BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ > Hỏi đáp

Ai cũng phải trải qua giai đoạn dậy thì nhiều thay đổi và thực sự khiến chúng ta có nhiều sự lúng túng, hoang mang và có phần hoảng loạn với những thay đổi bất ngờ đấy. Một trong số đó chính là việc xuất hiện các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì là phổ biến nhất đúng không nào?

Các bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết này để hiểu biết rõ hơn về mụn và cách trị mụn tuổi dậy thì an toàn nhé!

Mụn là một bệnh da mạn tính, nó xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì, và chỉ tự nhiên lành khi bạn bước sang độ tuổi 35 – 40. Có tên gọi đầy đủ là mụn trứng cá (acne vulgaris). Mụn xuất hiện chủ yếu ở vùng da mặt, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể lan đến ngực trên và lưng trên.

Điểm danh các loại mụn thường gặp nhất ở tuổi dậy thì:

1. Mụn đầu đen

Bí Quyết Trị Mụn Đầu Đen Ở Má Không Để Lại Vết Thâm

Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc nằm ở trên da. Nguyên nhân gây tắc mụn đầu đen thường là do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn (bã nhờn), khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và dần chuyển sang màu đen.

Mụn đầu đen khác với mụn đầu trắng, đó cũng là một loại mụn do tắc lỗ nang lông nhưng loại mụn này không tiếp xúc với không khí bên ngoài nên có màu trắng. Mụn đầu đen rất phổ biến, là một trong các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì và thường xuất hiện trên khuôn mặt, đặc biệt là mụn đầu đen ở mũi. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

2. Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng và có nhân cứng.

Mụn đầu trắng rất nguy hiểm cho da nếu như không chữa trị kịp thời và đúng cách. Các lỗ chân lông bị bịt kín hoàn toàn, khiến cho chất nhờn ngưng tụ và lấp đầy lỗ chân lông và hình thành các nốt mụn màu trắng trên da.

Đặc điểm nhận dạng của mụn đầu trắng là mụn không sưng, không đỏ, là những nốt nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi bạn không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Mụn có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.

3. Mụn đỏ – mụn trứng cá

3 cách trị mụn trứng cá vô cùng đơn giản

Mụn trứng cá đỏ là một dạng trứng cá thông thường xuất hiện ở hầu hết mọi người. Tình trạng nổi những vết mụn trên vùng da như bị mẩn đỏ, đó là khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng đã bị viêm, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào.

Mụn sưng tấy, đỏ và gây đau rất khó nhận diện vị trí của nhân mụn nên việc điều trị gặp khó khăn khi bạn không thể lấy được nhân mụn. Biến chứng của mụn này là gây ra mụn bọc, mụn nang kéo dài gây nguy hiểm cho da của bạn. Nguyên nhân gây ra mụn đỏ dưới da là do chúng được tạo ra bởi lớp dầu thừa tiết trên da và vi khuẩn. Nếu cơ thể bị stress hoặc độ ẩm cao cũng có thể dễ sinh mụn đỏ dưới da.

4. Mụn mủ:

Mụn mủ là một loại mụn viêm, trông giống như một dạng mụn đầu trắng với một vòng màu đỏ xung quanh vết sưng. Các vết sưng này thường đầy mủ màu trắng hoặc màu vàng. Bạn không nên chích loại mụn mủ này khi nó chưa già và chưa tạo nốt đen trên đầu mụn.

Vì nếu chích bằng các loại kim lấy mụn khi mụn đang có màu trắng hoặc màu vàng đậm có thể gây ra những vết sẹo hoặc đốm đen phát triển trên da sau này. Mụn mủ là tình trạng mụn ở mức độ nặng.

Bên cạnh việc trong nhân mụn xuất hiện mủ trắng hoặc vàng thì biểu hiện thường thấy của loại mụn này là mủ sưng to, gây đau nhức nhiều cho người mắc phải.

5. Mụn bọc:

Như chúng ta đã biết mụn bọc thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có thể bị mụn bọc tuy nhiên mụn bọc xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ 60% ở nam và 40% ở nữ.

Nguyên nhân là do cơ địa và da mặt của nam giới có xu hướng bài tiết bã nhờn nhiều hơn nữ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên bề mặt da hình thành các vi khuẩn gây mụn, thói quen uống rượu bia, việc sờ nặn mụn tùy ý, không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gây ra viêm nhiễm, và lây lan nhanh chóng.

Vị trí mụn bọc thường xuất hiện là ở vùng mặt, đôi khi ở lưng và thậm chí còn có thể xuất hiện ở chỗ kín. Mụn bọc là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn mủ hoặc mụn đỏ, sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

Gửi câu hỏi tư vấn

Họ Và Tên

Email

Số Điện Thoại

Nội dung

Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì

Trị mụn theo phác đồ điều trị Tây y :

Thuốc trị mụn: Dùng sao cho đúng và những vấn đề thường gặp

  • Với những trường hợp mụn tuổi teen quá dai dẳng và ngày càng có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần tiến hành thăm khám kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ khám và xác nhận mức độ mụn của bạn, thông qua tình trạng cơ địa và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người. Một số loại thuốc điều trị mụn tuổi dậy thì phải kể đến như:

– Thuốc uống Tetracyclin

– Thuốc uống Azithromycin

– Thuốc uống Doxycyclin

– Thuốc uống Clarithromycin

– Thuốc Metronidazol Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh, kháng viêm

– Thuốc bôi chứa Axit Salicylic

– Thuốc bôi Retinoid Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide

Điều trị mụn bằng cách chăm sóc da đúng chuẩn :

Chăm sóc da đúng cách như thế nào hiện vẫn là câu hỏi khó đối với nhiều người, đặc biệt là với những bạn tuổi teen. Do thiếu kiến thức chăm sóc da, các bạn trẻ dễ bị chăm sóc da sai cách. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến loại mụn dậy thì này. Để có thể ngăn ngừa và loại bỏ mụn dậy thì một cách tự nhiên và an toàn đối với sức khỏe, các bạn trẻ cần chú ý chăm sóc da đúng chuẩn như sau:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt phù hợp với da. Trong trường hợp mụn viêm nặng, bạn có thể thay sữa rửa mặt bằng dung dịch nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch và sát khuẩn da.
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm, kem trị mụn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vì nó có thể khiến tình trạng mụn của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tẩy tế bào chết cho da mặt 2 lần/ tuần để loại bỏ các tế bào chết đã sừng hóa và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Không dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh vì nó có thể làm tổn thương da.
  • Không sờ tay lên da mặt, không nặn mụn khi chưa sát khuẩn tay hoặc dụng cụ nặn mụn.
  • Dùng kem chống nắng phù hợp với da và che chắn cho da cẩn thận mỗi khi ra ngoài để tránh tác hại của tia UV.

Mụn tuổi dậy thì thật sự không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ đâu. Quan trọng, bạn phải có kiến thức về chúng, tránh sử dụng mĩ phẩm kém chất lượng, ăn uống khoa học. Chúc các bạn luôn có tuổi thanh xuân tươi đẹp với làn da hồng hào, căng mịn, luôn là tâm điểm giữa đám đông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *