Chúng không giống nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn khi sử dụng. Phân biệt đố kỵ và ghen tuông rất quan trọng trong việc xác định cảm xúc của bạn. Ghen tuông là phản ứng của bản thân trước nguy cơ mất đi điều gì đó thuộc về chính mình. Đố kỵ là phản ứng đối với điều mà bạn cho rằng mình bị thiếu hụt.
Đố kỵ tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn như thế nào? Có thể một mối quan hệ lâu dài đang có nguy cơ rạn vỡ bởi bạn không thể tỏ ra hạnh phúc cho người bạn thân thêm được nữa, và vì vậy mà bạn đã trốn tránh những cuộc gọi của cô ấy. Có thể bạn bị ám ảnh trong việc kiểm tra Facebook của người cũ chỉ để nhìn chằm chằm vào hình của anh ta và vị hôn thê. Có thể bạn ganh ghét khi đọc blog hình của một người bạn cùng lớp, ước rằng bản thân cũng có khiếu nghệ thuật như cậu ấy. Đó đều là những ví dụ về cách thức sự đố kỵ khiến bạn lãng phí công sức có thể được dùng một cách tốt hơn vào những việc tích cực hơn. Nó có thể làm hại bạn theo những cách dưới đây:
Trước khi có thể đối mặt với sự đố kỵ một cách có tính xây dựng, bạn cần làm rõ nguyên nhân đằng sau nó. Nếu đố kỵ với chiếc xe thể thao mới của người bạn, hãy dành thời gian tự đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân.
Viết là cách rất tốt để bày tỏ cảm giác và đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Viết có thể giúp bạn bước đầu hiểu về sự đố kỵ của bản thân hơn và nhờ đó, đối mặt với nó. Hãy khởi đầu bằng cách ghi lại lý do vì sao bạn cảm thấy đố kỵ. Mô tả nguồn gốc của sự đố kỵ một cách chi tiết hết mức có thể. Cố gắng xác định nguyên nhân khiến bạn đố kỵ với ai đó.
5
Cân nhắc trao đổi với một người bạn về cảm giác đố kỵ của bạn. Trao đổi với người bạn có thái độ hỗ trợ hay thành viên trong gia đình có thể giúp bạn bày tỏ được cảm xúc và cảm thấy tốt hơn. Chọn ai đó không liên quan nhiều với người mà bạn đố kỵ. Đồng thời, đảm bảo rằng người đó sẽ hỗ trợ và lắng nghe bạn nói. Chọn ai đó không quan tâm hoặc không hỗ trợ tốt có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn.