Trong quá trình học bài, để có thể đạt được kết quả cao, bạn phải ghi nhớ rất nhiều nội dung bài học với độ khó, dễ phức tạp khác nhau. Việc học thuộc bài có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt và rơi vào bẫy học (học tràn làn, học quá nhiều mà không biết chỗ nào nên học). Trong bài viết này, Cảm Hứng Sống sẽ hướng dẫn bạn cách học bài nhanh thuộc mà vẫn đúng trọng tâm, mục tiêu bài học.
Chuẩn bị trước khi học thuộc
Để học bài nhanh thuộc thì bạn cần phải học có phương pháp chứ không thể lao vào học ngay lập tức. Như vậy sẽ khiến bạn bị lạc trong kiến thức, học tràn lan mà không đi vào trọng tâm chính vấn đề.
Trước khi học thuộc bài, bạn cần chuẩn bị một số yếu tố để đảm bảo quá trình học sẽ diễn ra thuận lợi và không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân khác. Việc chuẩn bị này bao gồm:
- Môn học, bài học, phần nào nên học, phần nào không cần học?
- Thời gian học là bao lâu?
- Mức độ cần học thuộc (nhớ từng chữ hay nhớ ý chính)?
- Độ gấp của việc học thuộc (cần thuộc ngay hay học từ từ)?
- Có cần chuẩn bị các kiến thức liên quan từ những bài trước không?
Tốt nhất là bạn nên lấy giấy bút, sổ ra và ghi lại những vấn đề mình cần phải học thuộc để đảm bảo bản thân luôn đúng hướng. Việc chuẩn bị này sẽ được coi như một tấm bản đồ trong suốt quá trình học. Nếu bạn không có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu, bạn sẽ rất dễ học tràn lan, không có phương pháp và học mãi không thuộc.
Lên cấp 3 nên học khối nào để chắc chắn đỗ đại học?
Bắt đầu quá trình học thuộc
Sau khi bạn đã chuẩn bị xong, bạn có thể bắt đầu thực hiện cách học thuộc bài nhanh mà Cảm Hứng Sống giới thiệu dưới đây. Khi bắt đầu học thuộc, bạn sẽ phải có chiến lược học sao cho phù hợp nhất với từng tiêu chí mà bạn đặt ra ở phần chuẩn bị. Cụ thể như sau:
Nếu bạn cần thuộc lòng từng chữ
Sẽ có những môn học đòi hỏi bạn phải thuộc lòng từng chữ cái một. Thú thực là việc học kiểu này rất mệt và khó. Giả sử có học thuộc được bạn cũng nhanh quên và thường có xu hướng tự diễn đạt lại theo ý mình.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần thực hiện như sau:
- Cắt nghĩa của phần cần học thuộc thành các đoạn nhỏ
- Đọc đi đọc lại các đoạn nhỏ để hiểu nội dung của bài học
- Đọc chậm rãi và từ từ các câu trong bài học để ghi nhớ tốt hơn
Nếu bạn cần học thuộc phần ý chính
Với những môn học chỉ đòi hỏi bạn học thuộc ý chính thì việc học sẽ thoải mái và đỡ vất vả hơn nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự diễn đạt lại phần nội dung bên trong nên việc ghi nhớ cũng đơn giản hơn nhiều.
Với những môn học như thế này, bạn áp dụng cách học thuộc lòng như sau:
- Dùng sơ đồ hệ thống hoặc phương pháp mục lục hóa bài học để phân cấp nội dung cho bài học từ cấp độ lớn nhất đến nhỏ nhất
- Bắt đầu học thuộc các ý chính theo sự phân cấp nội dung đó
Chú ý trong khi học nếu bạn thấy ý nào không hiểu thì bạn sẽ đọc phần diễn giải của ý đó. Đừng học các ý như một con vẹt. Cách làm như vậy sẽ rất kém hiệu quả.
Cách học giỏi văn cực dễ mà hiệu quả
Cách học thuộc bài nhanh bằng phương pháp mục lục hóa
Bình thường trước khi đọc sách, bạn sẽ thấy trang mục lục. Trang mục lục là nơi tổng hợp và hệ thống hóa nội dung của toàn bộ cuốn sách. Nhìn vào mục lục, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được cuốn sách này viết về nội dung gì và có những nội dung con là gì.
Hầu hết mọi người đều đã được hướng dẫn thực hiện phương pháp sơ đồ hóa rồi. Tuy nhiên, mọi người khi thực hiện sơ đồ hóa thường bị sa đà vào việc làm sao để tăng tính thẩm mỹ, vẽ sao cho đẹp, màu mè. Trong khi đó, yếu tố cốt lõi của việc sơ đồ hóa và mục lục hóa là giúp bạn nắm bắt được toàn bộ cái tổng thể một cách nhanh chóng.
Để mục lục hóa được bài học, bạn cần
- Phân cấp thông tin bài học
- Sắp xếp các luồng thông tin bài học
Phân cấp thông tin bài học
Phân cấp thông tin là chia nhỏ các thông tin có trong bài học đó thành các mục nhỏ có cấp độ quan trọng tương đương hoặc không tương đương nhau.
Ví dụ, khi bạn nhìn vào mục lục của bài viết này, các phần trong bài viết đều được phân cấp thông tin. Có những phần là phần lớn sẽ bao hàm những phần thông tin nhỏ bên trong đó.
Thường thì sách vở cũng giúp các bạn phân cấp thông tin rồi nhưng bạn nên tự mình phân cấp lại một lần nữa.
Tuy nhiên, bạn đừng chỉ phân cấp mỗi đề mục bài học mà hãy phân cấp sâu hơn cả vào nội dung bên trong để dễ nắm bắt thông tin hơn.
Sắp xếp thông tin bài học
Sau khi đã phân cấp thông tin rồi, bạn sắp xếp lại phần thông tin một lần nữa xem mình đã phân cấp đúng chưa và bạn sẽ sắp xếp lại thông tin bài học. Sắp xếp thông tin đúng đắn sẽ giúp bạn học và nhớ nhanh hơn mà không cần nỗ lực nhiều.
Trong quá trình sắp xếp thông tin, não bạn đã tự đọc và ghi nhớ những kiến thức có trong bài rồi nên bạn sẽ không phải ngồi đọc đi đọc lại nhiều lần nữa.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ cách học thuộc bài nhanh. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích cho mình. Bạn lưu ý, nếu áp dụng thì có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bản thân nhé. Bạn không cần phải áp dụng y nguyên, miễn sao phương pháp có phù hợp với bạn là được.
Chúc bạn học tốt!