cáo
Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.
Cuối cùng, người dùng bấm xem báo cáo để biết các thông tin liên quan đến điểm tín dụng và mức độ rủi ro, tổng số tiền còn đang nợ các tổ chức tín dụng/ngân hàng (nếu có), danh sách các tổ chức tín dụng còn đang nợ (nếu có)…
Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không? (Ảnh minh họa)
Bị giả thông tin để vay tiền: Nên làm gì? Có phải trả nợ không?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ. Trong đó, nếu một người bị lấy cắp hoặc giả thông tin cá nhân là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số điện thoại… để vay tiền thì họ không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, để không phải phải trả nợ do bị đánh cắp thông tin, họ phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
Tuy nhiên, để không phải phải trả nợ do bị đánh cắp thông tin, họ
Cách giải quyết khi “dính nợ” do bị giả thông tin
Khi biết mình “dính nợ” do bị giả thông tin, người bị hại nên yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất… Sau đó, trình báo sự việc cho cơ quan công an để tiến hành điều tra, xác minh cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin.
Khi biết mình “dính nợ” do bị giả thông tin, người bị hại nên yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất… Sau đó, trình báo sự việc cho cơ quan công an để tiến hành điều tra, xác minh cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin.
Trong đó, theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:
– Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
– Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
– Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
– Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…
– Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…
Trên đây là 2 cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không và hướng giải quyết khi bị dính nợ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.