Chân ẩm ướt, nhiều mồ hôi và có mùi khó chịu là tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến người bệnh tự tin mặc cảm mà còn khiến người xung quanh khó chịu và dần xa cách bạn. Hãy tham khảo ngay những cách trị hôi chân ngay tại nhà sau đây nhé. Những cách trị thối chân này được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên nhiên dễ dàng tìm kiếm và an toàn cho làn da của bạn.
Da là một tổ chức đặc biệt trên cơ thể chúng ta và cũng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật khác nhau như vi khuẩn vi nấm, virus và các loại mạt da khác. Những lớp sinh vật thường trú này góp phần vào hàng rào sinh vật bảo vệ làn da của chúng ta.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng phát triển quá mạnh gây mất cân bằng và từ đó sẽ gây nên các vấn đề về da. Mùi hôi đến từ bàn chân cũng xuất phát từ điều này. Vậy nguyên nhân gây nên mùi hôi chân là gì? Cách trị hôi chân tốt nhất? Hãy 2momart đi tìm hiểu vấn đề này và cùng nhau đưa ra giải pháp trị hôi chân dứt điểm tại nhà bạn nhé.
1
Hôi chân hay thối chân là vấn đề hết sức bình thường và nó có thể xảy ra với tất cả mọi người. Chứng hôi chân gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là khi bạn ở trong những môi trường khép kín như văn phòng, phòng học, phòng tập thể hình… Do đó, nhiều người muốn tìm các cách trị hôi chân hiệu quả để giảm bớt mùi khó chịu.
Có nhiều cách chữa hôi chân hiệu quả, nhưng mỗi cách lại phù hợp với một đối tượng cụ thể. Để việc kiểm soát mùi hôi chân, đầu tiên bạn cần biết những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Mồ hôi đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo độ pH bề mặt của da, kháng khuẩn, tác động dưỡng ẩm và cân bằng nội môi trên làn da của bạn.
Chúng ta vẫn thường hay lầm tưởng mồ hôi có mùi nhưng sự thật không phải vậy. Bản chất của mồ hôi là không mùi, nhưng môi trường ẩm của mồ hôi gây phát triển hệ vi khuẩn trên da và gây mùi. Trong đó mặt trước của bàn chân là vị trí tiết mồ hôi nhiều nhất.
Tăng tiết mồ hôi có thể đến từ yếu tố bên trong cơ thể hay đến từ bên ngoài cơ thể. Tăng tiết mồ hôi có thể xuất phát từ các nguyên nhân từ bên trong cơ thể như bệnh lý về sốt, chứng đổ mồ hôi trộm, do bạn quá hồi hộp, một số bệnh lý về chuyển hóa hoặc do bạn uống thuốc không đúng cách.
Nguyên nhân hôi chân do bệnh tăng tiết mồ hôi
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi đến từ bên ngoài chính là do bạn mang giày vớ chật hoặc dùng sản phẩm giầy dép bít kín hơi. Các loại giày bịt kín khi dùng mà không kèm với vớ (tất) thì sẽ tạo điều kiện cho mồ hôi, chất bẩn, chất dầu tích tụ từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển và gây ra mùi hôi trên chân của bạn.
Vi nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây cho bàn chân của bạn có mùi. Bên cạnh việc tăng tiết mồ hôi, nhiễm nấm tại bàn chân còn có các triệu chứng khác như là:
● Chân xuất hiện mảng đỏ hoặc rỉ máu
● Vùng da nhiễm nấm có thể mềm hoặc có các mảng da bong tróc
● Da tróc vẩy hoặc nứt nẻ
● Da tróc ra thành từng mảng, lộ vùng da non ở dưới
● Ngứa ngáy, cảm giác châm chích hoặc bỏng rát ở vùng da bị nhiễm nấm
Nhiễm trùng da bàn chân có nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây bệnh lý bong sừng dạng lỗ làm bàn chân bốc mùi khó chịu. Các vi khuẩn gây nên bệnh lý này có đặc điểm chung là ưa thích môi trường ẩm ướt và độ pH da trung tính.
Vi khuẩn sẽ gây phá hủy tế bào sừng bằng cách phóng thích ra các enzyme phân giải protein, sau đó xâm nhập vào lớp sừng của làn da và gây bệnh lý. Mùi hôi gây ra bởi các gốc lưu huỳnh được sinh sản bởi vi khuẩn hoặc do sản phẩm chuyển hóa từ mồ hôi.
Hôi chân gây khó chịu và gây tự ti cho người bệnh
Một số bệnh mạn tính trên cơ thể của người bệnh như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, hoại tử mô cũng gây nên mùi hôi thối khó chịu tại các vết thương bàn chân. Khi mắc những bệnh lý này vết thương vùng bàn chân sẽ lâu lành và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh gây mùi. Từ từ đó bàn chân của bạn sẽ xuất hiện những mùi hôi gây khó chịu.
2
Bàn chân chúng ta có tới 2.500 tuyến mồ hôi, chính vì vậy mà chúng đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Hôi chân là do tuyến mồ hôi ở vị trí này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Hôi chân không chỉ gặp ở nam mà nữ giới cũng mắc phải, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu những cách trị hôi chân đơn giản này nhé.
Lối sống của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bất cứ căn bệnh nào trên cơ thể. Duy trì một lối sống lành mạnh là bạn đã góp phần đẩy lùi những căn bệnh này ra khỏi cơ thể bạn rồi đấy.
➥ Sau đây là những điều bạn nên làm để hạn chế việc mồ hôi chân
● Trong đa số trường hợp, mùi hôi chân có thể kiểm soát và loại bỏ được bằng các cách làm giảm mồ hôi chân và vi khuẩn. Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên vệ sinh bàn chân thật tốt và làm theo các mẹo sau để kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn.
● Rửa chân mỗi ngày bằng xà phòng tắm lành tính hoặc xà bông diệt khuẩn và cọ chân bằng bàn chải. Lau khô chân, đặc biệt lưu ý các kẽ chân.
● Giữ móng chân sạch và cắt móng chân thường xuyên.
● Quan sát lòng bàn chân để tìm các vết chai, mảng da chết và loại bỏ chúng bằng kìm cắt móng để triệt tiêu nơi sinh sống của vi khuẩn.
● Chọn đúng loại và kích cỡ giày/dép/vớ chân và sử dụng chúng theo những quy tắc sau: Thay vớ tối thiểu 1 lần/ngày. Thay thế hoặc lau khô giày mỗi 24 giờ nếu bạn đổ mồ hôi nhiều. Gỡ tấm lót ra để giúp giày khô nhanh hơn. Mang loại vớ giúp thấm hút mồ hôi như vớ mềm làm từ các sợi thiên nhiên hoặc vớ thể thao được thiết kế đặc biệt để hút mồ hôi.
● Chọn giày da, không chọn giày làm từ sợi tổng hợp.
● Lựa chọn mang các loại giày dép hở ngón và đi chân trần ở nhà.
Cách hết hôi chân tại nhà chính là luôn giữ cho chân luôn sạch
Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, bạn có thể khử mùi hôi chân bằng các phương pháp hiệu quả như:
● Điện di da là phương pháp dùng dòng điện để đẩy ion cơ chất có hoạt tính vào da làm cân bằng lượng tiết mồ hôi trên da.
● Phương pháp dùng botulinum toxin và phẫu thuật cắt hạch giao cảm cũng nên được cân nhắc khi dùng những biện pháp trên không hiệu quả và bạn không thuốc nhóm bệnh nhân có chống chỉ định.
● Đối với tình trạng nhiễm khuẩn gây bong sừng da dạng lỗ, có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh bôi tại chỗ hoặc dung dịch kháng khuẩn để ngâm chân. Nếu tình trạng nhiễm là nấm (bệnh viêm kẽ do nấm) thì có thể dùng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc uống thuốc có tác dụng toàn thân để điều trị.
● Đối với những vết thương tại bàn chân có kèm bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu… cần thiết phải có sự hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh lý từ các bác sĩ chuyên khoa sâu.
Bôi thuốc trị hôi chân giúp giảm mùi thối chân và chân khô ráo hơn
Giày và vớ không vệ sinh hoặc không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây hôi chân thường gặp nhất. Khi đó, bạn hãy thực hiện những bước sau để loại bỏ mùi hôi chân liên quan đến tất hoặc giày/dép.
➥ Đối với tất
Những loại tất được làm từ vật liệu thấm hút mồ hôi có khả năng giảm mùi khó chịu cho bàn chân của bạn. Bạn có thể thay tất nhiều lần trong ngày để giảm mùi hôi nếu cần.
Sau khi thay, bạn giặt sạch rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
➥ Đối với giày/dép
Một đôi giày có lỗ thoáng khí sẽ giúp chân giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tụ độ ẩm. Để trị hôi chân, bạn hãy chọn những đôi giày có đế dạng lưới hoặc có lỗ thông khí. Thiết kế này sẽ giúp chân bạn được “hít thở” để khô thoáng, giảm tỷ lệ gây mùi do mồ hôi chân.
Người bị hôi chân nên đặc biệt tránh những đôi giày làm từ nhựa vì chất liệu này không thoáng khí và tăng tiết mồ hôi ở chân.
Tránh mang những đôi giày quá kín, nên chọn loại thoáng nhẹ
➥ Đối với miếng lót giày
Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mùi hôi chân bằng cách thay đổi đế giày hoặc dùng chất kháng khuẩn, chất khử mùi vệ sinh đế giày bạn đang dùng.
Tuy nhiên, người bị hôi chân nên thường xuyên thay mới đế giày và để đế giày ở trạng thái khô ráo để hạn chế môi trường phát triển của các loại vi khuẩn gây mùi.
Một cách khác giúp bạn trị hôi chân khi mùi hôi xuất phát từ giày dép là mỗi ngày mang một đôi. Cách này sẽ giúp những đôi còn lại có thời gian khô ráo trước khi sử dụng.
Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một đôi tất để thay đổi trong ngày. Điều này sẽ giúp chân bạn giảm mồ hôi và giảm mùi khó chịu khi ở trong môi trường kín như văn phòng, lớp học…
Hôi chân không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu và mất tự tin trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt và làm việc. Rất nhiều người khó chịu mà không biết làm cách nào để trị dứt điểm vấn đề này.
Bạn có thể áp dụng các vật liệu thiên nhiên như gừng, chanh, lá lốt hay muối. Những loại nguyên liệu này rất dễ kiếm tìm nhưng lại có tính hiệu quả cao. Bạn cũng cần phải lo da bị phụ thuộc hay kích ứng vì những nguyên liệu này điều từ thiên nhiên và rất lành tính. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy tế bào chết cho vùng da phần chân thường xuyên bằng các sản phẩm tẩy tế bào chết body để da được sạch sẽ hơn nhé.
Lưu ý: Có một số loại thuốc điều trị bệnh thối chân rất hiệu quả, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng lớn thuốc và bệnh càng ngày nặng thêm.
Ngâm chân với thảo dược tại nhà cũng là một phương pháp trị thối chân
3
Hôi chân kéo dài làm tăng nguy cơ ngứa ngáy, nấm da và nhiễm trùng. Ngoài ra tình trạng này còn khiến bạn mất tự tin và gặp nhiều bất lợi trong hoạt động thường ngày. Để làm giảm mùi hôi và tình trạng ẩm ướt ở vùng da chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp thiên nhiên sau đây để có thể trị hôi chân tại nhà.
Với trường hợp chân đổ nhiều mồ hôi, có mùi khó chịu và trên chân bạn có quá nhiều vết chai, bạn có thể áp dụng cách khử mùi hôi chân với chanh tươi. Chanh có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả nhất trong tất cả các loại trái, giúp loại bỏ mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông và hạn chế vi nấm sinh sôi.
