Cách chấm điểm IELTS Speaking Band 0 đến 9 – UEC Đà Nẵng

Band điểm

Sự trôi chảy & lưu loát

(Fluency and Coherence)

Từ vựng

(Lexical Resource)

Ngữ pháp

(Grammartical Range and Accuracy)

Phát âm

(Pronunciation)

9

– Nói lưu loát, hầu như không lắp bắp hoặc phải tự đính chính. Ngập ngừng vì nội dung chứ không phải do lúng túng về từ vựng, ngữ pháp

– Nói mạch lạc, có tính liên kết.

– Phát triển chủ đề Nói đầy đủ và hợp lý

– Sử dụng vốn từ hoàn toàn chuẩn xác và linh hoạt

– Sử dụng ngôn ngữ bản ngữ (idiom, phrasal verb) tự nhiên và chính xác

– Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đa dạng, tự nhiên, hợp lý

– Duy trì sự chính xác tuyệt đối trong cấu trúc ngữ pháp, ngoại trừ những lôi đặc trưng mà cả người bản ngữ thậm chí cũng nhầm lẫn

– Các thành tố phát âm chính xác, tinh tế

– Duy trì sự linh hoạt trong phát âm trong suốt phần thi

– Nói tự nhiên, dễ hiểu

8

– Nói lưu loát với ít lỗi lắ bắp hoặc phải tự đính chính. Ngập ngừng thường vì nội dung và ít khi do tìm từ ngữ.

– Phát triển chủ đề Nói mạch lạc và hợp lý

– Sử dụng vốn từ đầy đủ và linh hoạt đủ đề truyền đạt ý nghĩa chính xác

– Dùng ngôn ngữ bản ngữ thành thạo, ít lỗi sai

– Diển giải hiệu quả theo yêu cầu

– Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đa dạng và linh hoạt

– Hầu hết các câu không có lỗi sai, chỉ có một vài lỗi không phù hợp hoặc không mang tính hệ thống

– Các thành tố phát âm đa dang

– Duy trì sự linh hoạt trong phát âm, chỉ sai một ít lỗi

– Nói dễ hiểu. Giọng Tiếng Anh có ảnh hưởng nhỏ đến việc nghe hiểu

7

– Nói chi tiết, đầy đủ và dài nhưng không gượng hoặc mất mạch lạc

– Đôi lúc ngập ngừng do liên quan đến từ vựng, ngữ pháp hoặc lắp bắp, tự đính chính

– Sử dụng cấu trúc liên kết và đánh dấu ý tương đối linh hoạt

– Sử dụng vốn từ linh hoạt để thảo luận một số lượng đề tài đa dạng

– Sử dụng ngôn ngữ bản ngữ, có chú ý đến phong cách và sự kết hợp nhưng mắc một vài lỗi không phù hợp

– Diễn giải hiệu quả

–  Sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp

– Các câu phần lớn không có lỗi. lặp lại một vài lỗi ngữ pháp không nghiêm trọng

– Thể hiện các thành tố phát âm tích cực như Band 6 và đạt một số ít các yêu cầu từ Band 8

6

– Có thể nói chi tiết và dài, đôi chỗ thiếu mạch lac do sự lúng túng hoặc tự đính chính thường gắp

– Sử dụng cấu trúc liên kết và đánh dấu ý đa dạng nhưng không hoàn toàn hợp lý

– Vốn từ đủ phong phú để thảo luận chi tiết một số chủ đề và diễn đạt đúng nghĩa mạc dù từ chưa chính xác

– Diễn giải tương đối thành công

– Sử dụng phối hợp giữa các cấu trúc ngữ pháp đơn giản và phức tạp, nhưng độ linh hoạt có hạn

– Thường mắc lỗi sai ở các cấu trúc phức tạp, hầu như không gây ra vấn đề cho việc nắm bắt ý

– Sử dụng các thành tố phát âm đa dạng nhưng kiểm soát chưa tốt

– Các thành tố phát âm được dùng hiệu quả nhưng không duy trì

– Nhìn chung dễ hiểu, một số lỗi phát âm từ/âm tiết sai làm giảm tính rõ rang

5

– Có thể tiếp diễn mạch nói nhưng phải lung túng, tự đính chính hoặc nói chậm để duy trì

– Lạm dụng một số cấu trúc liên kết và đánh dấu ý

– Lưu loát với các phần nói đơn giản, nhưng lúng túng với các phần giao tiếp phức tạp hơn

– Có thể nói về các chủ đề quen thuộc hoặc xa lạ nhưng với vốn từ hạn chế

– Cố gắng diễn giải nhưng chỉ ở mức khá

– Sử dụng cấu trúc ngữ pháp cơ bản một cách phù hợp, chính xác

– Bị hạn chế với các cấu trúc phức tạp, nhiều lỗi sai và có thể gây ra vấn đề cho việc nắm bắt ý

– Thể hiện các thành tố phát âm tích cực như Band 4 và đạt một số ít các yêu cầu từ Band 6

4

– Không thể phản ứng mà không ngập ngừng hoặc nói chậm, thường xuyên lúng túng và tự đính chính

– Các câu cơ bản được kết nối nhưng các cấu trúc liên kết đơn giản bị lặp lại và có vài chỗ không mạch lạc

– Có thể nói về các chủ đề quen thuộc, chỉ truyền đạt được ngữ nghĩa cơ bản trong các chủ đề lạ và thường xuyên chọn sai từ

– Hầu như không nỗ lực diễn giải

– Sử dụng cấu trúc câu cơ bản và đúng ở những câu đơn giản, nhưng các cấu trúc hạng 2 rất hiếm

– Mắc nhiều lôi và có thể dẫn đến hiểu nhầm

– Các thành tố phát âm hạn chế

– Có nỗ lực kiểm soát cấc thành tố nhưng mắc nhiều lỗi

– Phát âm sai thường xuyên và gây khó khăn cho người nghe

3

– Nói với thời gian ngắt quãng lâu

– Khả năng liên kết các câu đơn giản rất hạn chế

– Chỉ có thể phản ứng đơn giản và thường không thể truyền đạt các thông điệp cơ bản

– Sử dụng vốn từ đơn giản để truyền đạt thông tin cá nhân

– Vốn từ không đủ để thảo luận các chủ đề không quen thuôc

– Nỗ lực sử dụng cấu trúc câu đơn giản nhưng ít thành công, chủ tếu dựa vào các mẫu câu nhớ sẵn

– Rất nhiều lỗi sai ngữ pháp ngoại trừ các câu được ghi nhớ

– Thể hiện một số thành tố của Band 2 và đạt một số ít yêu cầu của Band 4

2

– Ngập ngừng lâu trước khi nói

– Hầu như không thể giao tiếp

– Chỉ có thể nói các từ một cách độc lập hoc theo trí nhớ

– Không thể sử dụng cấu trúc câu cơ bản

– Phần nói không thể nghe hiểu được

1

– Không có khả năng giao tiếp

– Hầu như không có trình độ

0

– Không tham dự thi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *