Biết cách chỉnh amply karaoke sẽ giúp các bạn thỏa mãn đam mê ca hát ngay tại nhà của mình một cách trọn vẹn nhất. Trong bài viết này, Việt Mới Audio sẽ giới thiệu đến bạn cách chỉnh amply, song song đó là một số lưu ý để hạn chế tối đa tình trạng âm thanh bị hú, âm trepe hay hiệu ứng vang để giọng hát của bạn trở nên hay như ca sĩ khi sử dụng thiết bị này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu về các nút chức năng trên amply
Một số loại amply như Jarguar, Paramax, Nanomax… đều có các khu vực điều chỉnh như nhau như phần điều chỉnh micro (mic), vang (echo), đường nhạc (music) và đường tổng (master).
- Phần điều chỉnh mic: Phụ trách điều chỉnh âm thanh đầu ra của giọng nói hay giọng hát.
- Phần điều chỉnh vang: Phần này sẽ phụ trách điều chỉnh độ vang.
- Phần điều chỉnh đường nhạc: Phụ trách độ lớn nhỏ cũng như đường đi của nhạc.
- Phần điều chỉnh đường tổng: Phụ trách âm thanh phát ra qua loa.
2. Hướng dẫn các âm bass, mid và treble trong amply
Trước khi tìm hiểu cách điều chỉnh các âm bass, mid và treble thì bạn cần biết thuật ngữ của các loại âm này. Trước hết, âm bass hay còn gọi là âm trầm, có tần số từ 16 đến 256Hz. Còn âm mid hay middle là âm trung và cũng chính là âm thanh từ giọng nói, xe cộ, đồ vật… có tần số từ 500 Hz đến 6 kHz. Âm treble hay HI có tần số cao từ 6 kHz đến 20 kHz, là thành phần quan trọng trong việc tạo ra tiếng vang, tiếng bổng của âm thanh.
Tương ứng với 3 loại âm này sẽ có các nút điều chỉnh khác nhau trên amply, chi tiết như sau:
- LOW: Phụ trách âm bass.
- MID: Phụ trách âm middle.
- HI: Phụ trách âm treble.
2.1 Chỉnh âm bass
Bạn có thể điều chỉnh âm trầm bằng cách gõ nhẹ hoặc thổi mạnh vào đầu micro. Sau đó, bạn hãy cảm nhận âm thanh đã đủ bass và chắc chắn chưa. Nếu vẫn chưa thì dùng nút LOW để điều chỉnh. Đặc biệt, nếu ai có chất giọng cao thì bạn nên tăng mức âm bass lên để âm thanh khi phát ra rõ ràng mà không bị chói tai. Còn nếu bạn sở hữu chất giọng trầm ấm thì nên điều chỉnh âm bass xuống để âm thanh phát ra được cân bằng giữa giọng hát và thiết bị.
2.2 Cách chỉnh âm mid
Đối với cách điều chỉnh âm mid, bạn chỉ cần nói từ “Hi” và cảm nhận âm thanh sao cho tròn trịa nhất. Kế đến, bạn dùng nút MID để điều chỉnh. Lưu ý, để hạn chế âm thanh phát ra bị hú, bạn không nên điều chỉnh nút này quá cao. Cũng giống như cách điều chỉnh âm bass, nếu có chất giọng cao thì bạn nên tăng mức âm mid lên. Còn nếu bạn sở hữu chất giọng trầm ấm thì nên điều chỉnh âm bass xuống.
2.3 Chỉnh âm treble
Để điều chỉnh âm treble, bạn có thể hát một câu nào đó và cảm nhận sao cho âm thanh phát ra qua loa rõ tiếng, đủ trong và ấm. Nếu thừa âm treble thì âm thanh bị phát ra sẽ gây chói tai, còn thiếu âm treble thì tiếng phát ra không có sức sống.
Ngược lại với cách chỉnh âm bass và mid, nếu sở hữu chất giọng cao thì bên nên điều chỉnh âm treble thấp xuống. Còn bạn có chất giọng trầm ấm thì nên điều chỉnh âm trable lên. Thêm 1 điểm lưu ý là nút TREBLE được điều chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ và nên vặn ở góc 11 giờ để âm thanh phát ra được ổn định nhất.
3. Cách chỉnh amply để hát karaoke hay nhất
Để âm thanh hát karaoke phát ra hay như ca sĩ, bạn cần thực hiện 5 bước chỉnh amply theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cắm mic vào amply. Sau đó, bạn thực hiện vặn các nút LO, HI, MID theo hướng 12 giờ và nút VOL của mic theo hướng từ 11 giờ đến 1 giờ.
- Bước 2: Điều chỉnh các nút ở khu vực micro. Ở bước này bạn nên mở cả 2 mic nhé!
- VOL: Bạn điều chỉnh bằng cách nói vào mic và cảm nhận. Bạn lưu ý phải thực hiện cẩn thận, nếu không âm thanh phát ra sẽ khó mà hay được.
- PAN (hay BAL): Bạn nên vặn theo hướng 12h.
- LO: Bạn đọc các số 1, 4, 7 vào mic sao cho âm đủ trầm. Nếu không đủ trầm thì có hiện tượng ù tai. Lúc đó, bạn vặn nút LO theo chiều kim đồng hồ đến khi âm trầm bị méo thì vỡ thì vặn ngược lại.
- HI: Bạn đọc các số 6, 9 vào mic sao cho đủ tiếng treble. Nếu âm treble bị thừa thì tiếng sẽ bị xé và chói, còn nếu thiếu thì âm thanh không đủ độ bay. Lúc đó, bạn cần vặn theo chiều kim đồng hồ đến khi nào nghe tiếng HI bị chói thì vặn ngược lại.
- Mid: Cuối cùng, bạn đọc các số 2, 3, 5, 8 vào mic để cảm nhận, sao cho âm thanh khi đọc số 2 và số 8 phát ra sáng, âm của số 3 và số 5 không bị vỡ là ổn.
- Bước 3: Tinh chỉnh các nút thuộc khu vực vang (echo) như sau:
- LO: Điều chỉnh độ vang của mic trầm.
- Treble: Điều chỉnh độ vang của mic cao.
- Rebeat hay RPT: Là nút điều chỉnh độ lặp lại. Nên tinh chỉnh nút RPT theo hướng 12h tương ứng với độ lặp khoảng 6 lần. Những ai hát tốt thì điều chỉnh nút này theo hướng 11h.
- Delay hay DYL: Là nút điều chỉnh độ trễ hay tốc độ nhanh chậm của giọng hát. Nên điều chỉnh nút này theo hướng 12h là ổn. Ngoài ra, bạn có thể vặn lên mức 12 giờ 30 hoặc 13 giờ trong trường hợp hát mà nhận thấy giọng hát chậm hơn nhạc.
- Bước 4: Tinh chỉnh các nút ở khu vực nhạc (music) như sau:
- VOL: Điều chỉnh âm lượng nhạc. Bạn nên điều chỉnh tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng mic một chút để âm thanh được rõ.
- LO: Điều chỉnh bằng cách hát thử vào Mic và cảm nhận sao cho âm bass và treble cân bằng nhau và không có tình trạng ù tai.
- MID: Điều chỉnh theo hướng 9 đến 10h.
- HI: Để hạn chế âm thanh phát ra bị xé vỡ thì nên điều chỉnh nút này theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Bước 5: Vặn các nút ở khu vực âm tổng (master):
- VOL: Phụ trách điều chỉnh âm lượng nhạc nền cũng như âm thanh mic. Âm thanh phát ra loa to, nhỏ hay phù hợp đều hoàn toàn dựa vào nút này.
- LO, HI VÀ MID: Phụ trách âm sắc của mic. Lưu ý là sau khi đã điều chỉnh các nút ở mic thì mới điều chỉnh các nút LO, MID và HI ở khu vực này bạn nhé!
4. Hướng dẫn điều chỉnh amply nghe nhạc hay
Nếu sử dụng dàn loa để nghe nhạc thì bạn cần tinh chỉnh các nút trên amply theo hướng dẫn sau đây
- LOW: Vặn theo hướng từ 10 giờ đến 1 giờ.
- MID: Chỉnh ở mức từ 10 giờ đến 12 giờ.
- HI: Vặn ở mức từ 10 giờ đến 12 giờ
5. Cách chỉnh amply karaoke không bị vang, hú
Tình trạng âm thanh phát ra bị hú thường gây ra bởi micro và loa. Do đó, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa micro và loa sao cho phù hợp cũng như không nên hướng micro trực tiếp vào loa vì khi đó ra âm thanh bị hú. Sau đây là một số hướng dẫn điều chỉnh các nút vặn để đảm bảo âm thanh phát ra không bị hú:
- Khu vực master:
- Điều chỉnh nút VOL theo hướng 11h
- Vặn các nút LO, HI và MID theo hướng 12h
- Khu vực micro:
- Phải luôn mở cả 2 micro karaoke để điều chỉnh chính xác nhất
- Đối với micro của thương hiệu Shure, nút VOL cần điều chỉnh theo hướng 3h
- Với micro của các thương hiệu khác, nút VOL được điều chỉnh theo hướng 10h đến 11h là ổn
- Nút PAN (hoặc BAL) điều chỉnh theo hướng 12h
- Nút ECHO của mỗi micro điều chỉnh theo hướng 12h
- Nút MID được điều chỉnh theo hướng từ 12 đến 1h
- Nút LOW vặn theo hướng 11h đến 12h
- Khu vực echo:
- Vặn nút LOW của echo theo hướng 10h
- Vặn nút HI theo hướng 11h đến 12h
- Khu vực music:
- Nút LOW vặn theo hướng 10h
- Nút MID điều chỉnh theo hướng 11h hoặc thấp hơn
- Nút HI vặn theo hướng 11 đến 12 giờ
6. Lưu ý khi chỉnh amply karaoke
Để âm thanh phát ra được như ý, khi điều chỉnh amply karaoke, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Như đã đề cập ở trên, nút TREBLE sẽ phụ trách điều chỉnh âm thanh phát ra không bị hú. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn điều chỉnh nút âm lượng VOL hay tiếng vang ECHO ở phần micro.
- Bạn cần vặn các nút trên amply một cách nhẹ nhàng để tránh gây cháy loa.
- Để an toàn cho việc sử dụng thì bạn phải đảm bảo rằng amply ở chế độ “tắt” trước khi kết nối với các thiết bị.
- Bạn nên đặt các dàn máy cách nhau từ 5 đến 10 cm để tạo không gian tỏa nhiệt cũng như hạn chế việc bị nhiễu từ trường làm giảm chất lượng âm thanh.
- Micro là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên âm thanh hay và ổn định. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một chiếc micro thật chất lượng và phù hợp túi tiền để có thể tận hưởng các bài hát một cách trọn vẹn nhất.
Thông qua bài viết trên đây, Việt Mới Audio hy vọng các bạn đã có thêm mẹo hữu ích trong cách chỉnh amply karaoke để hát hay như ca sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng thiết bị amply xảy ra các tình trạng âm thanh bị hú, rè, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 0977 38 9999 để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ!
Chia sẻ này có hữu ích không?
Hữu ích
Không hữu ích
Cám ơn Bạn đã đánh giá!
Chia sẻ: