Bật mí 5 cách nấu chè cốm thơm lừng, ngon chuẩn vị Hà thành

Chè cốm là một trong những món ăn giải nhiệt mùa hè cực hiệu quả. Mùi cốm thơm lừng hoà cùng nước cốt dừa béo ngậy, thơm thoang thoảng mùi lá dứa rất cuốn hút. Cách nấu chè cốm cũng rất đa dạng tùy theo từng vùng miền. Cùng VinID khám phá ngay 5 công thức ngon tuyệt đỉnh này nhé!

1. Cách nấu chè cốm hạt sen 

Nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150gr cốm tươi

  • 300gr hạt sen

  • 50gr bột năng hoặc bột sắn dây

  • Lá dứa

  • Gia vị thông dụng: đường cát, muối

Các bước chế biến món chè:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cốm tươi mua về, rửa sạch bụi bẩn. Đối với cốm khô, bạn cần ngâm cùng nước lạnh trong khoảng 10 – 15 phút. 

  • Hạt sen ngâm cùng nước lọc, dùng tăm nhọn chọc xuyên qua để loại bỏ phần tâm sen ở giữa. Chần sơ hạt sen với nước sôi để hạn chế vị đắng. 

  • Pha loãng bột năng hoặc bột sắn với nước lọc.

Ngâm hạt sen

  • Bắc nồi nước lên bếp đun cùng đường phèn, khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.

  • Rửa sạch lá dứa, dùng dao cắt từng khúc vừa phải khoảng 7 – 10cm. Bỏ lá dứa vào máy xay nhuyễn cùng 200ml nước, lọc qua 1 tấm vải xô mỏng, chắt lấy phần nước cốt. 

Bước 2: Nấu chè cốm hạt sen

  • Đổ toàn bộ hạt sen đã sơ chế vào nồi nước, ninh nhừ ở lửa vừa cho đến khi hạt sen mềm nhừ.

  • Nêm nếm cùng đường vừa ăn vào ninh cùng cho sen ngấm đường, từ từ đổ phần nước cốt lá dứa vào đun ở lửa nhỏ.

  • Khi nước bắt đầu sôi, cho cốm cùng ⅓ muỗng cà phê muối để tạo hương vị ngọt thanh cho nồi chè.

  • Sau khi đun chè sôi trong khoảng 2 phút, cho nước đường đã đun và bột sắn vào, dùng muỗng khuấy đều cho đến khi chè hơi cô lại, sánh mịn.

  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình bạn và tắt bếp.

Múc chè ra chén, rắc thêm chút dừa tươi nạo sợi hoặc nước cốt dừa để gia tăng vị béo ngậy cho tô chè nếu bạn thích nhé! Vị ngậy bùi của hạt sen cùng cốm dẻo vừa ngon miệng vừa là món ăn bổ dưỡng, hồi phục sức khỏe hiệu quả.

2. Cách nấu chè cốm đỗ xanh 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

  • 200gr cốm tươi

  • 150gr đậu xanh cà vỏ

  • 150gr đường trắng

  • 3 muỗng canh bột năng

  • Nước cốt dừa

  • Gia vị thông dụng: nước vani, đường, muối

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cốm tươi dẹt mua về, đãi sạch với nước để vứt bỏ các hạt hỏng và hạt lép. Nếu bạn mua cốm khô, bạn cần ngâm với nước lọc trong khoảng 10 – 15 phút.

  • Cho đậu xanh đã tách vỏ ngâm trong 200ml nước lọc trong khoảng 4 – 6 tiếng đến khi hạt đậu xanh nở. Lọc đậu xanh qua rây lọc và bỏ phần nước ngâm đi.

  • Lấy 1 cái tô khác, hoà tan 3 muỗng canh bột năng với 3 muỗng canh nước lọc, khuấy đều để được hỗn hợp hoà tan hoàn toàn.

Bước 2: Hấp đậu xanh, giã nhuyễn

  • Đổ 150gr đậu xanh vào xửng hấp cùng 200ml nước, bắc nồi lên hấp ở lửa vừa.

  • Đậy nắp nồi, hấp trong khoảng 15 – 20 phút  cho đến khi đậu xanh chín bở, mềm nhừ thì tắt bếp. 

  • Cho phần đậu xanh đã hấp chín cùng 1 chút nước vào máy xay nhuyễn.

  • Sau đó, tiếp tục lấy tô rồi cho toàn bộ phần đậu xanh đã giã nhuyễn cùng 200gr cốm dẹp vào, dùng muỗng đảo đều để cốm và đỗ xanh được trộn đều với nhau.

Bước 3: Nấu chè cốm đỗ xanh

Thành phẩm

  • Đổ 1 lít nước lọc vào nồi, bắc lên bếp đun sôi thì cho 250gr đường phèn vào. Từ từ hạ lửa vừa, đun cho tan đường trong khoảng 5 – 7 phút.

  • Từ từ đổ chén bột năng hoà tan vào đun thêm khoảng 5 phút, dùng vá đảo đều tay liệc tục để tránh bột năng vón cục và nhanh cháy, dính vào đáy nồi.

  • Nêm nếm cùng nước đường vừa ăn tùy sở thích, bột năng vừa nấu cùng cốm dẹt và đậu xanh vào.

  • Khuấy đều để được hỗn hợp đặc sánh vừa phải, tắt bếp. Múc ra bát, rưới thêm chút nước cốt dừa và thưởng thức ngay thôi!

Chén chè cốm đỗ xanh với 2 màu sắc đặc trưng xanh – vàng vô cùng bắt mắt. Đậu xanh và cốm đều mềm nhừ, dẻo quánh quyện cùng nhau. Đây là món ăn vặt ngọt giải nhiệt mùa hè vô cùng lý tưởng cho cả gia đình đấy nhé!

3. Cách nấu chè cốm lá dứa với bưởi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

  • 200gr vỏ bưởi

  • 100gr cốm tươi xanh (hoặc cốm khô)

  • 200ml nước cốt lá dứa

  • 200ml nước cốt dừa

  • 100ml nước dão dừa

  • 300gr đường

  • 180gr bột năng

  • 150gr muối hột

  • 5 lá dứa

Cách thức chế biến:

Bước 1: Sơ chế cùi bưởi

  • Vỏ bưởi mua về, loại bỏ phần vỏ xanh, dùng dao cắt hạt lựu phần cùi trắng vừa ăn.

Sơ chế cùi bưởi

  • Cho 150gr muối hạt và 300ml nước lọc vào 1 cái nồi đun sôi trên bếp, bỏ phần cùi bưởi vào nồi chần sơ trong khoảng 3 phút.

  • Vớt ra ngâm vào tô nước lạnh, rồi cho vào 1 lớp vải xô mỏng sạch, vắt chặt để loại bỏ chất đắng trong p

    hần cùi bưởi.

Bước 2: Chế biến thạch cùi bưởi

  • Lấy 1 cái tô, cho vào 200ml nước cốt lá dứa, 20gr bột năng, 60gr đường. Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.

  • Đổ phần cùi bưởi vừa sơ chế xong vào hỗn hợp, ngâm trong khoảng 15 phút. Vớt ra rổ để ráo khoảng 15 phút.

  • Cho cùi bưởi vào 1 cái tô trộn cùng 100gr bột năng, đeo găng tay trộn đều để cùi bưởi thấm đều lớp bột bên ngoài. 

  • Sử dụng rây lọc để rây hết phần bột thừa bên ngoài cùi bưởi.

  • Đun sôi 300ml nước trong nồi, thả cùi bưởi vào cho đến khi lớp bột năng bên ngoài cùi bưởi chuyển màu trong và nổi lên mặt nước là chín.

  • Vớt cùi bưởi ra, bỏ vào thau nước đá ngâm trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để khô ráo nước.

  • Trộn cùi bưởi cùng 40gr đường là hoàn thành phần thạch cùi bưởi.

Bước 3: Nấu chè cốm lá dứa bưởi

Chè cốm bưởi

  • Đun sôi 1 lít nước lọc cùng 5 lá dứa trên bếp, vớt lá dứa ra rồi thêm 200gr đường vào cho tan. 

  • Hoà tan 60gr bột năng cùng 30ml nước lọc, từ từ đổ từng chút một vào nồi để tránh bị vón cục và kiểm soát dễ dàng độ đặc sánh của nồi chè. 

  • Đến khi chè hơi sánh đổ 100gr cốm tươi, hạ lửa nhỏ và cho phần cùi bưởi vào  khuấy đều rồi tắt bếp.

Bước 4: Nấu nước cốt

  • Bắc 1 cái nồi lên bếp, đun 200ml nước cốt dừa, 100ml nước dão dừa, 1 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê muối ở lửa nhỏ, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp.

  • Khi hỗn hợp hơi ấm, đổ từ từ nước bột năng pha loãng vào, đảo cho đến khi nước cốt hơi sánh mịn là hoàn thành.

  • Múc phần chè ra bát, rưới phần nước cốt lên trên là có ngay tô chè cốm bưởi lá dứa mềm dẻo, ngọt thanh rồi.

Thành phẩm là tô chè cốm lá dứa bưởi đặc sánh, có màu xanh vô cùng hút mắt. Cốm tươi mềm dẻo, cùi bưởi giòn giòn hoà cùng vị ngậy thơm của cốt dừa sẽ làm bạn mê mẩn ngay lần đầu thưởng thức. 

4. Cách nấu chè cốm nước cốt dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Nguyên liệu

  • 400gr cốm tươi (hoặc cốm khô) 

  • 70ml nước cốt dừa

  • 100gr bột năng

  • 1 muỗng canh bột béo

  • 20gr đường trắng

  • 1 ít dừa khô

  • 1 tô đá bào

Các bước chế biến món chè:

Bước 1: Sơ chế cốm xanh

  • Cốm tươi mua về rửa sạch với nước, đãi trong khoảng 2 – 3 phút là được. Không nên ngâm nước quá lâu dễ làm cốm bị mủn nát khi nấu.

  • Nếu bạn mua cốm khô, phải rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước khoảng 7 – 10 phút để cốm mềm hơn.

Bước 2: Nấu chè cốm & nước cốt dừa

Nấu chè cốm:

  • Bắc 1 lít nước sôi vào nồi, đun ở lửa lớn rồi cho 200gr đường, cốm sơ chế vào đun.

  • Từ từ hạ lửa nhỏ nhất, dùng đĩa khuấy đều hỗn hợp nấu trong khoảng 10 phút. Cần thường xuyên kiểm tra để cốm mềm vừa đủ, không bị nát.

  • Pha loãng 100gr bột năng với 100ml nước cho tan hoàn toàn rồi đổ từ từ vào nồi đang đun.

  • Đảo đều tay liên tục trong khoảng 3 phút đến khi hỗn hợp hơi sánh dẻo lại thì tắt bếp.

Nấu nước cốt dừa:

  • Hoà tan 70ml nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh bột béo hoặc bột năng.

  • Khuấy đều trên bếp ở lửa nhỏ. Đun đến khi được hỗn hợp hơi đặc sánh theo mong muốn là được.

Bước 3: Hoàn thiện món ăn

Chè cốm

  • Múc chè cốm ra 1 cái chén, rưới nước cốt dừa lên trên.

  • Rắc chút dừa khô, thêm đá bào vào nếu bạn thích ăn lạnh và thưởng thức ngay nhé!

Công thức chè cốm nước cốt dừa rất dễ chế biến mà ăn rất ngon miệng. Hương vị đồng nội mùa thu của Hà Nội dẻo thơm quyện cùng vị ngậy béo của nước cốt dừa tạo nên sự kết hợp không thể chối từ.

5. Cách nấu chè cốm thập cẩm

Nguyên liệu chế biến:

  • 200gr đậu đỏ

  • 150gr cốm tươi (hoặc cốm khô)

  • 2 trái bắp

  • 5 quả chuối chín

  • Đường cát, bột năng, bột bắp, bột rau câu, bột báng

  • Nước cốt dừa

  • 10 lá dứa

Cách thức chế biến:

Bước 1: Ninh nhừ đậu đỏ

  • Đậu đỏ mua về, đãi sạch với nước, loại bỏ hạt lép. Trước khi nấu, ngâm đậu đỏ với nước trong khoảng 6 – 8 tiến.

  • Vớt đậu bỏ vào nồi, ninh nhừ cùng 400ml nước, ½ muỗng cà phê muối ở lửa vừa. Đến khi đậu chín, thêm đường vừa ăn vào khuấy đều cho tan.

  • Pha loãng bột năng với chút nước ấm, từ từ đổ vào nồi đậu đỏ để không bị vón cục, đun đến khi hỗn hợp đặc sánh theo ý muốn và tắt bếp.

Bước 2: Nấu chè bắp

  • Bắp mua về, lột vỏ, lấy dao thái dọc để lấy phần hạt bắp. 

  • Đun sôi nước trên bếp, bỏ phần cùi ngô vào luộc cùng râu ngô, từ từ hạ lửa nhỏ ninh trong 10 – 15 phút. Lọc lấy phần nước ngô trong và loại bỏ phần xác trong nồi.

Chè ngô

  • Cho phần thịt ngô đã bào vào đun cùng 2 muỗng canh đường, khuấy đều cho đường tan. 

  • Hoà tan 20gr bột bắp, 20gr bột năng cùng chút nước ấm, đổ từ từ vào nồi nước cho đến khi bột bắp đặc sánh mịn. 

  • Dùng dao thái chuối thành từng khúc vừa ăn, cho vào nồi chè bắp tiếp tục đun.

  • Chuối xắt miếng vừa ăn, sau đó nấu tương tự như nấu chè bắp.

Bước 3: Nấu chè cốm 

  • Cốm xanh mua về, đãi sạch và ngâm trong 10 phút cho nở, vớt ra để ráo nước.

  • Đun sôi 500ml nước trên bếp cùng 2 bó lá dứa cho dậy mùi thơm rồi vớt ra, thêm đường phèn cùng 1 chút muối, khuấy đều cho hoà tan.

Chè cốm

  • Đổ phần cốm đã sơ chế vào ninh cho chín mềm ở lửa nhỏ. Thêm 2 muỗng bột năng pha loãng với nước ấm vào, đảo đều đến khi chè cô đặc, sánh mịn theo mong muốn là xong.

Bước 4: Chế biến thạch rau câu

  • Hoà tan bột rau câu với 100ml nước, đun sôi trên bếp, cho thêm 2 muỗng canh đường vào. Tắt bếp, đổ rau câu vào khuôn, đợi nguội và đông lại.

  • Cho đá bào vào cốc, múc chè đậu đỏ, chè ngô, chè chuối và chè cốm vào tuỳ lượng mong muốn.

  • Rưới nước cốt dừa lên trên, thêm rau câu và chút dừa khô vào thưởng thức ngay thôi!

Miền Nam nổi tiếng không chỉ bởi các loại bánh đặc sản, dân dã với hương vị đặc trưng mà còn ở những món chè ngọt lịm. Món chè cốm thập cẩm chắc chắn sẽ không làm cả gia đình bạn thất vọng đâu nhé!

6. Bí quyết để món chè cốm mềm dẻo, thơm ngon

Để được thành phẩm chè cốm mềm dẻo, thơm ngon béo ngậy, đừng quên áp dụng những điều dưới đây nhé!

Chè cốm

  • Khâu chọn lựa nguyên liệu nấu chè vô cùng quan trọng, nhất là các loại đỗ. Nên lựa chọn những loại đậu hạt to, không lép và không bị sâu, mốc.

  • Bạn có thể kết hợp thêm nhiều topping ăn kèm để được tô chè thơm ngon như trân châu trắng, trân châu đen, thạch sương sáo, thạch dừa,…

  • Chè bảo quản trong tủ lạnh tối đa trong 2 ngày bởi dễ bị đông đặc, ảnh hưởng đến thành phẩm món chè.

  • Mỗi vùng miền có cách thức nấu chè cốm khác nhau, bạn có thể điều  chỉnh các công thức khác nhau tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

Hy vọng bạn sẽ thành công với cách làm chè cốm được chia sẻ trên. Những hạt lúa non, được ninh nhừ hoà cùng vị ngọt béo ngậy của cốt dừa chắc chắn sẽ làm cả nhà mê đắm. Mua sắm cốm thơm ngon và các nguyên liệu khác tại Vinmart hoặc qua app VinID và vào bếp trổ tài ngay nào!

Banner CTA Đi chợ online 750

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *