BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ: MẪU BIÊN BẢN CHUẨN TỪ S INVOICE
Mẫu
biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
kèm hướng dẫn sử dụng dưới đây sẽ giúp Quý doanh nghiệp dễ dàng thực hiện điều chỉnh hóa đơn theo nhu cầu một cách đơn giản, nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin đầy đủ và chính xác nhất thông qua bài viết dưới đây.
1. Khi nào cần sử dụng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
Hóa đơn điện tử với nhiều ưu việt vượt trội như: giúp doanh nghiệp tiết kiệm 75% thời gian lập, phát hành hóa đơn và giảm 80% chi phí in ấn, giao nhận, lưu giữ, bảo quản,… đã nhanh chóng trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu trải nghiệm dịch vụ, có thể vì chưa quen với thao tác, giao diện, nên các doanh nghiệp thường khai thông tin hóa đơn không chính xác. Các ví dụ có thể kể đến như: sai số hàng hóa, giá bán, thuế, ký hiệu…Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra sẽ là cách xử lý với những hóa đơn sai thông tin như thế nào? Liệu có phải tiến hành hủy hóa đơn?
Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã được lập và giao cho người mua, hàng hóa, dịch vụ đã giao, cả 2 bên đều đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Tùy theo từng trường hợp thông tin hóa đơn thuộc lỗi sai trong trường hợp nào để quyết định điều chỉnh hay hủy bỏ và lập lại hóa đơn điện tử đã xuất.
Theo Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 sửa đổi và bổ sung Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì:
- “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
-
Như vậy, nếu hóa đơn viết sai mà đã kê khai thì sẽ không được thu hồi mà phải lập biên bản điều chỉnh. Biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký và đóng dấu của hai bên, mỗi bên giữ một bản để khai báo khi cơ quan thuế kiểm tra.
2. Mẫu tải chính thức biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử từ S Invoice kèm hướng dẫn
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị, Viettel cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử S Invoice với nhiều tính năng vượt trội: hệ thống bảo mật an toàn, hóa đơn điện tử thông minh, linh hoạt và tiện ích.
Đối với các doanh nghiệp khi muốn điều chỉnh hóa đơn điện tử, dịch vụ S Invoice của Viettel có mẫu tải các biên bản, kèm theo đó là các hướng dẫn chi tiết cho khách hàng sử dụng. Ngoài ra, S Invoice còn cung cấp mẫu văn bản để up lên SlideShare, dẫn link hay hướng dẫn các bước viết chi tiết để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện khi có nhu cầu điều chỉnh hóa đơn điện tử.
Chúng tôi hy vọng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử được cung cấp ở trên sẽ giúp các doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng vào thực tế khi đây là một trong những việc làm cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào cũng cần phải nắm được khi tiến hành áp dụng hóa đơn điện tử. Với những thông tin trong bài viết, hi vọng Quý doanh nghiệp đã hiểu và nắm rõ được các quy trình khi tiến hành điều chỉnh hóa đơn điện tử.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: tổng đài 0983868555.