BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018” – Tiếng Việt Lớp 1 – YopoVn.Com – DIỄN ĐÀN TÀI LIỆU – GIÁO ÁN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

“DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện theo Hướng dẫn chuyên môn Tiểu học năm học 2021-2022 của Phòng GD-ĐT Quận .. ; Kế hoạch Chuyên đề bậc Tiểu học số 27 /KH-GDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của PGD-ĐT quận …

Năm học 2021 – 2022 là năm học thứ hai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 1 được đưa vào giảng dạy ở trường Tiểu học … Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời vận dụng mọi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học … sao cho đạt hiệu quả phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.

Tổ khối chuyên môn nhận thấy rằng đối với học sinh khi bước vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Thời lượng dạy môn Tiếng Việt trong lớp 1 lại chiếm lượng thời gian nhiều nhất, trong đó phần dạy âm vần chiếm thời lượng tương đối. Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc viết được đặc biệt ưu tiên bởi lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học là chủ đạo. Thế nên phân môn Học vần càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi trẻ có đọc được, trẻ mới hiểu được yêu cầu của bài học, mới đọc thông viết thạo được thì khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ có điều kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn. Dạy học ôn tập âm vần giúp trẻ củng cố lại các âm vần đã học và đây còn là một bước đệm quan trọng để tiến tới cho việc học sinh học môn tập đọc ở giai đoạn sau.

B. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:

– Toàn bộ giáo viên trong tổ đã được tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 do PGD tổ chức.

– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, tạo thêm điều kiện cho tập thể giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin, giáo án điện tử, bảng tương tác, ….

– Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi chuyên đề do Sở GDĐT và PGDĐT tổ chức, trao đổi kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn

– Sách giáo khoa mới có kênh hình, kênh chữ rất đẹp, lôi cuốn học sinh

2. Khó khăn:

– Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, mức độ nhận thức của các em không đồng đều, còn thấp, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, đa số các em thích chơi hơn học, ít chú ý trong giờ học vì vậy không khắc sâu được kiến thức.

– Đa số phụ huynh của trường làm nghề lao động phổ thông nên còn thiếu sự quan tâm việc học của con em.

– Lượng kiến thức nhiều, chương trình mỗi ngày học 2 vần, có khi học 3 đến 4 vần, số lượng chữ cái và từ ngữ trong một bài nhiều nên các em khó tiếp cận, không nhớ hết các vần. Thời gian không đủ để dạy trong 1 tiết.

– Đối với các học sinh học chậm, chưa thuộc bảng chữ cái và các chữ ghép đôi, cộng với sự tập trung trong lớp kém nữa thì quả là khó khăn hơn rất nhiều so với các bạn đã thuộc bảng chữ cái, do đó cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bậc phụ huynh thì các em mới theo kịp chương trình. Song lại rất ít nhận được sự kèm cặp, đôn đốc của phụ huynh.

– HS còn học thụ động, chưa đủ tự tin, chưa đủ kiến thức để tự mình giải quyết vấn đề học tập.

Giáo viên còn lúng túng vì năm đầu thực hiện chương trình mới nên chưa có sự định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả nhất.

C. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ :

Giúp giáo viên nắm vững quy trình dạy một tiết Tiếng Việt của phân môn Học vần lớp 1, kiểu bài dạy học: Ôn tập âm vần đồng thời biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, tổ chức tiết dạy một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn phát huy tính tích cực của học sinh, đạt hiệu quả cao trong tiết dạy.

D. NỘI DUNG THỰC HIỆN

I/ Mục tiêu, nhiệm vụ của kiểu bài dạy học ôn tập âm vần

– Giúp học sinh nắm được các âm được học trong bài.

– Sử dụng được các âm và thanh đã học để ghép tiếng mới.

– Đánh vần tiếng và đọc trơn tiếng có âm được học trong tuần, tập đọc nhanh bằng mắt tiếng có âm đã học, gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc.

1642779064068.png

Thực hiện theo Hướng dẫn chuyên môn Tiểu học năm học 2021-2022 của Phòng GD-ĐT Quận .. ; Kế hoạch Chuyên đề bậc Tiểu học số 27 /KH-GDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của PGD-ĐT quận …Năm học 2021 – 2022 là năm học thứ hai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 1 được đưa vào giảng dạy ở trường Tiểu học … Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời vận dụng mọi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học … sao cho đạt hiệu quả phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.Tổ khối chuyên môn nhận thấy rằng đối với học sinh khi bước vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Thời lượng dạy môn Tiếng Việt trong lớp 1 lại chiếm lượng thời gian nhiều nhất, trong đó phần dạy âm vần chiếm thời lượng tương đối. Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc viết được đặc biệt ưu tiên bởi lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học là chủ đạo. Thế nên phân môn Học vần càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi trẻ có đọc được, trẻ mới hiểu được yêu cầu của bài học, mới đọc thông viết thạo được thì khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ có điều kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn. Dạy học ôn tập âm vần giúp trẻ củng cố lại các âm vần đã học và đây còn là một bước đệm quan trọng để tiến tới cho việc học sinh học môn tập đọc ở giai đoạn sau.- Toàn bộ giáo viên trong tổ đã được tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 do PGD tổ chức.- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, tạo thêm điều kiện cho tập thể giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin, giáo án điện tử, bảng tương tác, ….- Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi chuyên đề do Sở GDĐT và PGDĐT tổ chức, trao đổi kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn- Sách giáo khoa mới có kênh hình, kênh chữ rất đẹp, lôi cuốn học sinh- Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, mức độ nhận thức của các em không đồng đều, còn thấp, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, đa số các em thích chơi hơn học, ít chú ý trong giờ học vì vậy không khắc sâu được kiến thức.- Đa số phụ huynh của trường làm nghề lao động phổ thông nên còn thiếu sự quan tâm việc học của con em.- Lượng kiến thức nhiều, chương trình mỗi ngày học 2 vần, có khi học 3 đến 4 vần, số lượng chữ cái và từ ngữ trong một bài nhiều nên các em khó tiếp cận, không nhớ hết các vần. Thời gian không đủ để dạy trong 1 tiết.- Đối với các học sinh học chậm, chưa thuộc bảng chữ cái và các chữ ghép đôi, cộng với sự tập trung trong lớp kém nữa thì quả là khó khăn hơn rất nhiều so với các bạn đã thuộc bảng chữ cái, do đó cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bậc phụ huynh thì các em mới theo kịp chương trình. Song lại rất ít nhận được sự kèm cặp, đôn đốc của phụ huynh.- HS còn học thụ động, chưa đủ tự tin, chưa đủ kiến thức để tự mình giải quyết vấn đề học tập.Giáo viên còn lúng túng vì năm đầu thực hiện chương trình mới nên chưa có sự định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả nhất.Giúp giáo viên nắm vững quy trình dạy một tiết Tiếng Việt của phân môn Học vần lớp 1, kiểu bài dạy học: Ôn tập âm vần đồng thời biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, tổ chức tiết dạy một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn phát huy tính tích cực của học sinh, đạt hiệu quả cao trong tiết dạy.- Giúp học sinh nắm được các âm được học trong bài.- Sử dụng được các âm và thanh đã học để ghép tiếng mới.- Đánh vần tiếng và đọc trơn tiếng có âm được học trong tuần, tập đọc nhanh bằng mắt tiếng có âm đã học, gia tăng tốc độ đọc trơn bài đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *