Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu là giải quyết các triệu chứng và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi có suy tuần hoàn, suy hô hấp:

  • Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol);
  • Bù đủ nước và điện giải: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol, hydrite);
  • Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm…;
  • Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
  • Khi phát hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển lên tuyến trên để điều trị chuyên sâu.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cha mẹ nhận biết những dấu hiệu nguy cơ cao ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, nôn ói… để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc sau 1 tuần khi bé bắt đầu hồi phục. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn hoặc những triệu chứng bất thường, cần đưa trẻ tới viện ngay.

Cần lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Ngược lại, việc dùng kháng sinh tùy tiện có thể gây hại sức khỏe, khiến cho bệnh nặng hơn, tạo ra hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng, dẫn đến rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em nói riêng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *