Sau khi hoàn tất một giao dịch kinh tế, dân sự nào đó – chẳng hạn là việc xây dựng một công trình thể hiện qua Hợp đồng thi công đã ký trước đó, các bên thường lập một văn bản, chính thức xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn ràng buộc gì với nhau nữa.
Nội dung chi tiết
Sau khi hoàn tất một giao dịch kinh tế, dân sự nào đó – chẳng hạn là việc xây dựng một công trình thể hiện qua Hợp đồng thi công đã ký trước đó, các bên thường lập một văn bản, chính thức xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn ràng buộc gì với nhau nữa. Văn bản có tính chất khóa sổ và kết thúc này gọi là Biên bản thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng thường xuyên được dùng đến và sử dụng rất nhiều trong doanh nghiệp với những mức độ và tính chất quan trọng, vì vậy chúng ta sẽ có thể tìm hiểu xem những thông tin trong biên bản thanh lý hợp đồng này một cách chuẩn xác nhất và chính xác nhất.
1. Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
2. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ( Nguồn: Internet)
Một trong những căn cứ để doanh nghiệp có thể dựa vào đó là những biên bản dùng khi thảo thuận về những công việc được giao. Khi ký kết hợp đồng trong một dự án xây dựng công trình, hai bên thống nhất những điều khoản trong hợp đồng nếu đồng ý doanh nghiệp có thể đi đến thương lượng và ký kết. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể hiểu là một văn bản ghi nhận khi một công việc nào đó được hoàn tất và đã hoàn thành xong, đạt kế hoạch về được hai bên tham gia xác nhận lại những điều khoản đã ký kết làm cơ sở căn cứ cho quá trình hoạt động của tổ chức doanh nghiệp hai bên được thành công và thuận lợi nhất có thể, đồng thời chấm dứt những nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia về tính chất, đối tượng, chủ thể của các hoạt động được ghi trong bản hợp đồng chính. Chấm dứt và không liên quan đến nhau trong bất kỳ một vấn đề nào được nêu trong hợp đồng.
3. Biên bản thanh lý hợp đồng có ý nghĩa gì?
Thanh lý hợp đồng thường xuyên được dùng đến và sử dụng rất nhiều trong doanh nghiệp với những mức độ và tính chất quan trọng, vì vậy chúng ta sẽ có thể tìm hiểu xem những thông tin trong biên bản thanh lý hợp đồng này một cách chuẩn xác nhất và chính xác nhất.
Đặc điểm nổi bật của biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản đáp ứng và không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, giải quyết những mâu thuẫn và điều lệ trên cơ sở lý thuyết- Là một văn bản có sự thỏa thuận của đại diện Bên A và Bên B- Soạn thảo và áp dụng các điều lệ theo những điều khoản của hợp đồng cũ, hợp đồng chính thức đã ký kết.
Trường hợp cần viết biên bản thanh lý hợp đồng
Không phải tất cả các trường hợp đều được áp dụng viết biên bản hay trong bất kỳ tình huống nào doanh nghiệp cũng có thể viết. Việc viết biên bản cũng như những quy định cụ thể được quy định trong những trường hợp như sau:
– Hợp đồng thanh lý được lập biên bản khi các hoạt động kinh tế, xây dựng, kinh doanh được thực hiện xong;
– Được dùng trong các trường hợp thời hạn của bản hợp đồng chính đã hết và không có sự thỏa thuận nào về bản hợp đồng đó khi thực hiện. Ví dụ cụ thể nhất, dễ dàng bắt gặp đó là biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
– Lập biên bản thanh lý hợp đồng trong trường hợp những thỏa thuận bị đình chỉ hay đang trong giai đoạn sắp hủy bỏ và sẽ hủy bỏ.
– Trường hợp không được tiếp tục thực hiện các trao đổi và phải lập biên bản đó là khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể công trình, dự án, kinh doanh đó.
– Người thực hiện các điều khoản về hợp đồng không có đủ điều kiện và tư cách, năng lực để thực hiện hợp đồng kinh tế.
Thông qua thanh lý hợp đồng những bên liên quan hoàn toàn có thể nhận thấy quyền lợi của mình và những nghĩa vụ cần thực hiện, từ đó xác định đúng những nội dung trong bản hợp đồng và làm như những quy định của nhà nước, tuân thủ theo tất cả những yếu tố trong biên bản. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản về những hậu quả pháp lý hay các trách nhiệm của bản thân mình khi lập biên bản thanh lý tài sản là gì? Từ đó có những cái nhìn đúng đắn và quyết định về hợp đồng của cả hai bên, nhằm đem lại thuận lợi nhất có thể mà không bị vướng mắc hay bận tâm công việc gì.
Bản hợp đồng được quy định có tính pháp lý và được áp dụng kể từ thời điểm các bên ký kết vào biên bản. Quan hệ của chủ thể tham gia gần như hết hiệu lực, tuy nhiên các bên tham gia cũng cần thực hiện quyền và nghĩa vụ về trách nhiệm thực hiện và tuân thủ hợp đồng đến khi trách nhiệm được kết thúc và biên bản được hoàn thành. Các bên tham gia cần thực hiện đúng và chấp hành nghiêm chỉnh để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho những trường hợp tranh chấp không đáng có xảy ra.
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.com.vn
Trân trọng !
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh: