Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu và đảm bảo an toàn cho bé

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời nên việc bảo quản sữa mẹ là rất quan trọng. Chính vì thế máy hâm sữa đang dần trở thành trợ thủ đắc lực cho các mẹ bỉm sữa. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu và đúng chuẩn nhé!

1Sữa mẹ bảo quản bao lâu trong tử lạnh

1.1 Bảo quản được bao lâu?

Theo các chuyên gia, sữa mẹ để tủ lạnh ở ngăn đá sẽ giúp tránh được vi khuẩn và sử dụng được lâu hơn, chúng ta vẫn thường gọi là trữ đông sữa. Khi sữa mẹ để tủ lạnh ở ngăn đá, thời hạn bảo quản như sau:

  • Đối với tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát, vì hoạt động đóng mở làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục nên chỉ có thể bảo quản được trong 2 – 3 tuần.
  • Đối với loại tủ lạnh 2 cánh, có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát, sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 – 6 tháng.
  • Đặc biệt nếu mẹ nào bảo quản sữa trong tủ kem, loại tủ đông chuyên dụng thì có thể giữ sữa trong 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, sử dụng càng sớm sẽ càng tốt.

Máy hâm sữa Tommee Tippee all-in-one 423224

Máy hâm sữa Tommee Tippee all-in-one 423224

1.2 Nhiệt độ bao nhiêu?

  • Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.
  • Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày.
  • Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.
  • Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.

Nên bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thích hợp

Nên bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thích hợp

2Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát

2.1 Cách bảo quản

Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được. Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa. Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.

Để có thể theo dõi được thời gian bảo quản trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa

Để có thể theo dõi được thời gian bảo quản, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa

2.2 Cách sử dụng

Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 2 cách:

  • Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
  • Cách thứ hai: Ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.

Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng. Sữa mẹ để ngăn mát một khi đã hâm nóng cần cho bé uống ngay. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi và không nên hâm hay bảo quản lại trong tủ lạnh.

Chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần, nếu bé ăn còn thừa thì nên bỏ đi

Chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần, nếu bé ăn còn thừa thì nên bỏ đi

3Lưu ý khi vắt và bảo quản sữa

Mặc dù vấn đề sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu đã được giải đáp thắc mắc, nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những điều sau khi vắt và bảo quản sữa cho bé:

  • Để hạn chế lượng vi khuẩn xâm nhập vào sữa, mẹ cần rửa tay thật kỹ cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa trước khi hút sữa ra để tích trữ. Mẹ cũng cần lau sạch đầu vú trước khi vắt và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ.
  • Mẹ có thể tích trữ sữa bằng chai thủy tinh có nắp đậy, bình nhựa cứng không chứa BPA hoặc các dạng túi đông lạnh sữa mẹ. Không nên đựng nhiều sữa trong một chai/túi, mà hãy chừa một khoảng trống ở trên chai/ túi khoảng 2,5cm khi cho sữa vào để lấy chỗ cho sữa nở ra khi bị đông lạnh.

Sữa mẹ có thể được trữ trong chai thủy tinh có nắp đậy, bình nhựa cứng hoặc các dạng túi đông lạnh

Sữa mẹ có thể được trữ trong chai thủy tinh có nắp đậy, bình nhựa cứng hoặc các dạng túi đông lạnh

  • Sữa mẹ không cần phải qua bất kỳ bước xử lý nào trước khi đem để trữ đông. Tốt nhất là nên để sữa ở ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, đừng đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ.
  • Trước khi cho sữa vào tủ lạnh mẹ cần kiểm tra tủ có mùi hôi hay không và chắc chắn sữa được lưu trữ trong một khu vực sạch sẽ, tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín. Khi để sữa, mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn.
  • Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá, hãy trữ theo từng túi nhỏ theo cữ bú của bé. Mẹ lưu ý, nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa ở từng chai/ túi đựng để tiện ghi nhớ hạn sử dụng của sữa trữ đông. Trường hợp trữ đông sữa trong tủ đá nhưng bị mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đầy đá lạnh rồi đóng kín lại để bảo quản.

Túi trữ sữa Gluck Baby GP06 250 ml

Túi trữ sữa Gluck Baby GP06 250 ml

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ bỉm có thêm thông tin về cách bảo quản sữa trong tủ lạnh được lâu hơn. Để đặt mua sản phẩm máy hâm sữa và được giao hàng nhanh chóng, mẹ có thể truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 nếu cần hỗ trợ và tư vấn trước khi mua nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *