Tắc tia sữa nổi cục hay còn được gọi là tình trạng tắc tia sữa vón cục, đây là một trong những vấn đề hay gặp nhất ở các bà mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú. Tắc tia sữa nổi cục thường gây đau đớn và khó chịu, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới viêm, thậm chí là áp xe vú. Vậy nguyên nhân và cách chữa tắc tia sữa nổi cục như thế?
1. Tắc tia sữa nổi cục là gì?
Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng ứ đọng được sản xuất nhưng không thoát được ra ngoài tại vú của mẹ khi nuôi con. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất cứ bà mẹ nào khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là những người sinh con đầu lòng. Các cục sữa bị cương cứng làm cho ống dẫn sữa ứ trệ tuần hoàn và gây nên sưng, viêm, tấy đỏ ở bầu ngực.
Khi tia sữa tắc, sữa sẽ vón nhỏ thành cục tại các ống dẫn sữa. Bầu ngực của các bà mẹ sẽ có cảm giác căng tức và nóng. Khi chạm vào các vùng nổi cục sẽ thấy đau. Nếu tình trạng tắc kéo dài, các mẹ có thể có bị áp xe vú, sốt cao và rét run.
2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Sức đề kháng của mẹ sau sinh – đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tắc tia sữa nổi cục. Sau một kỳ sinh nở kéo dài, nếu các bà mẹ không được chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến khí huyết lưu thông không đều và tắc tia sữa khi cho con bú, tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới tắc tia sữa nổi cục cứng.
- Cho con bú sai cách: Điều này chủ yếu là do các mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con khi mang thai lần đầu tiên. Trẻ bú sai cách dẫn đến bú không hết nguồn sữa mẹ tiết ra, dẫn tới tắc tia sữa khiến cho dòng chảy không thể lưu thông, lâu dần gây tắc tia sữa nổi cục.
- Stress và trầm cảm sau khi sinh cũng làm cho mẹ chậm sữa, tắc tia sữa. Vì vậy, sau khi sinh mẹ cần giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để sữa có thể về tốt hơn.
3. Ảnh hưởng của tắc tia sữa đến mẹ và bé
Tắc tia sữa nổi cục nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề và biến chứng nguy hiểm cho mẹ như:
- Trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ sữa mẹ.
- Sữa khỏe của mẹ ảnh hưởng vì những con đau và sốt nhẹ, lâu ngày có thể dẫn tới áp xe vú.
- Viêm tuyến vú hoặc áp xe là một trong những biến chứng nguy hiểm khó điều trị.
4. Cách chữa tắc tia sữa nổi cục
Một số cách chữa tắc tuyến sữa nổi cục:
4.1 Đắp khăn ấm, chườm nước ấm
Để cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục, các bà mẹ có thể đắp khăn ấm, chườm nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ kết hợp cùng việc chườm ấp, đắp, và massage nhẹ nhàng sẽ tác động làm cho cục tắc sữa tan dần, phá bỏ được sự tắc nghẽn, từ đó lưu thông dòng chảy của tia sữa.
4.2 Massage bầu ngực
Để kích thích và lưu thông tia sữa của mẹ, các bà mẹ có thể sử dụng phương pháp massage vùng bầu ngực. Nhiều bà mẹ sau đến gặp bác sĩ được áp dụng phương pháp massage, kết quả rất tích cực, đồng thời sau đó mẹ có thể thực hiện tại nhà.
Cách massage bầu ngực: Dùng một bàn tay hoặc cả hai đẩy và ép bầu ngực lên phía thành ngực, đồng thời kết hợp với xoa và day ép đều những vị trí giúp làm tan cục tắc sữa. Có thể xoa nhẹ nhàng, chỉ dùng lực đủ tránh làm đau để tan cục sữa tắc nằm trong bầu ngực. Massage dần dần theo vòng tròn, thực hiện những thao tác này liên tục cho đến khi tắc tia sữa được cải thiện.
4.3 Cho bé bú thường xuyên hơn
Cho trẻ bú sớm sau sinh là một trong những cách chữa tắc tuyến sữa hiệu quả, bởi quá trình này hỗ trợ lưu thông dòng sữa. Hơn thế nữa, các mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và đều đặn để giúp cho dòng sữa được lưu thông tự động qua hoạt động bú sữa tạo lực hút của trẻ và lực đẩy của nguồn sữa tiết ra sẽ mạnh hơn.
4.4 Cho bé bú đúng cách
Ngoài việc cho bé bú sớm và thường xuyên, mẹ cũng nên cho bé bú đúng cách để giảm tình trạng tắc sữa. Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ bú cần vắt hết sữa thừa, đồng thời vệ sinh đầu ti sạch trước và sau khi cho trẻ bú. Trước khi cho trẻ bú, các bà mẹ nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng bầu ngực cho mềm để sữa dễ lưu thông hơn.
Mẹ nên để trẻ bú trong tư thế thoải mái nhất và đúng cách để trẻ chủ động trong việc tìm kiếm đầu ti. Hãy cho trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên bầu ngực còn lại, bên nào căng hơn bú trước.
4.5 Dùng máy hút sữa để hút sữa thừa
Trong một số trường hợp tắc tia sữa nổi cục cần phải sử dụng đến dụng cụ như máy hút sữa để hút sữa thừa trong giai đoạn ban đầu khi các cục sữa tắc mới hình thành cũng như vị trí nằm gần núm vú. Nếu các cục sữa tắc ở các vị trí sâu, phức tạp cũng như ở giai đoạn cục sữa đã lớn thì tác dụng của máy hút sữa hạn chế. Bởi tác dụng lực nhỏ sẽ không có hiệu quả, còn khi tác động lực lớn sẽ làm mẹ đau và ảnh hưởng đến mạch máu…
Tóm lại, tắc tia sữa nổi cục là tình trạng tắc tia sữa vón cục, đây là một trong những vấn đề hay gặp nhất ở các bà mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú. Tắc tia sữa nổi cục thường gây đau đớn và khó chịu nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm, thậm chí là áp xe vú. Vì vậy, khi thấy căng tức ngực thì các bà mẹ cần có biện pháp xử trí, nếu xuất hiện tình trạng viêm thì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp y tế.
Tác động cột sống điều trị phục hồi nguồn sữa mẹ, tắc tia sữa, thiếu sữa, mất sữa là 1 trong 17 bệnh lý mà Phòng Tác động cột sống tại Vinmec Times City được công nhận khám và điều trị hiệu quả.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tắc tia sữa tại các Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec
để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.