Cách chăm sóc hoa hồng dày cánh, khỏe cây, sạch chuẩn hữu cơ

Hoa hồng là một loài hoa phổ biến với vẻ đẹp đằm thắm chiếm giữ trái tim của không biết bao nhiêu người. Tuy nhiên, không phải bất cứ người yêu hoa hồng nào cũng biết cách trồng và chăm sóc làm sao cho hồng dày cánh, hoa nở nhiều và đẹp, lá xanh, cây khỏe. Hy vọng thông tin Đặng Gia Trang sắp trình bày bạn sẽ biết cách chăm sóc cây hoa hồng cho đúng để có một vườn hồng tuyệt đẹp. Mời các bạn cùng tham khảo.

hoa hồng hữu cơCách chăm sóc hoa hồng hữu cơ

1/ Lưu ý khi chăm sóc cây hoa Hồng

1.1 Chọn cây giống hợp điều kiện

Trên thế giới có rất nhiều loại hoa hồng, từ loại tiểu cảnh nhỏ đến hoa hồng ngoại, từ hoa hồng phủ mặt đất đến hoa hồng leo. Chọn Hồng theo màu sắc:

  • Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
  • Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
  • Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
  • Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
  • Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
  • Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Nên chọn một vài giống phù hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực bạn sống sẽ tốt hơn là hàng chục giống cây đẹp nhưng không phù hợp.

Có thể mua Hồng trồng chậu hoặc loại rễ trần, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng:

– Hoa hồng ươm sẵn trong chậu: Là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mới làm vườn vì chúng dễ trồng và nhanh chóng. Bạn có thể được mua tại các vườn ươm địa phương suốt mùa sinh trưởng của Hồng.

– Hoa hồng rễ trần: Một trong những ưu điểm của hoa hồng rễ trần là có rất nhiều giống để lựa chọn. Hơn nữa, giá sẽ rẻ và có thể mua hàng online. Tuy nhiên, không giống như hoa hồng trồng trong chậu, cây rễ trần cần ngâm kích rễ qua đêm trong nước trước khi trồng. Ngoài ra, rễ cần đảm bảo độ ẩm liên tục trong vài tháng đầu sau khi trồng.

cách chăm sóc hoa Hồng rễ trầnHồng rễ trần

Tìm hiểu thêm: Hoa hồng rễ trần phân loại và cách trồng hiệu quả

1.2 Trồng hoa Hồng đúng vị trí

Cây hồng cần rất nhiều ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày cây hoa hồng cần từ 6 đến 8 giờ nắng để cây hoa hồng có thể phát triển tốt và ra hoa đẹp. Thiếu nắng cây hồng sẽ trở nên èo uột, chậm phát triển.

Do đó, bạn nên đặt chậu hồng ở nơi đón ánh nắng mặt trời buổi sáng hoặc có ánh nắng thường xuyên, tránh nơi đón nắng gắt vào buổi trưa. Trong điều kiện khí hậu đặc biệt nóng, hoa hồng phát triển tốt nhất khi chúng được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào buổi trưa.

Ở những vùng có khí hậu lạnh, trồng một bụi hoa hồng bên cạnh hàng rào hoặc tường quay về hướng Nam hoặc Tây có thể giúp giảm thiểu thiệt hại do đông lạnh.

1.3 Trồng hoa Hồng đúng thời vụ

Hoa hồng được trồng tốt nhất vào mùa xuân (sau đợt rét lạnh mùa đông) hoặc trồng đủ sớm vào mùa thu để rễ có đủ thời gian hình thành trước khi cây ngủ yên trong mùa đông (ít nhất sáu tuần trước khi không khí lạnh tràn về).

Đọc ngay: 5 yếu tố cơ bản cần chuẩn bị khi bắt đầu trồng hoa hồng

2/ Trồng hoa hồng đúng cách

Trồng hoa hồng gốc trần hoặc trong chậu đúng cách sẽ đảm bảo vườn Hồng nhà bạn có một khởi đầu tốt.

cách chăm sóc vườn hoa hồng dinh dieu hienVườn hoa hồng hữu cơ của chị Diệu Hiền

2.1 Đối với hoa hồng trồng trong vườn

– Hố trồng cần đủ sâu và đủ rộng để cây có thể bám rễ. Đất nơi này cần thoát nước tốt, vì hoa hồng không thích ngập úng.

– Trộn phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân trùn quế), trấu hun, mụn dừa với đất đã được lấy ra từ hố trồng theo tỉ lệ 3:1:1:5. Sau đó, lấy 1/3 đất trộn cho vào dưới đáy hố trồng và đặt bụi hoa hồng vào trong hố. Tiếp theo lấp phần đất đã trộn lại lên gốc cây, rãi một ít phân bón tan chậm rồi tiếp tục lấp đất kín gốc, dùng tay ấn nhẹ để đảm bảo gốc hồng đứng vững, không lung lay.

– Tưới nước đều quanh gốc, sau đó vun đất tơi xốp xung quanh cây để bảo vệ hoa hồng trong thời gian thích nghi với vị trí mới.

– Nếu bạn trồng nhiều cây thì khoảng cách giữa các cây ít nhất 50cm để có không gian phát triển rộng rãi khi chúng trưởng thành.

2.2 Đối với cây hoa hồng trồng trong chậu

– Chọn chậu trồng có đường kính vừa với tán Hồng, đáy có lỗ thoát nước.

– Rải một lớp viên đất nung size lớn xuống dưới đáy chậu để giữ ẩm và đảm bảo thoát nước tốt.

– Trộn giá thể mới theo tỉ lệ 4 đất : 3 phân hữu cơ : 1 trấu hun : 1 mụn dừa : 1 viên đất nung, đất trồng đảm bảo tươi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Hoặc để tiện lợi hơn bạn có thể sử dụng Đất sạch hữu cơ SFARM chuyên dùng cho hoa kiểng.

– Cho giá thể vào 1/3 đáy chậu, đặt gốc Hồng vào chính giữa, lấp đất lại kín gốc, nén chặt gốc tránh làm cây lung lay.

– Rải một ít phân trùn quế viên nén tan chậm lên gốc, phủ bề mặt bằng viên đất nung rồi tiếng hành tưới nước để giữ ẩm.

– Đặt chậu mới trồng trong mát từ 3 – 5 ngày rồi mới đem ra nắng để cây sinh trưởng.

Cách chăm sóc hoa hồng sau khi trồngCách chăm sóc hoa hồng sau trồng

3/ Thay giá thể cho hoa hồng

Là một trong những bước rất quan trọng trong việc chăm sóc hoa hồng, giúp hồng ra nhiều hoa, hoa to và rực rỡ, đặc biệt là khi bạn trồng hoa hồng trong chậu. Thường tiến hành thay giá thể trồng Hồng sau khoảng 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu bạn cứ sử dụng đất trồng đó mãi không thay thì cây sẽ ngày càng èo ọt, không phát triển. Lúc này giá thể đã kiệt quệ dinh dưỡng dù bạn có bón phân để cải tạo, cung cấp dinh dưỡng, cây cũng ít đâm tược non, nên việc thay đất/giá thể là cần thiết. Xem thêm bài viết:

Giá thể nên trộn theo tỉ lệ 30% đất thịt, 30% phân trùn quế, 10% mụn dừa hay xơ dừa, 20% trấu hun và 10% viên đất nung. Việc bổ sung phân trùn quế là điều “phải làm”, vì lúc này hoa hồng cần bổ sung dinh dưỡng để cây phục hồi nhanh chóng.

cách chăm sóc thay chậu cho hoa hồng có bổ sung phân trùn quế SfarmThay chậu cho hoa hồng có bổ sung phân trùn quế Sfarm

4/ Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng

4.1 Cách tưới nước hoa hồng

– Đất trồng Hồng cần được giữ ẩm đều trong suốt mùa sinh trưởng.

– Hàng ngày bạn cần tưới đẫm nước cho chậu vào mỗi buổi sáng và chiều mát. Hoa hồng trồng khu vực khí hậu nóng sẽ cần nhiều nước hơn khu vực khí hậu lạnh.

– Sử dụng vòi tưới, bình tưới có vòi dài, hoặc đũa tưới hướng thẳng vào đất tránh làm ướt tán lá.

– Hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

– Để giảm văng đất khi tưới nước bạn có thể phủ một lớp viên đất nung Sfarm size lớn lên bề mặt chậu.

4.2 Cách chăm sóc bón phân hoa hồng

Bón phân cho cây là một phần quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc hoa hồng. Để Hồng cho hoa ấn tượng thì phải bón phân thường xuyên. Phân bón hữu cơ là phân bón lý tưởng nhất cho hoa hồng, giúp cung cấp dinh dưỡng từ từ và ổn định. Phân bón hữu cơ giúp khuyến khích các vi sinh vật có lợi trong đất và cân bằng độ pH trong đất. Đặc biệt phân bón tan chậm như phân trùn quế viên nén sẽ cung cấp đạm, lân, kali và các trung vi lượng đầy đủ.

Cách bón

– Khi cây hoa hồng được 10 ngày, bạn cần bón phân trùn quế 300 – 500gr/gốc, tùy gốc lớn nhỏ mà tăng giảm liều lượng.

– Mỗi lần bón bổ sung thêm phân chuối trứng sữa với công thức làm như sau: 1kg chuối + 3 quả trứng gà + 10gr mật rỉ đường + 3l nước sạch đã để vài hôm cho hết clo + 10 gói men tiêu hoá của người loại 1 nghìn 1 gói hoặc 2 nghìn 1 gói ý. Tất cả trộn chung xay nhuyễn rồi ủ sau 30 ngày là dùng được. Sau đó tưới nhẹ lên gốc, thân vào buổi sáng hoặc cuối chiều.

– Cứ 7 – 10 ngày bổ sung phân trùn quế một lần để cây hồng đâm tược non và cho màu sắc hoa bền đẹp, dày cánh. Do phân có pH trung tính, bón nhiều vẫn không nóng, cháy cây như các loại phân bón khác.

– Sau 3 tháng, cần tiến hành xới đất nhẹ quanh gốc cây để rễ đâm lên trên, rồi dùng phân trùn quế rải lên trên bề mặt chậu và lắp lại. Mục đích giúp hệ rễ của hoa hồng phát triển hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh tấn công.

Mách nhỏ với bạn, bạn muốn hoa hồng có màu sắc đậm, lâu bị bay màu thì nên bón thêm phân trùn quế khi nụ hoa vừa mới nhú, ngoài ra còn bổ sung thêm vỏ trứng gà để tăng dinh dưỡng cho cây. Tuyệt đối không tưới phân, tưới nước lên cánh hoa khi nụ bắt đầu nở hoa.

5/ Bấm ngọn cây và không cho cây mọc lên cao

Việc bấm ngọn hồng để cây không cao quá và chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi hoa nhiều hơn. Thường người ta sẽ bấm ngọn hoa hồng vào thời kỳ cây sắp ra hoa. Khi bấm ngọn, hàm lượng Auxin trong cây giảm, tỉ lệ Auxin/Xitokinin trong cây cũng giảm theo do đó hiện tượng ưu thế ngọn bị mất đi và Cytokinin sẽ kích thích chồi bên và cành bên sinh trưởng phát triển mạnh. Điều này làm cho cây hồng có nhiều cành bên hơn thì năng suất, sản lượng hoa tăng đáng kể.

6/ Cách chăm sóc cắt tỉa hoa hồng chuẩn chuyên gia

Cắt tỉa sẽ giúp tạo ra một cây hồng khỏe mạnh và nhiều hoa. Cắt tỉa nhánh sâu xuống, để cho cây hồng mọc tược gần gốc, tược càng gần gốc thì càng to khỏe và cho nhiều hoa (điều này chỉ áp dụng với cây hồng khỏe mạnh, còn với cây yếu cắt tỉa sâu sẽ làm cây hồng ra đi vĩnh viễn).

Cắt tỉa hoa hồngCắt tỉa hoa hồng

– Việc cắt tỉa chính nên được thực hiện vào đầu mùa xuân.

– Trước khi tiến hành cắt tỉa cành hoa hồng 1 tuần ta tiến hành bón phân trùn quế vào gốc hồng.

– Và khi cắt cành cần quan sát cắt sau cho cành nhánh và chậu thật cân đối. Và trên mỗi cành chừa lại tối thiểu 2 – 3 cặp lá.

– Bạn không nên để hoa tàn trên cây, khi hoa nở hết cỡ, dần dần màu hoa nhạt đi, bạn cần cắt bỏ hoa và cắt thêm 1 mắt nữa để kích thích cây hồng ra mầm mới.

– Cắt tỉa 1 số cành hồng xấu, đã già, cành yếu, bấm ngọn những cành xung quanh để cây thêm cứng cáp, cho ra nhiều hoa hơn.

– Sau cắt tỉa cần phun thuốc trừ sâu và nấm kịp thời để bảo vệ mắt mầm, giúp mầm bật khỏe.

=> Để kích thích chồi, mầm hồng ra tua tủa bạn có thể tham khảo ngay bí quyết kích chồi cho hồng cực đơn giản với GE gừng

7/ Phòng trừ sâu bệnh hữu cơ khi chăm hoa hồng

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho hoa hồng là chọn giống kháng bệnh. Những bông hồng này được lai tạo và chọn lọc để chống lại các bệnh phổ biến nhất của hoa hồng, bao gồm cả bệnh phấn trắng và đốm đen.

Đối với các giống thường, hoa thường bị sâu bệnh do những nguyên nhân như: chậu trồng ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc tình trạng bị ngập úng khi trời mưa. Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây. Một số sâu, bệnh thường gặp trên hoa hồng:

7.1 Bệnh phấn trắng trên hoa hồng

bệnh-phấn-trắngBệnh phấn trắng trên hoa hồng

– Triệu chứng: Thường xuất hiện mùa hè, đặc biệt những ngày khô nóng và đêm ẩm ướt. Nấm gây hại đến lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những phần non của cây, phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt.

– Để phòng bệnh: Hãy tưới nước sát gốc vào buổi sáng, tránh tưới ướt lá đặc biệt khi ướt qua đêm sẽ tạo môi trường hoàn hảo cho nấm gây hại. Cắt tỉa hoa hồng để không khí lưu thông qua tán lá cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh phấn trắng này.

– Để trừ bệnh: Cần cắt tỉa toàn bộ chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh, đem rác đi đổ, tiêu hủy. Nên pha baking soda vào nước và phun lên lá hồng 1 – 2 lần một tháng.

7.2 Bệnh đốm đen trên hoa hồng

– Triệu chứng: Là một bệnh nấm lây qua đường nước. Nó xuất hiện dưới dạng những đốm tròn màu đen hoặc nâu ở mặt trên của lá. Nó bắt đầu từ phía dưới gốc và hoạt động theo hướng lên trên, cuối cùng gây ra hiện tượng rụng lá.

– Để phòng bệnh: Ngăn ngừa bệnh này giống như cách ngăn ngừa bệnh phấn trắng: cải thiện lưu thông không khí xung quanh lá và cây, chỉ tưới nước ở sát đất.

– Để trừ bệnh: Trường hợp xuất hiện bệnh thì dùng hỗn hợp baking soda và dầu hoa quả có thể giúp chống lại sự lây lan của đốm đen.

7.3 Bọ trĩ trên hoa hồng

bo-tri-hai-hoa-hongBọ trĩ hại hoa hồng

– Triệu chứng: Bọ trĩ là một trong những loại côn trùng gây hại nghiêm trọng và làm người trồng hồng lo lắng bởi việc trị chúng cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian.

– Để phòng bệnh: Dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của bọ trĩ (nên đốt sạch rác sau khi dọn).

– Để trừ bệnh: Cắt tỉa toàn bộ hoa đang và sắp nở trên cây, cắt tỉa lá già.

7.4 Nhện đỏ, nhện đen, nhện vàng

Nhện đỏ

Nhện đỏ trên lá hoa hồng

– Triệu chứng:

Khi bị nhện, lật mặt dưới lá sẽ thấy nhện nhỏ lấm tấm li ti như hạt bụi bám vô lá, có thể màu đen, đỏ, trắng, vàng… Lá có biểu hiện lấm tấm vàng từng mảng xa nhau. Nặng hơn nữa thì nhện sẽ xuất hiện luôn mặt trên của lá, lá bị loang vàng khắp nơi. Nặng nhất là nhện sẽ chăng tơ kín ngọn cây, lá sẽ khô và có màu vàng đồng xỉn.

– Để phòng trừ bệnh:

ng nước xịt mạnh và kỹ lá ngay khi phát hiện để dập dịch kịp thời và tránh lây lan thêm, chú ý phải xịt nhiều mặt dưới để rửa trôi nhện, và phải phun hàng ngày vì trứng sẽ nở, trứng bám lá chắc hơn nên ko thể trôi hết. Phun khoảng vài lần thì pha 1ml nước rửa bát hoặc sữa tắm cùng 2l nước phun vài ngày. Đây là cách đơn giản nhất, ít độc hại nhất nhưng phải chăm chỉ vì nó dễ tái. Lâu dài có thể dùng 1ml neem oil đem nhũ hoá cùng 1-2ml sữa tắm baby rồi pha cùng 1l nước phun hàng tuần.

Bên cạnh đó, hoa hồng còn bị bệnh gỉ sắt, rệp sáp… tấn công. Nếu không phát hiện sớm cây sẽ bị còi cọc, kém phát triển và dẫn đến chết cây. Để hạn chế bệnh hiệu quả nhất, các bạn phải có chế độ chăm sóc hoa hồng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thay giá thể, vệ sinh sạch sẽ vườn, chậu. Trường hợp mới bị hãy sử dụng biện pháp như dầu Neem hay xà phòng diệt côn trùng để kiểm soát. Nếu cây bị nặng thì cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp để tiêu diệt.

Đọc ngay: 6 bước phòng bệnh cho hoa hồng hiệu quả tốt nhất

Trên đây là các bước khá quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc hoa hồng trồng chậu mà Đặng Gia Trang đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia hoa hồng, tổng hợp và rút ra được. Chính vì vậy chăm sóc chậu hoa hồng đúng cách rất quan trọng. Bởi nó quyết định đến chất lượng của hoa, thời gian ra hoa, màu sắc và độ bền của hoa hồng.

Để được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật trồng hoa hồng cũng như nhiều loại cây khác, hãy gọi ngay đến Hotline 0901.331.008 hoặc 0902.652.099 bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Kỹ thuật phục hồi hoa hồng sau Tết hiệu quả nhất

Sfarm.vn

*Xem thêm:

5/5 – (51 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *