Biểu đồ Miền Là Gì? Cách Vẽ Biểu đồ Miền đơn Giản, Tiện Lợi

Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỷ lệ dành cho các đối tượng. Và là dạng biểu đồ khá phổ biến, đặc biệt đối với học sinh THPT. Tuy nhiên, biểu đồ miền là gì? Cách vẽ biểu đồ miền như thế nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay dưới đây.

Tổng quát về biểu đồ miền

Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá phổ biến hiện nay, thường xuất hiện trong các bài thi của học sinh THPT. Tuy nhiên, khi nào cần sử dụng biểu đồ miền? Đặc điểm nhận dạng là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.

Tổng quan về biểu đồ miền

Biểu đồ miền là gì?

Biểu đồ miền (biểu đồ diên) là dạng biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, tỷ lệ phát triển dành cho các đối tượng. Thông thường, hình dạng của biểu đồ là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Tùy theo sự tăng trưởng của các đối tượng khác nhau. Các đối tượng sẽ được phân chia bởi các miền nhất định.

Biểu đồ miền là gì?

Trên thực tế, khi áp dụng thì nhiều người thường dễ nhầm lẫn biểu đồ miền và biểu đồ tròn do chúng đều thể hiện về mặt cơ cấu. 

Khi nào cần sử dụng biểu đồ miền?

Đối với mỗi loại biểu đồ, sẽ sử dụng cho những số liệu, mục đích khác nhau. Chính vì thế, việc xác định khi nào cần sử dụng biểu đồ miền là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cho bạn sử dụng đúng các biểu đồ, đảm bảo các tiêu chí. Dưới đây là những trường hợp cụ thể cần sử dụng biểu đồ miền:

Các loại biểu đồ miền chính

  • Khi cần thể hiện cơ cấu của tỷ lệ, sự thay đổi cơ cấu khác nhau của dân số, ngành nghề,…
  • Thể hiện sự tăng trưởng, phát triển của hiện tượng, sự vật nhất định
  • Số liệu đưa ra thì ít nhất phải ở 4 cột mốc 

Xem thêm >>> Cập nhật top 12 những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai

Cách nhận biết biểu đồ miền

Thông thường, biểu đồ miền và biểu đồ tròn dễ bị nhầm lẫn. Do cả hai loại biểu đồ đều sử dụng để thể hiện về mặt cơ cấu. Tuy nhiên mỗi loại đều có đặc điểm nhận biết khác nhau. Biểu đồ miền thường được thể hiện cả cơ cấu và sự tăng trưởng của các đối tượng. Bao gồm các miền khác nhau tạo thành. Còn biểu đồ tròn chỉ thể hiện về mặt cơ cấu.

Cách nhận biết biểu đồ miền

Các dạng biểu đồ miền phổ biến hay gặp

Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỷ lệ tăng trưởng của các đối tượng khác nhau. Theo đó, biểu đồ miền có 2 dạng phổ biến thường gặp sau:

Biểu đồ miền tương đối

  • Dạng biểu đồ miền nối chồng tiếp
  • Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ

Cách vẽ biểu đồ miền đơn giản đúng nhất

Đây là dạng biểu đồ khá đơn giản, thường được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, cách vẽ biểu đồ này sao cho đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây:

Cách vẽ biểu đồ miền

Cách vẽ biểu đồ miền trong địa lý

Để thực hiện vẽ biểu đồ miền trong địa lý thì bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Vẽ biểu đồ miền trong địa lý

Bước 1: Phân tích số liệu, xây dựng trục hệ tọa độ

Trước khi thực hiện các bước vẽ biểu đồ thì bạn cần đọc, phân tích và xử lý các số liệu cần thiết. Sau đó xác định các tỷ lệ và khuôn khổ giấy để có thể xây dựng hệ trục tọa độ chính xác nhất. Đối với bước này, cần lưu ý sắp xếp số liệu cho phù hợp theo đề bài nhé.

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền

Xây dựng hệ trục tọa độ của biểu đồ cần phải đảm bảo tỷ lệ chính xác. Ví dụ khoảng cách là 0, 10, 20, 30,.. hoặc 0, 50, 100, 150,… Tùy vào số liệu cụ thể của biểu đồ. Bên cạnh đó, xây dựng nên các hình chữ nhật sao cho đảm bảo hợp lý về tỷ lệ. 

