Bí kíp vàng để chỉnh âm thanh loa kéo karaoke cực hay
Loa kéo karaoke là một thiết bị âm thanh rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên bảng mạch của loa đôi khi sẽ làm người tiêu dùng bối rối vì không biết điều chỉnh âm thanh như thế nào cho phù hợp với dòng nhạc và giọng hát của mình. Với hệ thống nút vặn khá lớn thì đây là một bài toán khá nan giải cho người dùng. Vậy thì hãy theo dõi bài viết này để biết được nhưng bí kíp vàng để điều chỉnh âm thanh hay nhất nhé.
Vì sao nên thiết lập âm thanh loa kéo?
Đới với những thiết bị âm thanh như loa kéo thì việc tinh chỉnh âm thanh sẽ giúp cho người dùng có những trải nghiệm nghe nhạc và ca hát tuyệt vời hơn.
Bạn có thể điều chỉnh được âm thanh cho phù hợp với từng thể loại nhạc và giọng hát. Từ đó kiểm soát được âm thanh đầu ra tránh việc bị rè hú hoặc chói tai khi sử dụng.
Tuy sẽ có những khó khăn lúc đầu nhưng nếu thông thạo được những cách điều chỉnh này, bạn sẽ có một thiết bị âm thanh không thua kém gì những dàn loa kéo karaoke chuyên nghiệp.
Thiết lập âm thanh loa kéo để có chất lượng âm thanh tốt hơn
Cách chỉnh âm thanh loa kéo karaoke như phòng thu
Bước 1: Reset lại bảng điều khiển của loa kéo di động
Bạn nên đưa toàn bộ nút điều khiển về 0 để điều chỉnh lại từ đầu, điều này sẽ khiến việc điều chỉnh của bạn chính xác hơn vì có thể nghe rõ từng âm thanh ngay từ ban đầu. Thứ tự chính xác nhất để điều chỉnh âm thanh trên loa kéo karaoke là chỉnh âm thanh micro > chỉnh âm thanh nhạc > chỉnh âm lượng hệ thống.
Lưu ý: Phụ thuộc vào cấu tạo riêng của từng dòng loa khác nhau mà các nút chỉnh có thể khác nhau về vị trí trên loa, tuy nhiên việc tùy chỉnh này gần như là tương tự trên tất cả các thiết bị.
Bảng mạch loa kéo Hosan J7200
>>>Xem thêm: loa kéo Hosan J7200.
Bước 2: Chỉnh âm thanh micro loa kẹo kéo
Bạn hãy chỉnh theo thứ tự như sau: Âm lượng micro > Âm thanh micro.
– Điều chỉnh âm lượng mic (MIC VOL/VOL.MIC)
Bạn hãy vặn theo chiều kim đồng hồ nút chỉnh âm lượng mic đến hướng 9h, sau đó thử mic để nghe nếu âm thanh to rõ, dễ nghe là được.
Lưu ý: Bạn phải điều chỉnh âm micro to hơn âm lượng nhạc, để có thể trải nghiệm trong việc giải trí tốt hơn. Ví dụ: Âm lượng nhạc là 6, thì âm micro phải từ 7-9.
Điều chỉnh các thông số âm thanh của micro trên loa
– Điều chỉnh âm thanh cho micro
Việc điều chỉnh âm thanh cho micro được tiến hành theo thứ tự từ trái sang phải và cần phải thử giọng ( liên tục phát ra tiếng như alo, 1234,…) trong mỗi lần chỉnh để nghe được âm thanh một cách chuẩn xác
+ Chỉnh âm treble cho micro (MIC TREBLE/HI.MIC)
Âm treble (Âm bổng) giúp bạn tạo điểm nhấn cho bài hát bằng những nốt cao ấn tượng. Việc chỉnh âm treble rất quan trọng, điều này quyết định phần trình diễn của bạn có bị chói gắt khi lên cao hay không. Bạn có thể vặn về hướng 1h đồng thời thử micro sao cho âm thanh phát ra nghe rõ ràng, dịu tai là được.
+ Chỉnh âm bass cho micro (MIC BASS/LOW.MIC)
Âm bass sẽ làm cho giọng hát của bạn trở nên dày và trầm hơn, tuy nhiên bạn không nên tham âm bass vì sẽ làm bài hát trở nên nặng nề, không truyền tải được thông điệp của bài hát. Thông thường âm lượng của bass mic chỉ nên dao động từ 50-60% là đảm bảo chiều lòng tai nghe của đa số các khán giả.
Lưu ý: Bạn nên chỉnh âm treble và âm bass vừa đủ nghe vì việc chỉnh âm treble quá cao sẽ khiến âm thanh phát ra chói tai và khi âm bass cao sẽ gây ồn ào.
Điều chỉnh bass treb hợp lý để tôn lên giọng hát của bạn
+ Chỉnh âm MID (tùy bảng mạch loa)
Âm mid (Âm trung) là điểm tập trung năng lượng của một bài nhạc, có thể ví âm mid như giọng hát của mình. Việc điều chỉnh hợp lí sẽ khiến cho giọng hát của mình truyền cảm, mượt mà hơn rất nhiều. Bạn nên chỉnh âm mid khoảng ¼ vòng xoay để nghe âm treble và âm bass rõ hơn, việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giọng hát của bạn.
Loa mid giúp tôn lên giọng hát của bạn trên nền nhạc
+ Chỉnh ECHO
Echo (Độ lớn tiếng vang) là chức năng tạo tiếng vọng cho giọng hát. Việc điều chỉnh ECHO hợp lí sẽ khiến cho giọng hát của bạn nghe vang hơn đồng thời giúp khuếch đại giọng hát của bạn. Giúp đảm bảo tạo được một cột hơi đầy đặn khi đang hát không thua gì những ca sĩ chuyên nghiệp.
Bạn nên vừa thu mic vừa điều chỉnh ECHO sao cho âm thanh phát ra hòa hợp và không quá vang gây chói tai trong khoảng từ hướng 9h đến 12h. Điều chỉnh ECHO theo quy luật tiếng vang bằng 4/5 tiếng âm chính.
+ Chỉnh REPEAT (tùy bảng mạch loa)
Repeat (Tiếng vọng) là âm thanh lặp lại của mỗi khi mình nói vào mic. Điều chỉnh repeat sao cho việc lặp lại của âm thanh hợp lí, không gây khó chịu khi nghe nhất.
+ Chỉnh DELAY (tùy bảng mạch)
Delay (Độ trễ) là độ trễ của âm phát ra so với âm trước đó. Việc điều chỉnh delay là khó nhất, cần sự tập trung cao, bạn chỉnh delay sao cho âm thanh thứ nhất vừa dứt thì âm thứ 2 mới phát lên. Điều này sẽ khiến bát hát của bạn không bị chồng âm, lời hát diễn ra rõ ràng và rành mạch hơn.
Lưu ý khi chỉnh micro
– Nút ưu tiên micro chỉ phù hợp với việc thuyết trình, bán hàng,…những hoạt động mà không có nhạc nền. Khi hát karaoke bạn nên để nút này ở chế độ off để không bị mất tiếng nhạc khi hát karaoke nhé.
Âm thanh của MIcro quyết định rất nhiều đến chất lượng bài hát
– Bạn nên chỉnh delay với echo theo tỷ lệ 5/6 để không gây khó chịu cho người nghe.
– Việc điều chỉnh delay phải tỷ lệ thuận với repeat. Không nên nhầm lẫn giữa 2 nút này, vì nếu repeat chỉnh quá cao sẽ gây tiếng hú vang khi hát.
Bước 3: Chỉnh âm lượng nhạc
Việc điều chỉnh âm lượng nhạc dễ dàng hơn so với điều chỉnh âm thanh micro. Bạn có thể chỉnh theo những gợi ý sau:
Chỉnh theo quy luật chữ “V” âm bass luôn thấp hơn âm mid và âm treble điều này sẽ khiến bài hát hòa hợp các hợp âm tốt hơn. Mang đến những giai điệu du dương trầm bổng đầy đủ mà vẫn tôn lên giọng hát của bạn.
Nhưng nếu quá tham bass sẽ làm âm thanh trở nên tù bí và rất nặng nề. Việc điều chỉnh âm bass hợp lí sẽ giúp bài hát của bạn có nhịp điệu rõ ràng, người hát cũng nghe được chính xác nhịp trống để dẫn dắt lời hát của bạn tốt hơn.
Bước 4: Chỉnh âm lượng tổng
Để mang lại trải nghiệm âm nhạc hoàn hảo và trọn vẹn nhất cho người nghe, âm lượng hệ thống chỉ nên nằm trong khoảng từ 50% đến 70% (1/2 đến 3/4 vòng xoay của nút chỉnh).
Đừng bao giờ vượt quá mức âm lượng này vì vừa gây ra hiện tượng rè tiếng, giảm chất lượng âm thanh, vừa giảm tuổi thọ của màng loa. Việc để âm thanh quá lớn không giúp màn trình diễn trở nên hay hơn mà chỉ như tra tấn người nghe bởi áp lực của âm thanh lớn tác động.
Không lạm dụng âm bass để tránh gây khó chịu khi nghe
Một số lưu ý khi sử dụng loa kéo bạn cần biết.
– Vặn nhỏ lại âm thanh loa trước khi tắt nguồn điện để không làm giãn màng loa.
– Không chỉa micro vào mặt lưới của loa và nên đứng cách loa 2-3 m để không xảy ra hiện tượng hú rít khi hát karaoke.
– Không đặt loa nằm ngang, vì có thể sẽ gây trào Axit bình ắc-quy trong loa khiến loa bị hư hỏng.
– Tốt nhất nên sử dụng loa kéo bluetooth trong không gian thoáng đãng, ít vật cản để tần số âm thanh không bị cản trở quá nhiều.
– Sau mỗi lần sử dụng hãy tháo pin ra khỏi micro pin bị chảy gây hỏng micro.
Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể tự điều chỉnh các thông số âm thanh trên chiếc loa kéo karaoke ở nhà để có những màn trình diễn bất hủ nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng bạn hãy liên hệ ngay đến Hotline 0901 814 818 hoặc để lại bình luận ở bên dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.
Hải My
|
★