Cách chưng yến đường phèn đúng cách đơn giản nhất tại nhà

Ông bà ta có câu “1 gam yến chưng bằng 40 quả trứng gà”, điều đó cho thấy tác dụng của yến chưng là vô cùng to lớn đối với sức khỏe. Đặc biệt, tổ yến chưng nếu được chế biến một cách khoa học kèm theo một số nguyên liệu cần thiết khác thì dinh dưỡng của món ăn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Thông thường, khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc vừa được trải qua một cuộc đại phẫu tốn sức thì món ăn nào sẽ bù lại dinh dưỡng cần thiết nhất?

Đối với 2momart nói riêng và tại Việt Nam nói chung thì thường món yến chưng chính là món ăn dinh dưỡng tốt nhất giúp người bệnh mau khỏe nhất.

Món yến chưng tươi ngoài việc cải thiện được tình trạng sức khỏe người bệnh thì nó còn chứa rất nhiều công dụng độc đáo khác khi bạn chế biến đúng cách.

Chính vì thế, ngay trong bài hướng dẫn chưng yến này 2momart sẽ chia sẻ đến bạn nhiều công thức chế biến khác nhau cho cho tổ yến chưng không mất đi dinh dưỡng vốn có và tăng khẩu vị thơm ngon cho người dùng.
 

Tổ yến giúp khôi phục sức khỏe và duy trì tuổi trẻ

Tổ yến là món ăn tốt cho sức khỏe người bệnh
 

1

Để có thể tạo nên động lực cho bạn trong việc chế biến món ăn ngon với tổ yến thì trước hết 2momart sẽ chia sẻ một số thông tin phụ về món ăn này.

Một số thông tin sau đây sẽ giải thích với bạn rõ lý do vì sao yến lại được nhiều người lựa chọn sử dụng cho người bệnh ăn và biếu khi đi thăm viện nhất.
 

Tổ yến là loại thuốc bổ giúp cung cấp thêm năng lượng cho cuộc sống; cân bằng và tăng cường quá trình trao đổi chất vô cùng hiệu quả.

Trong đó có những loại có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valin, Arginine, Leucine… đặc biệt, acid oxalic với hàm lượng 8,6% và 31 nguyên tố đa, vi lượng, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se.

Món ăn khi được chế biến có tổ yến sẽ đem đến công dụng tăng hấp thu dinh dưỡng, bổ phổi, tốt cho tim và sự tuần hoàn máu, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, ổn định các chỉ tiêu huyết học.

Từ xa xưa, yến chưng (hay tổ yến) là loại thực phẩm đã được xem như một món ăn giá trị và quyền quý, chỉ dành cho vua chúa.

Nó xuất hiện ở một số các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia,… và được tạo ra bằng nước miếng của chim yến trống và chim yến mái.

Ở Việt Nam, tổ yến không chỉ được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị” mà còn được sử dụng như một loại dược phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe.

Khi bạn ăn tổ yến liên tục sau một thời gian sẽ có tác dụng giữ cho cơ thể trẻ, khỏe không bị bệnh, có công dụng dưỡng da làm da đẹp hơn và cải thiện tình trạng của tóc, chống lão hóa, nhờ đó cải thiện sức khỏe kéo dài tuổi thọ…

Ngày nay, cả Y học cổ truyền của Việt Nam, Đông y của Trung Quốc và khoa học hiện đại đều khẳng định yến sào là một trong những thực phẩm và dược phẩm quý giá nhất giúp hồi phục và tăng tốc độ tái tạo tế bào.
 

Theo như nghiên cứu thì cứ 100gr tổ yến sẽ tương đương 345 kcal. Hàm lượng canxi có trong tổ yến vào khoản 503,6 – 2071,3 mg/g và hàm lượng natri khoảng 39,8 –  509,6 mg/g.

Chính vì thế món ăn này rất thích hợp sử dụng cho mọi độ tuổi, đặc biệt nhất chính là trẻ nhỏ đang trong quá trình lấy lại cân nặng và người lớn tuổi thường xuyên bị bệnh.

Một số công dụng của yến chưng điển hình nhất:

Hỗ trợ cải thiện hệ hô hấp: Thành phần trong nước bọt của yến có công dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp; phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Kích thích tiêu hóa: Do chứa hàm lượng nguyên tố hiếm như Cr nên tổ yến giúp kích thích ăn ngon, cơ thể cũng hấp thu tốt những dinh dưỡng cần thiết.

Tăng cường sức đề kháng, cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể, bổ máu: Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể.

Ổn định hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, bồi bổ trí não, ổn định tinh thần, giúp ngủ ngon hơn nhờ các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br. Để yến chưng phát huy tối đa công dụng của nó, bạn nên kết hợp yến chưng cùng hạt sen thành một món ăn với hiệu quả tuyệt vời.

Tái tạo lại cấu trúc da, tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn, chống lão hóa, giúp da mịn màng, săn chắc nhờ chất Threonine có trong yến chưng giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin

Tăng cường sinh lý, sức khỏe và sự dẻo dai hiệu quả cho cả 2 phái nhờ acid amin và các khoáng chất thiết yếu, quan trọng trong hỗ trợ tăng cường nội tiết tố trong cơ thể.

Tăng tuổi thọ con người.
 

Yến chưng giúp sức khỏe được cải thiện

Yến chưng là món ăn vô cùng bổ dưỡng
 

2

Đã có rất nhiều người vì không tin tưởng món yến chưng mua ngoài tiệm sẽ bổ dưỡng bằng cách tự chế biến tại nhà nên đã quyết định tự chưng và bảo quản theo ý muốn.

Thế những điều này lại không thật sự thành công với một số người ngay trong lần đầu chế biến món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy.

Từ đó diễn ra rất nhiều tình huống như ăn yến mãi mà da không đẹp, sức khỏe không cải thiện và hương vị của món ăn không được đánh giá cao như ngoài tiệm mua về.

Thế nên một số bí quyết truyền tay sau đây sẽ giúp bạn có món yến chưng tại gia vừa ngon lại còn có thể giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng cần thiết đấy nhé.
 

Yến tươi hiện là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng bởi sự tiện lợi cùng giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chỉ biết mua mà không tìm hiểu sâu về các sản phẩm yến sào như: Sự khác nhau giữa yến khô và yến tươi.

Khi bạn phân biệt được hai loại yến này thì khi chế biến sẽ có cách đong đếm phù hợp nhất để giá trị dinh dưỡng bên trong món ăn được giữ nguyên.

Yến tươi là tổ yến thô còn lông sau khi trải qua công đoạn ngâm nở, làm sạch lông, loại bỏ tạp chất và để tương đối ráo nước. Việc thực hiện công đoạn này đòi hỏi người dùng cần phải tỉ mỉ, kiên trì và tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy mà nhiều người thường mong muốn mua sẵn sản phẩm yến tươi để có thể sử dụng đơn giản, nhanh chóng.

Yến khô thì có hai loại chính đó là yến khô kết tinh hoặc tổ yên thô. Trong đó, yến thô là loại tổ yến nguyên thủy còn lông, nguyên chất 100% được thu hoạch trực tiếp từ tự nhiên hoặc từ các nhà nuôi yến lâu đời, chưa qua quá trình sơ chế hoặc chỉ được làm sạch sơ bộ nên vẫn còn lông chim yến và tạp chất bám vào. Còn yến tinh chế chính là tổ yến thô được nhặt sạch lông và các tạp chất, ép khuôn và đưa vào máy sấy lạnh. Cấu trúc của yến tinh chế sẽ khác đi so với tổ yến thô ban đầu.
 

Trong công đoạn sơ chế và làm sạch yến sào, nhiều người đã phạm phải sai lầm là ngâm yến quá lâu trong nước.

Những tưởng ngâm nước nhiều sẽ giúp yến thêm sạch, nhất là những tổ yến thô còn lông, nhưng như vậy sẽ làm chất dinh dưỡng trong yến bị mất đi. Vậy bạn cần lưu ý gì khi tự làm sạch yến tại nhà?

Đối với yến thô (còn nguyên lông và tạp chất) thì nên tuân theo quy trình sau để tổ yến được sạch và ít mất chất khi làm sạch.

➥ Cách làm: Ngâm tổ yến thô trong nước 3 phút sau đó gói trong khăn ẩm, bỏ vô hộp rồi cất trong tủ lạnh 2 tiếng (có thể để qua đêm) rồi làm sạch.

Mục đích của việc này là làm tổ yến vẫn mềm ra để có thể làm sạch bằng nhíp nhưng không bị ngâm nước quá nhiều dẫn đến mất chất và lây bẩn sang vùng sạch của tổ yến.

Trong quá trình làm sạch yến, bạn chắc chắn phải rửa và đại lông tơ, lông măng, vì thế hãy cố gắng hạn chế tối đa thời gian rửa, đãi yến trong nước và rửa càng nhanh càng tốt.
 

Cách sơ chế tổ yến sạch trước khi nấu

Sơ chế tổ yến tươi trước khi chế biến
 

Tuy món yến sào chưng không quá khó để thực hiện nhưng bạn cũng phải nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể giữ lại được lượng chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể.

# Lượng nước: Mực nước (bao gồm: yến, nước và các thành phần khác); không nên quá 3/4 chiều cao của thố. Vì trong quá trình chưng yến, các thành phần sẽ nở ra và sẽ bị trào nếu các bạn cho quá đầy.

# Lửa chưng yến: Nên để lửa nhỏ, giữ nhiệt độ duy trì ở mức 80oC khi chưng yến. Nếu các bạn chưng trong nhiệt độ quá cao trên 80oC, các dưỡng chất trong yến sẽ bị mất tác dụng.

# Thời gian chưng yến tốt nhất: Để chắc chắn sợi yến nở đủ hương vị đậm đà, dai và ngon các bạn không nên quá vội khi chưng yến. Thời gian chưng có thể tầm 30 phút, ủ thêm 20 phút để món ăn ngon hơn. Nếu có thời gian, các bạn có thể chưng cho đến khi yến tan thành dạng lòng để cơ thể hấp thụ được dưỡng chất dễ dàng hơn.

# Cho đường phèn vào yến chưng: Để giữ được hương vị đậm đà của yến sào, các bạn nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi tắt lửa.
 

Như đã nói ở trên, bạn không nên nấu trực tiếp yến sào với lửa lớn, nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, yến sào càng không nên nấu chung với hỗn hợp khác sẽ bị mất dưỡng chất.

Vì vậy, nếu muốn dùng yến sào để chế biến các món ăn, tốt nhất các bạn nên chưng cách thủy tổ yến theo các bước như chia sẻ kế tiếp trong bài.

Sau đó cho tổ yến đã chưng vào món ăn mà các bạn muốn chế biến. Cách này giúp bảo vệ các dưỡng chất, vừa giúp món ăn thơm ngon, mang hương vị tự nhiên của yến.
 

3

Sau khi tìm hiểu một số mẹo vặt trước khi chế biến món yến chưng dinh dưỡng thì tiếp đến 2momart sẽ hướng dẫn bạn một số công thức làm món ăn này tăng thêm phần thơm ngon và không làm mất đi nhiều dưỡng chất bên trong tổ yến.
 

Trong các cách chưng yến để ăn thì yến chưng đường phèn là phương pháp dễ thực hiện nhất và không tốn quá nhiều thời gian trong các bước thực hiện.

Việc chế biến yến tươi với đường phèn sẽ giúp hương vị và dinh dưỡng của yến được giữ nguyên và phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em.

✏ Nguyên liệu chưng yến với đường phèn:

Tổ yến sào đã tinh chế (làm sạch lông) : 5 – 10gr.

Đường phèn: Tùy thích.

Nước lọc.

Một cái rây inox.

Nồi chưng có nắp kiếng hoặc thố chưng yến.

Một chén sứ nhỏ có nắp đậy, dùng để đựng yến.

Một vài lát gừng (nếu thích).
 

Cách chưng tổ yến với đường phèn

Cách chưng yến với đường phèn
 

➥ Cách chưng yến với đường phèn

Bước 1: Trước tiên bạn tiến hành ngâm tổ yến đã tinh chế vào nước lọc khoảng 30 phút để các sợi yến được nở mềm đều. Sau đó bạn dùng rây inox để bỏ nước đã ngâm yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ.

Bước 2: Bạn đổ nước sạch vừa đủ ngập phần yến. Tiếp đến bạn cho đường phèn vào chung với chén yến, có thể cho thêm lên chén yến vài lát gừng (nếu thích). Sau đó đậy nắp chén sứ lại và cho vào nồi chưng.

Bước 3: Đặt nồi chưng lên bếp, bật cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, chưng khoảng 20 phút. Nếu sử dụng nồi chưng điện chuyên dụng thì nên chưng khoảng 60 – 80 phút. Đối với yến đảo tinh chế chưng cách thủy thông thường là 30 – 40 phút, dùng nồi chưng chuyên dụng là từ 2 – 3 giờ.

➥ Lưu ý: Không nên chưng quá lâu so với thời gian quy định tránh trường hợp tổ yến có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng và độ dai tự nhiên của tổ yến.

Không khác gì với món yến chưng đường phèn nhưng công dụng của tổ yến chưng hạt sen sẽ giúp người lớn tuổi bị mắc phải chứng mất ngủ trở nên dễ ngủ hơn, giảm bớt căng thẳng.

2momart tin chắc rằng với vị bùi bùi của hạt sen thì món yến chưng hạt sen của bạn sẽ rất bắt miệng, không còn thông thường như loại yến chưng truyền thống.

✏ Nguyên liệu chưng yến cùng với hạt sen

Tổ yến sào đã tinh chế (làm sạch lông) : 2 tổ yến.

Hạt sen: 10gam.

Đường phèn: Liều lượng tùy vào khẩu vị mỗi người.

➥ Cách chưng yến hạt sen

Bước 1: Ngâm tổ yến đã làm sạch lông khoảng 30 phút. Khi sợi yến đã mềm bạn lọc phần yến đã ngâm qua một cái rây để loại bỏ đi tạp chất, bụi bẩn.

Bước 2: Hạt sen sau khi đã rửa sạch, hoặc ngâm mềm (đối với hạt sen khô). Sau đó bạn có thể dùng tăm loại bỏ đi phần tim sen (nếu thích).

Bước 3: Cho yến vào chén sứ cùng với một ít đường phèn và hạt sen, đậy nắp chén sứ lại và cho hỗn hợp vào nồi chưng, chưng cách thủy khoảng 30 phút. Khi hạt sen mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn.

➥ Lưu ý: Nên tránh dùng tim sen đối với người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, tim sen có vị đắng có thể làm giảm đi vị ngọt thanh của yến với đường phèn. Món ăn nên dùng nóng.

Nếu bạn từng dự tiệc hoặc ghé ăn một quán ăn Trung Hoa nào đó thì chắc hẳn đã từng được ăn qua món yến chưng tứ bảo vô cùng bắt mắt.

Chén yến này sẽ hội tụ bốn loại gia vị thuốc vô cùng dễ tìm như táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, bạch quả để làm nên một món ăn chứa đựng nhiều dinh dưỡng nhất.
 

Chưng yến tứ bảo đơn giản tại nhà

Cách chưng yến tứ bảo nhiều dinh dưỡng
 

✏ Nguyên liệu thực hiện món ăn:

Tổ yến: 5gr (Yến tinh chế) hoặc 20gr yến tươi (đã nhặt sạch lông).

Hạt sen: 30 gram.

Táo đỏ (táo tàu): 5 – 8 quả.

Nhãn nhục: 2 muỗng nhỏ.

Bạch quả: 5 gram.

Đường phèn: 1 – 2 muỗng nhỏ hoặc tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Vài lát gừng (nếu muốn giảm bớt đi mùi tanh tự nhiên của yến).

➥ Cách chưng yến tươi thơm ngon:

Bước 1: Lấy yến sào đã chuẩn bị ngâm vào nước ấm khoảng 20 – 30 phút cho yến nở đều. Kiểm tra thấy các yến đã nở ra thành sợi mềm thì vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Ngâm nhãn nhục vào nước ấm cho nở đều, sau đó rửa sạch lại cùng với các nguyên liệu khác.

Bước 3: Hạt sen chuẩn bị nếu là hạt sen khô, bạn ngâm với nước ấm khoảng 45 phút sau đó rửa lại, cho vào nồi đun với 1 tí nước cho hạt sen chín mềm. Nếu là hạt sen tươi thì bạn tách vỏ, lấy tăm loại bỏ tim sen, sau đó rửa sạch rồi cho vào nồi đun. Hạt sen tươi rất nhanh mềm nên bạn chú ý đun ít thời gian hơn.

Bước 4: Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả vào cùng và đun tiếp, để lửa riu riu cho hỗn hợp chín đều và hòa vào nhau. Cho thêm một ít đường phèn vào tạo độ ngọt vừa ý.

Bước 5: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào chén sứ có nắp, chưng cách thủy trong khoảng 30 phút. Sau đó bạn nêm đường phèn vừa đủ độ ngọt, chưng thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 6: Cho yến sào đã chưng vào hỗn hợp hạt sen táo đỏ,… và đun thêm khoảng 5 phút, thế là bạn đã có ngay một món yến chưng tứ bảo thơm ngon đúng điệu.
 

Món ăn này sẽ đem đến sự thanh mát cho cơ thể, giúp những triệu chứng mất ngủ được cải thiện tốt hơn và giảm cân hiệu quả cho các mẹ sau khi sinh em bé.

✏ Nguyên liệu cần có khi chưng yến với đậu xanh:

Yến sào tinh chế: 1 tổ.

Đậu xanh: 100 gram.

Lá dứa.

Đường phèn vừa đủ.

500ml nước lọc.

➥ Các bước thực hiện món ăn:

Bước 1: Tổ yến bạn mang ngâm với nước sạch cho đến khi sợi yến tơi ra, rửa sạch rồi vớt để ráo.

Bước 2: Đun đường phèn với nước để đường phèn tan đều. Bạn có thể thêm vào vài cọng lá dứa tạo mùi thơm ngon.

Bước 3: Cho tổ yến cùng nước đường phèn đã nấu vào thố chưng yến, chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút.

Bước 4: Đậu xanh đãi sạch vỏ rồi nấu chín cùng với đường phèn. Sau đó bạn cho hỗn hợp yến đã chưng vào cùng với đậu xanh và thưởng thức.

➥ Lưu ý: Không nên cho đường quá ngọt sẽ ảnh hưởng tới hương vị và chất lượng của sản phẩm.

Đông trùng hạ thảo là một trong những dược phẩm khá quý hiếm so với trước kia nhưng nhờ sự cải tiến của thị trường công nghiệp hiện này mà nguyên liệu này đã có thể dễ dàng mua được.

Món ăn chứa đông trùng hạ thảo cùng với yến tươi sẽ giúp gia tăng thể lực của bạn tốt nhất, giúp lưu thông khí huyết và hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả.
 

Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo

Tổ yến chưng đông trùng hạ thảo
 

✏ Nguyên liệu chuẩn bị cho món yến chưng đông trùng

Tổ yến: 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi

Đông trùng hạ thảo: 1 – 2 con

Đường phèn: 1 – 2 thìa nhỏ (tùy khẩu vị)

➥ Làm tổ yến chưng đông trùng hạ thảo

Bước 1: Công đoạn đầu tiên phải làm là sơ chế yến (nếu dùng yến tươi), ngâm để yến mềm và nở ra rồi tách thành sợi, vớt ra để khô nước. Đông trùng hạ thảo bạn cũng rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Bạn cho khoảng 200ml nước vào nồi, cho đường phèn vào đun sôi đến khi đường tan chảy hoàn toàn, sau đó thêm tiếp đông trùng hạ thảo vào đun cùng đường phèn cho chín thì tắt bếp.

Bước 3: Giai đoạn này, bạn chưng yến sào đã sơ chế trước đó với cốc chưng yến trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó mở nắp đổ nốt hỗn hợp nước đường, đông trùng hạ thảo vào khuấy đều, chưng tiếp trong 5 phút là đã xong.
 

Trà táo đỏ là một loại thức uống có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà lại rất an toàn. Thế nên không phải tự nhiên mà vị thuốc bắc ngâm rượu phổ biến luôn luôn có thành phần táo đỏ.

Đặc biệt khi táo đỏ kết hợp với việc chưng yến thì giá trị dinh dưỡng của món ăn sẽ tăng cao hơn rất nhiều, phù hợp sử dụng cho nhóm đối tượng có sức khỏe kém và trẻ nhỏ.

✏  Nguyên liệu chuẩn bị yến chưng với tảo đỏ, hạt sen

Tổ yến: 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi

Hạt sen: 30gr

Táo đỏ khô (táo tàu): 5 – 8 quả

Câu kỷ tử: 10gr

Đường phèn: 1 – 2 thìa nhỏ (tùy theo khẩu vị của mỗi người)

➥ Cách chưng yến đường phèn táo đỏ

Về cơ bản, cách chưng yến với táo đỏ, hạt sen, câu kỷ tử và đường phèn giống với công thức làm yến chưng tứ bảo phía trên, chỉ thay nguyên liệu nhãn nhục, bạch quả bằng hạt câu kỷ tử. Bạn có thể tham khảo cách chế biến ở phần công thức phía trên nhé.
 

Tổ yến có trong món yến chưng hạt chia là thực phẩm được khai thác ở ngoài tự nhiên, chứa tới 31 nguyên tố vi lượng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế, việc sử dụng yến sào liên tục mang tới rất nhiều công dụng sức khỏe đặc biệt.
 

Cách chưng yến đường phèn hạt chia

Cách chưng yến với hạt chia
 

✏  Nguyên liệu chuẩn bị khi chưng yến với hạt chia

Tổ yến khô: 3-5gr

Hạt chia: 2 thìa

Đường phèn: 3gr

250-300ml nước tinh khiết

Thố hoặc nồi chưng yến chuyên dụng

➥ Cách chưng yến hạt chia thơm ngon:

Bước 1: Nếu là tổ yến thô thì cần phải ngâm nước, loại bỏ sạch lông và tạp chất (các bạn có thể tham khảo cách sơ chế tổ yến thô tại đây). Nếu là tổ yến tinh chế thì lấy yến tinh chế đã chuẩn bị ngâm trong nước ấm khoảng 20-30 phút cho yến nở ra đều và mềm. Kiểm tra và vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Đổ 250-300ml nước vào nồi hoặc thố chưng chuyên dụng cùng với tổ yến, hạt chia và chưng cách thuỷ (nhỏ lửa) trong khoảng 20 phút. Khi yến đã nở mềm bạn cho đường phèn vào thố và chưng tiếp 5-10 phút thì tắt bếp. 

Bước 3: Khuấy trộn hỗn hợp hạt chia và tổ yến cho đều. Sau đó là thưởng thức ngay yến chưng hạt chia thơm ngon, thanh mát, bổ dưỡng này nhé!
 

Yến chưng Saffron được xem là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe và làm đẹp được nhiều chị em ưa thích. Tuy nhiên không phải ai cũng chưng yến đúng cách.

✏  Nguyên liệu để chưng yến với saffron

Tổ yến: 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi

Mật ong: 2 thìa

Saffron: 8 – 10 sợi

➥ Cách chưng yến với saffron

Bước 1: Đầu tiên, bạn phải sơ chế và ngâm tổ yến theo quy trình trước đó chúng tôi đã đề cập, để khô ráo nước.

Bước 2: Bạn cho tổ yến vào chén sứ hoặc thố chưng yến có nắp đậy, chưng cách thủy trong vòng 30 phút, sau khi nước chưng sôi nhớ chỉnh nhỏ lửa để yến mềm đều mọi chỗ.

Bước 3: Cùng lúc này, bạn hòa mật ong với nước ấm (khoảng 500ml), sau đó cho phần nước mật ong và Saffron vào cùng với yến, chưng thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, bắc ra ngoài và cho người già, người bệnh thưởng thức.
 

Yến chưng mật ong là món ăn mang sự thanh khiết, ngọt ngào của mật ong – mẫu thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y và tổ yến thượng phẩm từ xưa chỉ được sử dụng cho vua chúa trong cung đình.

Món ăn này bạn có thể sử dụng cho những ai đang bị mất đi khẩu vị hoặc trẻ nhỏ đấy nhé.

✏  Nguyên liệu chuẩn bị

Yến sào: 1 tổ 10 gr (dùng cho 3 – 4 người)

Mật ong: 20 ml

con đường phèn: 20 gr

Vài lát gừng tươi xắt mỏng

Thố sứ và nồi hấp cách thủy
 

Cách chưng yến với đường phèn mật ong

Cách chưng tổ yến với mật ong
 

➥ Cách chưng yến với mật ong

Bước 1: đặt tổ yến sào vào trong một tô nước sạch ngâm 4-9 phút. Sau khi tổ yến đã nở, thay nước cũ bằng nước sạch khác. Lượng bát nước cao khoảng 2 đốt ngon tay út.

Bước 2: Đặt bát chứa yến vào nồi chưng trong khoảng 20 phút cũng như để lửa nhỏ.

Bước 3: hòa tan mật ong với một ít nước ấm.

Bước 4: Sau lúc yến chưng được 20 phút, những sợi yến sẽ chín cũng như nở ra. Cho một một ít mật ong cũng như vài lát gừng mỏng để tăng độ thơm ngon của món yến chưng.

Bước 5: tiếp tục chưng thêm 6 phút nữa, bạn đã có một món tổ yến chưng mật ong thơm ngon bổ dưỡng.
 

4

Yến sau khi chế biến nếu dùng liền thì giá trị dinh dưỡng sẽ còn rất nhiều, nhưng nếu trong trường hợp ăn không hết và để đến ngày hôm sau thì liệu dưỡng chất có còn như lúc đầu?

Để hiểu rõ hơn, một số thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn có cách bảo quản chén yến chưng thơm ngon và không bị mất đi nhiều dinh dưỡng đâu nhé.
 

Chén yến chưng sau chế biến xong sẽ dễ dàng chịu phải một số tác động bên ngoài, khiến chất lượng và vị ngon của món ăn bị thay đổi đi khá nhiều.

Nếu bảo quản trong tủ lạnh, yến chưng sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn, tùy theo nguyên liệu chưng cùng với yến mà bạn có thể giữ yến đảm bảo chất lượng trong thời gian dài hay ngắn. Cụ thể như sau:

Nếu yến chỉ chưng với đường phèn hoặc chưng không đường thì có thể để được tối đa 10 ngày.

Nếu chưng yến với các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen,.. thì thời gian sẽ bị rút lại, có thể chỉ bảo quản được khoảng 1 tuần.
 

Ngoài ra, bạn cũng có thể để yến ở ngăn đông trong tủ lạnh để bảo quản, tuy nhiên, việc này không được khuyến khích vì chất lượng và mùi vị của yến sẽ bị giảm nếu bảo quản lâu trong điều kiện ngăn đông.

➥ Gợi ý: Nếu muốn dùng nóng sau khi bảo quản lạnh, chúng ta lấy 1 chén nước ấm. Sau đó cho lọ Yến vào để hâm nóng từ từ.

Yến chưng bảo quản được bao lâu

Cách bảo quản yến đã chưng
 

Việc bảo quản yến đã chưng là vô cùng cần thiết vì như chúng ta đã biết bất kì thực phẩm nào sau khi đã chế biến đều cần bảo nếu không vi khuẩn sẽ xâm nhập sau thời gian ngắn.

Đối với yến sau khi chưng cũng tương tự như trên, tức chúng ta cần đậy kín và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 5 độ C (ngăn mát của tủ lạnh) hoặc có thể bỏ ngăn đá nếu muốn bảo quản được lâu hơn.

Sau khi chưng, nếu không sử dụng hết các bạn có thể chia nhỏ các món làm từ yến thành những phần nhỏ và để trong ngăn mát tủ lạnh. Việc chia nhỏ thành từng phần sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng trong những lần sau.

Khi kết hợp nước yến chưng đường phèn với các nguyên liệu khác nên sử dụng ngay hoặc không quá 2 ngày sau khi nấu do các nguyên liệu khác có thời gian bản quản thấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả nồi yến.

Nếu bạn muốn giữ lâu hơn thì nên để riêng từng loại nguyên liệu khi nào sử dụng thì mới bắt đầu cho thêm vào chén để dùng chung.
 

5

Ngoài cách chưng yến theo phương pháp truyền thống thì nguyên liệu yến sào còn có thể sử dụng để làm nên một số món ăn với cơm trắng vô cùng bổ dưỡng đấy bạn nhé.
 

Không có lựa chọn nào thú vị hơn việc khai tiệc với món súp yến thả gà, để cảm nhận vị giòn đặc trưng của yến trong nước dùng thơm ngọt vị gà. Một chút dai dai của thịt lườn xé nhỏ cũng tạo thêm điểm nhấn cho món ăn hấp dẫn hơn.

Súp yến thả gà trông khá đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ, cần đến bí quyết ninh xương gà để lấy được vị ngọt nhiều nhất.

Dù yến và gà khi để nguội rất dễ tanh, nhưng với “tiểu xảo” dùng nước gừng để trị, món súp vẫn ngon ngay cả khi để lạnh. Súp yến là món ăn quen thuộc song lại được nhiều vị khách sành ăn lựa chọn, và khó làm chiều lòng nhất.

Bởi họ luôn muốn mùi vị mới hơn, dư vị sâu hơn mà không làm mất đi hương vị thanh tao của yến. Đây là lý do khiến một bát súp yến có thể chứa tới 20 hương vị từ các nguyên liệu gốc, nhưng không vị nào được lấn át vị yến.
 

Tổ yến tiềm gà ác thuốc Bắc được coi là món ăn chuẩn nhất trong thực đơn của nhiều đầu bếp tên tuổi.

Để chuẩn bị cho nước dùng nấu súp, đầu bếp phải dùng 15 nguyên liệu, tạo hương thơm man mác vị sâm quy, kỳ tử, nước gà đen hầm, thịt hun khói, và ngọt ngào vị táo tàu, táo đỏ, sâm quy, nấm thủy tiên, rất hợp để đưa đẩy vị yến. Gà ác tiềm với yến được coi là món ăn chính trong bữa tiệc.
 

Yến sào và nếp than là 2 loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Yến sào tốt cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn… Còn nếp than thì lại chống ung thư, cung cấp nhiều chất sắt…

Vì vậy ta có thể kết hợp yến sào và nếp than để chế biến ra 1 món bổ dưỡng như món: cháo nếp than yến sào. Món này bổ máu an thần, rất thích hợp cho người thiếu máu.
 

Các món ăn có thể chế biến kèm theo tổ yến

Món ăn có thể chế biến cùng tổ yến
 

Với những thông tin vô cùng hữu ích được chia sẻ ngay trong bài viết hướng dẫn chưng yến ngon tại nhà này, 2momart tin chắc rằng bạn đã có thể tự chế biến cho bản thân và người thân món  ăn dinh dưỡng để tẩm bổ sức khỏe rồi đấy.

Nếu thấy những thông tin được nói trong bài viết này hữu ích thì bạn đừng quên đánh giá Hữu ích và đón chờ thêm nhiều thông tin về bếp nút hay nhất sắp được chia sẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *