Amply là một trong những thiết bị âm thanh không thể thiếu trong một dàn karaoke chuyên nghiệp. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách chỉnh amply karaoke gia đình sao cho phù hợp dẫn đến chất lượng âm thanh không hay. Hãy để Vua2hand giúp bạn hiểu thêm về cách chỉnh amply chuẩn, nhanh chóng nhất trong bài viết dưới đây.
Các bước chỉnh amply karaoke gia đình
Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cách chỉnh amply karaoke gia đình, Vua2hand sẽ hướng dẫn chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Trước khi điều chỉnh amply, hãy đảm bảo bạn đã để amply karaoke ở trạng thái off, vặn volume về mức tối thiểu và cắm micro vào đúng vị trí.
Bước 2: Điều chỉnh các nút trên hệ thống về hướng 12h. Sau đó tăng từ từ nút volume tổng, volume micro, volume nhạc.
Bước 3: Chỉnh micro karaoke.
Ở bước này, sẽ có 3 nút mà bạn cần điều chỉnh là nút LO, HI, Mid tương ứng với các trường hợp:
-
Chỉnh giọng hát hơi trầm, nhiều chất Bass: vặn nút LO của micro về khoảng vị trí từ 12h-1h
-
Chỉnh giọng hát thiên treble: vặn nút Hi của micro về khoảng vị trí từ 12h-1h
-
Với giọng hát yếu hãy đưa volume Mid của Micro về khoảng vị trí từ 10h-1h để khi hát sẽ không có cảm giác cố, gây mệt
Sau mỗi lần điều chỉnh, hãy thử mic để xem âm thanh đã đúng với ý bạn hay chưa. Và bạn cũng nên lưu ý không nên lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi vì như thế sẽ gây ra tiếng rít khó chịu.
Bước 4: Chỉnh ECHO
Tiếp đến, bạn hãy điều chỉnh ECHO, độ vang. Tùy vào không gian, độ rộng của phòng, khả năng cách âm mà bạn điều chỉnh sao cho phù hợp. Ở bước này, các nút bạn cần điều chỉnh là:
-
Nút VOL (âm lượng vang nhại của tiếng hát): Điều chỉnh về mức cân bằng, không nên để quá thấp dưới 10h vì như thế khi hát sẽ bị mệt
-
Nút LO: nút điều chỉnh độ vang nhại âm trầm của Mic
-
Nút HI: nút điều chỉnh độ vang nhại âm cao của Mic
-
Nút RPT: nút điều chỉnh độ dài của tiếng vang.
-
Nút DLY: nút điều chỉnh độ nhanh chậm của vang. Với nút này, các chuyên gia khuyên bạn nên vặt nút về hướng từ 12h-1h. Khi nào âm vọng lại 4-5 lần là vừa đủ.
Cách điều chỉnh chuẩn ở bước này là làm sao giọng nói khi phát ra từ loa không quá vang, không lặp đi lặp lại nhiều quá mà tiếng vẫn tròn là hoàn hảo. Và để có thể kiểm chứng chính xác, hãy thử nói hoặc hát một đoạn xem đã ổn chưa.
Bước 5: Chỉnh Music
Sau khi hoàn thành bước chỉnh micro karaoke xong hãy tăng dần volume nhạc sao cho tiếng nhạc không lớn hơn tiếng micro. Lúc này hãy quan sát hiện tượng xảy ra, nếu như xuất hiện tiếng rít, bạn cần phải giảm chiết áp Hi ở vỉ Master.
Bước 6: Chỉnh Master (tổng)
Cuối cùng, hãy chỉnh âm lượng (Vol) của tổng ở mức 11h-12h (không nên để quá thấp). CÒn trong quá trình sử dụng bạn muốn chỉnh âm lượng của nhạc hãy chỉnh âm lượng ở Music, Nếu muốn tiếng mic nhỏ, chỉnh Volume ở Mic.
Tương tự, LO, MID, HI là âm trầm, trung, cao của tổng. Nên để trong khoảng 11h-1h.
Những điều cần chú ý khi căn chỉnh amply karaoke gia đình
Ngoài các bước thực hiện trong cách chỉnh amply karaoke gia đình trên, bạn cần lưu ý thêm những điều sau để có được một chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất:
-
Khi hát bạn thấy giọng hát bị nặng: Hãy từ từ tăng nút Mid
-
Nếu nghe tiếng hát không được dày: Bạn hãy tăng nhẹ nhàng nút Echo trên Mic và nút Low trên Echo tổng.
-
Đặc biệt lưu ý: Dù là điều chỉnh thêm bất kỳ nút chức năng nào bạn cũng nên thực hiện từ từ để tránh bị hú gây ra tình trạng nhanh bị hỏng loa.
Nên sử dụng những loại micro chất lượng bởi nếu mic không tốt sẽ khiến tiếng bị sai, gây nên những âm thanh hú.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý về vị trí đặt loa và những thiết bị khác để tránh trình trạng dội âm, tiêu âm.
Chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh
Trên đây là những chia sẻ về cách chỉnh amply karaoke gia đình được các kỹ thuật viên của Vua2hand thử nghiệm và hướng dẫn đến người dùng để bạn có thể tự căn chỉnh Amply một cách chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn cập nhật rất nhiều những chia sẻ hữu ích khác tại webiste hoangbaokhoa.com để khách hàng có thể tham khảo.
Nếu muốn được tư vấn trực tiếp các giải pháp âm thanh chất lượng, hãy liên hệ với Vua2hand theo những thông tin dưới đây.