Ngoài ra với hàm lượng acid citric và vitamin C có chứa bên trong dồi dào, chanh còn có khả năng tẩy tế bào chết, giảm vết chai và nuôi dưỡng làn da trắng sáng. Các tinh chất trong chanh còn giúp làm sạch móng và hạn chế tình trạng nấm móng, rất thích hợp với những người thường xuyên mang mang giày thể thao. Đây cũng được xem là cách trị hôi chân khi đi giày nhiều hiệu quả nhất.
Trị hôi chân bằng chanh tại nhà được mọi người áp dụng nhiều nhất
➥ Cách chữa hôi chân với chanh bạn nên tham khảo:
● Dùng chanh chà xát trực tiếp lên vùng da chân, tập trung vào phần gót, mắt cá chân và kẽ chân.
● Đợi khoảng 5 phút cho dưỡng chất trong chanh thẩm thấu
● Sau đó rửa lại bằng nước ấm cho sạch hoàn toàn và giữ vệ sinh chân.
Gừng và muối là biện pháp giảm mùi hôi cơ thể được phái nữ áp dụng rộng rãi. Ngoài tác dụng kháng khuẩn và sát trùng mạnh, gừng còn chứa tinh dầu thơm, giúp khử mùi hôi, giữ da chân khô thoáng và mịn màng. Trong khi đó, muối có khả năng bảo vệ da khỏi nấm và một số vi khuẩn gây hại.
➥ Cách trị hôi chân bằng gừng bạn nên làm:
● Giã nát 1 củ gừng với 1 thìa muối
● Làm sạch chân và massage hỗn hợp trực tiếp lên da
● Để trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm
● Khi thực hiện cách trị hôi chân từ gừng và muối, bạn nên tập trung chà xát vào gót chân và các kẽ chân để giảm ngứa ngáy, hạn chế nấm da và loại bỏ tế bào chết.
Trị thối chân bằng gừng tại nhà an toàn và lành tính
Theo một vài kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y học, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
Hiện nay, có hai cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt rất hiệu quả mà được rất nhiều người áp dụng, bạn hãy áp dụng ngay để đem lại hiệu quả chữa hôi chân bằng lá lốt nhanh nhất nhé.
➥ Cách 1: Chữa hôi chân bằng lá lốt bằng cách ngâm chân
Dùng 30g lá lốt tươi đun với 1 lít nước cho sôi, cho thêm chút muối, để nguội dần rồi ngâm hai bàn chân, bàn tay thường xuyên trước khi đi ngủ buổi tối. Nước mới bỏ ra chưa ngâm chân được bạn có thể phủ lên lớp vải mỏng để giảm nhiệt độ, phân tán hơi và hơ tay, chân. Cả hơ tay chân và ngâm tầm 30-45 phút.
Tốt nhất là nước không nên pha loãng. Ngoài tác dụng chữa đổ mồ hôi tay chân, cách này tiện dụng còn giúp tăng cường sức khỏe vì ngâm chân, tay đều đặn và giúp ngủ sâu.
Chữa hôi chân bằng lá lốt tốt nhất bạn nên thử
➥ Cách 2: Chữa ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt bằng cách uống nước cốt
Lá lốt (bạn nên lựa cây nào càng già thì càng tốt) lấy cả rễ, cắt bỏ ngọn, cắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay, rửa sạch, phơi dưới ánh nắng. Sau đó sao vàng, còn đang nóng đổ xuống nền nhà cái này gọi là hạ thổ cho nguội tự nhiên. Đun nước sôi 15 phút và để uống thay cho nước lọc cũng được. Nước không nên quá đặc hoặc quá loãng.
Thường cho khoảng 3 bát nước rồi đun như sắc thuốc bắc. Đun đến khi còn chỉ bát nước là dùng được. Uống liên tục 1 tuần nghỉ 4-5 ngày lại uống thêm đợt nữa. Cái này có tác dụng với tùy người hoặc cách thức sao của bạn làm thuốc bị biến chất, mất hết tác dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng lá lốt chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng bạn cần sử dụng 50 – 100gr mỗi ngày, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nguy hiểm.
Sử dụng muối ngâm chân là một trong những cách trị hôi chân vĩnh viễn tốt nhất được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Trong muối có cực nhiều các khoáng chất có ngăn chặn mùi hôi chân.
Sử dụng muối ngâm chân sẽ giúp giữ cho bàn chân luôn khô thoáng, ít ra mồ hôi, khử sạch vi khuẩn gây hôi chân trong một nốt nhạc. Bạn chỉ cần dùng 2 đến 3 thìa muối pha với nước ấm và ngâm chân hàng ngày.
Ngoài ra, còn một cách khác đó là bạn cũng có thể sử dụng muối biển chà trực tiếp lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn hãy rửa sạch với nước ấm. Mẹo khác cho bạn đó là muối biển còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nấm móng và nấm kẽ chân.
Tip: Không giống những phương pháp trị thối chân khác. khi áp dụng biện pháp này, bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để khử mùi hôi chân nhanh chóng.
Trị mồ hôi chân bằng muối, trị dứt điểm mồ hôi chân
Theo Đông y, phèn chua tính hàm, không có độc, quy vào kinh Tỳ, giúp sát trùng, kháng khuẩn, giảm ngứa, tiêu độc, trừ táo thấp. Chủ trị các bệnh lý da liễu như chốc lở, viêm da, nước ăn chân, lang ben,…
Trong khi đó, mùi hôi chân được sản sinh khi vi khuẩn tích tụ nhiều trên da, chủ yếu là tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn hình que. Chúng sử dụng tế bào chất làm thức ăn và tiết ra chất thải có mùi. Phèn chua với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi khó chịu.
➥ Chưng cất phèn chua để có phèn chua dạng bột:
Phèn chua mua về thường ở dạng thô, còn nguyên cục. Bạn cần chưng cất để thu được bột phèn chua.
Các bước làm bột phèn chua như sau:
● Chuẩn bị 50g phèn chua cục, nồi đất, 1 cái hũ nhỏ bằng nhựa hoặc thủy tinh
● Phèn chua cho vào cối giã nhỏ. Sau đó bỏ vào nồi đất.
● Bắc nồi phèn chua lên bếp đun trên lửa vừa. Phèn chua sẽ tan chảy, sủi bọt và chuyển dần sang thể lỏng.
● Tiếp tục đun trên nhỏ lửa hết cỡ cho đến khi nước rút hoàn toàn thì phèn sẽ trở nên xốp trắng. Dân gian thường gọi đây là phèn phi.
Bạn để phèn xốp nguội hoàn toàn rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn mịn
Bảo quản bột phèn trong hũ dùng dần. Đậy nắp kín lại để bột không bị hút ẩm. Sau khi đã thu được bột phèn chua bạn hãy tiến hành trị thối chân bằng những cách cực dễ dàng.
Phèn chua trị hôi chân dứt điểm nhanh chóng tại nhà
➥ Mẹo chữa hôi chân bằng phèn chua nguyên chất
● Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị từ 2 đến 3 thìa cà phê bột phèn chua
● Rửa sạch và lau khô chân
● Lấy bột phèn chua xoa trực tiếp lên lòng bàn chân
● Sau 10 phút rửa sạch lại
Áp dụng mỗi ngày một lần. Sau khoảng 3 – 4 ngày mùi hôi khó chịu sẽ được loại bỏ. Tuy vậy, ban 5 vẫn nên duy trì thực hiện thêm một thời gian nữa để giữ được hiệu quả lâu dài.
➥ Dùng phèn chua chữa hôi chân do đi giày
Cả ngày bạn phải mang giày và tất bít kín khiến chân của bạn tiết ra nhiều mồ hôi. Đây chính là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn và nấm phát triển mạnh gây ra mùi hôi chân. Dùng phèn chua có thể hữu ích với tình trạng này.
Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị 1 ít bột phèn chua. Bạn lấy phèn chua rắc một lớp mỏng vào đáy giày và mang như bình thường. Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để ngăn ngừa mùi hôi phát sinh và giữ cho da chân luôn khô ráo, sạch sẽ khi mang giày nhé.
Ngâm chân bằng phèn chua và hiệu quả trị mồ hôi chân không ngờ đến
➥ Lưu ý khi dùng phèn chua trị hôi chân
Phèn chua có tính axit. Vì vậy cần thận trọng khi áp dụng trị hôi chân cho người có làn da mỏng và dễ bị kích ứng.
Người có tiền sử bị dị ứng với phèn chua hoặc một trong các thành phần của nguyên liệu này thì không nên thực hiện.
Tránh các hoạt động có thể làm giảm tác dụng trị hôi chân của phèn chua như đi chân đất, mang tất hoặc giày suốt cả ngày. Nếu bắt buộc phải sử dụng bạn nên lựa chọn các sản phẩm có lỗ thông hơi và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời giữ giày và tất thường xuyên để vi khuẩn gây mùi không có cơ hội phát triển.
Rửa chân mỗi ngày ít nhất 2 lần. Chú ý rửa kỹ ở những vùng kẽ chân – nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và tác nhân gây mùi.
Một số người bị hôi chân do mắc các bệnh lý như viêm da, nấm kẽ chân… Trường hợp này áp dụng cách trị hôi chân bằng phèn chua sẽ không khỏi dứt điểm. Bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị thích hợp nhất nhé.
Không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ngải cứu còn được tận dụng để chữa trị một số vấn đề sức khỏe rất tốt chẳng hạn như chứng hôi chân do đi giày quá nhiều. Tinh chất trong lá ngải cứu có tác dụng khử mùi hôi và làm mềm vùng da ở dưới lòng bàn chân.
Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy có thể áp dụng cho một số trường hợp bị hôi chân do nấm móng hoặc nấm kẽ chân.
➥ Cách thực hiện trị thối chân bằng ngải cứu tại nhà
● Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, sau đó đun sôi với 2 lít nước
● Đổ vào thau và thêm một ít nước lạnh vào sao cho nước có độ ấm vừa phải
● Vệ sinh chân và ngâm với nước trong khoảng 15 phút.
Tip: Bạn nên ngâm chân và buổi tối, sau khi đã tắm xong và vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì hiệu quả trị bệnh hôi chân sẽ đạt được cao hơn. Bên cạnh đó trong lúc ngâm chân bạn cũng có thể nghe nhạc để thư giãn tinh thần của mình.
Trị hôi chân bằng ngải cứu phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhất
Baking soda hay còn gọi với các tên khác đó chính là muối nở, thuốc muối là nguyên liệu có nhiều ứng dụng cả trong công nghệ thực phẩm lẫn sản xuất dược liệu và hóa chất. Nó thường được sản xuất dưới dạng bột mịn, màu trắng, nếu bạn nếm thấy bị hơi mặn.
Sở dĩ, baking soda có thể giúp trị hôi chân là nhờ đặc tính hút ẩm, tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và hạn chế tiết mồ hôi ở chân. Ngoài ra, đây còn là một chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi một cách an toàn.
➥ Ngâm chân với baking soda trị hôi chân nhanh chóng
● Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị baking soda: 1/4 chén, 1 cái chậu hoặc xô có thể đặt vừa 2 bàn chân vào và khoảng 2 lít nước sạch cho một lần ngâm.
● Tiếp theo, bạn nấu nước cho sôi rồi đổ ra chậu.
● Thêm baking soda vào quậy tan khi nước còn nóng, quậy tan baking soda. Đợi vài phút cho nước nguội còn hơi ấm ấm thì đặt hai chân vào ngâm.
● Thực hiện khoảng 15 phút để baking soda phát huy tốt hiệu quả chống khuẩn, khử mùi hôi. Trong quá trình ngâm, dùng một cái khăn mềm chà nhẹ để loại bỏ sạch hết bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn gây mùi nằm ẩn sâu trong các kỹ chân.
● Lau khô chân và giữ vệ sinh chân sau khi ngâm.
Lưu ý: Bạn không mang giày và vớ ngay sau khi ngâm chân xong, nếu ra ngoài gấp, bạn hãy cố gắng đợi khoảng 10 phút sau để chắc chắn da chân đã khô ráo hoàn toàn. Đừng ngâm chân quá lâu khiến da chân bị nhăn nheo và kích ứng nhé.
Chữa hôi chân bằng baking soda có hiệu quả như lời đồn
Kem đánh răng là một chất tẩy sạch răng dạng hỗn hợp nhão hay gel, dùng để thúc đẩy vệ sinh răng miệng với các thành phần chính là chất mài mòn chiếm ít nhất 50% muối, chất kháng khuẩn, chất hoạt động bề mặt… Chín vì những điều này, kem đánh răng có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi, loại bỏ nguyên nhân gây hôi chân nhờ các hóa chất có trong sản phẩm này.
Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện và mang lại cho người bị hôi chân những chuyển biến tích cực.
➥ Cách điều trị hôi chân bằng kem đánh răng
● Vệ sinh chân sạch sẽ, có thể rửa sạch chân bằng nước ấm pha muối loãng
● Dùng kem đánh răng thoa đều lên hai lòng bàn chân, chỉ nên thoa một lớp mỏng thôi bạn nhé.
● Để trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm, kiên trì thực hiện trong 1 tuần sẽ thấy kết quả.
Trị thối chân bằng kem đánh răng tưởng lạ mà quen
4
Hôi chân kéo dài có thể khiến mùi hôi có mức độ “nồng nặc” hơn trước. Ngoài ra tình trạng này còn ảnh hưởng đến mức độ tự tin, khả năng giao tiếp và một số hoạt động thường ngày của bạn.
➥ Bạn cần thực hiện các biện pháp sau nhằm hạn chế hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở chân:
● Khi tắm, cần chú ý vệ sinh vùng da chân và móng. Nên sử dụng muối tắm để tẩy tế bào chết cho chân để chân luôn được sạch. Ngoài ra nên cắt móng thường xuyên để hạn chế vi nấm xâm nhập và sinh sôi.
● Không nên mang vớ cũ và nên thay vớ ít nhất 1 lần/ ngày.
● Lựa chọn giày có chất liệu thông thoáng hoặc kiểu dáng phù hợp để tránh tình trạng mồ hôi ứ đọng và gây ra mùi khó chịu.
● Có thể sử dụng sản phẩm xịt giày hoặc xịt chân để chống nấm, hạn chế mùi khó chịu và giảm tăng tiết mồ hôi.
● Không nên mang giày hoặc vớ còn ẩm, ướt. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây nấm da và ngứa ngáy.
● Vệ sinh giày thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tồn đọng. Với những loại giày không thể vệ sinh bằng nước, bạn có thể sử dụng khăn ướt lau và đem phơi khi trời nắng. Nhiệt độ từ ánh nắng có thể hong khô giày và tiêu diệt nấm, vi khuẩn.
Giữ vệ sinh chân sạch sẽ chính là điều bạn nên làm để giảm hôi chân
Áp dụng đều đặn các cách trị hôi chân tại nhà có thể giảm lượng mồ hôi và mùi khó chịu ở vùng da này. Tuy nhiên nếu tình trạng không có cải thiện, bạn nên thăm khám để bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp hơn nhé.
Như vậy mình đã vừa điểm qua các cách trị hôi chân tại nhà an toàn và hiệu quả nhất dành cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh hôi chân của mình, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, còn rất nhiều bài viết kinh nghiệm hay khác đang chờ bạn đón đọc. Hãy theo dõi 2momart thường xuyên để sưu tầm cho bản thân mình những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống hằng ngày của mình nhé.