Đối với các biểu đồ có nhiều miền chồng lên nhau thì nên sắp xếp các miền từ dưới lên trên. Sau đó vẽ lại ranh giới của miền 

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

Bước cuối cùng chính là hoàn thiện lại biểu đồ, bao gồm các điều sau:

Hoàn thiện biểu đồ

  • Đảm bảo ghi đầy đủ các số liệu của các miền
  • Hoàn chỉnh về bảng chú thích, chủ giải về các tên của miền

Lưu ý: Ngoài cách vẽ ở trên thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Biểu đồ sẽ thể hiện giá trị tuyệt đối thể hiện sự thay đổi của cơ cấu, vì thế cần thể cho hai trục trên một đại lượng nhất định.
  • Khoảng cách của các năm cần đảm bảo tỷ lệ, khoảng cách chính xác nhất
  • Trong trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự thay đổi, chuyển dịch của cơ cấu thì bạn cần phải xử lý số liệu % trước khi vẽ.

Xem thêm >>> Cách lập thời gian biểu đơn giản, hợp lý đạt hiệu quả cao

Cách vẽ biểu đồ miền 2 đối tượng

Biểu đồ miền là dạng biểu đồ đơn giản. Tuy nhiên, làm sao vẽ một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách vẽ biểu đồ 2 đối tượng để bạn tham khảo:

Cách vẽ biểu đồ hai đối tượng

  • Xác định phạm vi khổ giấy, tỉ lệ phù hợp 
  • Xây dựng tỷ lệ đảm bảo chiều cao (trục tung) = ⅔ chiều dài (trục hoành)
  • Đánh số theo chuẩn tỷ lệ đảm bảo cách đều nhau. Cụ thể: 0, 20, 40, 60,… hoặc 0, 50, 100, 150,…
  • Vẽ ranh giới giữa các miền. Bao gồm vẽ các miền trên cùng trước, sau đó nối các miền ở giữa sau
  • Trong trường hợp yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì cần xử lý số liệu trước khi vẽ.
  • Hoàn chỉnh biểu đồ bằng cách ghi chú thích, ghi tên biểu đồ

Cách vẽ biểu đồ miền trong excel

 Bên cạnh cách vẽ biểu đồ miền trên giấy thông thường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng excel. Dưới đây là các bước để bạn có thể thực hiện theo:

Cách vẽ biểu đồ trong excel

  • Bước 1: Hoàn thiện bảng dữ liệu biểu đồ, hoặc những số liệu cần thể hiện
  • Bước 2: Chọn Insert – Other Charts – All Chart Types
  • Bước 3: Tại hộp thoại Insert Chart, chọn Area và chọn dạng biểu đồ miền. Sau đó chọn OK để hoàn thiện biểu đồ.

Cách vẽ biểu đồ miền trong word

Để vẽ biểu đồ miền một cách đơn giản, nhanh chóng nhất thì bạn có thể sử dụng word. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Cách vẽ biểu đồ miền trong word

  • Bước 1: Mở Word – Chọn Insert – Chọn Chart
  • Bước 2: Chọn Area – chọn dạng biểu đồ miền thích hợp
  • Bước 3: Điền số liệu vào dạng biểu đồ miền mà bạn đã chọn. sau đó có thể điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp.

Biểu đồ miền thực chất cũng được áp dụng khá nhiều trong công việc nghiên cứu tùy theo ngành nghề và mục đích sử dụng khác nhau. Đơn cử như thị trường tìm việc làm Chơn Thành hay việc làm Phan Rang sẽ có một số công việc cần sử dụng biếu đồ miền như nghiên cứu sự thay đổi trong cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu cơ cấu dân số thành thị và nông thôn…

Cách giải thích và nhận xét biểu đồ miền hay nhất

Ngoài việc vẽ biểu đồ thì giải thích, nhận xét cũng đóng vai trò quan trọng trong một bài biểu đồ. Bởi nó sẽ chiếm một tỷ lệ số điểm nhất định. Bên cạnh đó, việc giải thích sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện về biểu đồ nhất. Dưới đây là cách giải thích và nhận xét để bạn có thể tham khảo:

Cách nhận xét biểu đồ miền

  • Nhận xét chung về bảng số liệu: Đây là một bước vô cùng quan trọng,. Sau khi hoàn thiện thì bạn cần phân tích chung về toàn bộ biểu đồ đó, xu hướng của số liệu. Ví dụ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành marketing trong 5 năm gần đây. Theo biểu đồ có thể thấy, cơ cấu ngành có sự tăng trưởng mạnh.
  • Tiến hành nhận xét hàng ngang: Dựa theo các mốc thời gian thì số liệu có sự thay đổi như thế nào. Ví dụ sự tăng giảm của các đối tượng trong cùng một thời điểm. Ngoài ra, bạn nên so sánh các đối tượng khác nhau trong cùng 1 năm để nhận thấy sự thay đổi. Nhận xét thời gian tăng trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.
  • Tiến hành nhận xét hàng dọc: Thể hiện mức độ xếp hạng của các giá trị thay đổi lần lượt theo các đường miền của biểu đồ.
  • Nhận xét tổng kết: Cuối cùng là phần tổng kết lại toàn bộ số liệu của biểu đồ (sự tăng, giảm). Từ đó bạn sẽ đưa ra những lời nhận xét, giải thích về những sự thay đổi ảnh hưởng đến đối tượng.

Cách tính phần trăm biểu đồ miền

Tính phần trăm trong biểu đồ miền là một trong những bước vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với những biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu. Để tính phần trăm biểu đồ miền thì bạn sẽ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Cách tính phần trăm biểu đồ miền

Tính % của x và y:

  • Tỷ số phần trăm của x = x / (x + y) * 100 (%)
  • Tỷ số phần trăm của y = y / (x + y) * 100 (%) hoặc y = 100 – % x

Ví dụ: Cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1995 là 697.6, năm 1997 là 902. Hoa kỳ năm 1995 là 6954.8, năm 1997 là 7834. Trong khi đó tổng GDP thế giới năm 1995 là 29357.4, còn năm 1997 là 29795.7.

Theo đó, tỷ lệ cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1995 là: 697.6 / 29357.4 * 100 (%) = 2.4 

Năm 1997 là: 902 / 29357.4 *100 (%) = 3.0

 Còn tỷ lệ GDP của Hoa Kỳ năm 1995 là: 6954.8 / 29357.4 * 100 (%) = 23.7 

Năm 1997 là: 7834 / 29357.4 * 100 (%) = 26.3.

Phía trên là cách tính tỷ lệ phần trăm của biểu đồ miền vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học hỏi của mình.

Cách đặt tên biểu đồ miền

Ngoài những bước vẽ, tính tỷ lệ của biểu đồ ở trên thì việc đặt tên biểu đồ cũng vô cùng quan trọng. Sẽ chiếm khoảng 0.5đ trong một bài 3điểm. Vì thế đừng bỏ lỡ nhé.

Cách đặt tên biểu đồ miền

Đối với cách đặt tên cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dựa theo yêu cầu của đề bài để đặt tên. Ví dụ đề bài yêu cầu  thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc, Hoa Kì so với thế giới giai đoạn 1995 và 2005 thì tên biểu đồ sẽ là “ Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc, Hoa Kỳ so với thế giới giai đoạn 1995 – 2005”.

Một số lỗi các bạn thường mắc phải khi vẽ biểu đồ miền

Biểu đồ miền là một dạng biểu đồ phổ biến, được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mặc dù khá đơn giản, nhưng nếu không hiểu rõ về cách vẽ thì sẽ khiến cho bạn dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Dưới đây là một số lỗi bạn thường mắc phải mà cần lưu ý:

Lưu ý khi vẽ biểu dồ miền

+  Chia sai khoảng cách, tỷ lệ ở các trục hoành và tung. Điều này sẽ khiến cho biểu đồ sẽ bị thay đổi, không đúng.

+ Thiếu số 0 ở trục gốc tọa độ hoặc số liệu trên các trục

+ Không bổ sung đầy đủ chú thích, lấy đầy các hình khoảng trống trên biểu đồ

+ Vẽ thiếu đơn vị, hoặc chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng của biểu đồ.

Biểu đồ miền đem đến nhiều ưu điểm về sự tiện lợi, sử dụng đa năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết biểu đồ miền là gì? Cách vẽ biểu đồ miền như thế nào? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng loại biểu đồ này nhé.

Ngoài ra đừng quên truy cập ngay Mua bán nhà đất để cập nhật những thông tin nhà đất tại TP.HCM và Hà Nội mới nhất nhé!

>>> Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *