Bảng lương nhân viên là mẫu bảng được gửi hàng tháng cho nhân viên. Mẫu này sẽ bao gồm chi tiết các khoản lương hàng tháng của nhân viên. Vậy bảng lương là gì và mẫu bảng lương nhân viên như thế nào? Hãy cùng văn bản kế toán theo dõi bài viết dưới đây nhé
>>>Tham khảo: Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Ở Đâu Tốt Nhất
1. Bảng lương là gì
Bảng lương nhân viên là căn cứ pháp lý để quản lý chi phí tiền lương, tiền công cho từng nhân viên. Đây là cơ sở để xác định chính xác tiền lương của mỗi nhân viên tương ứng với chức danh và thâm niên của họ.Từ đó xây dựng quy chế đãi ngộ, khen thưởng của các thành viên trong công ty.
Bảng lương không chỉ thể hiện sự minh bạch, hiệu quả mà còn cho thấy trình độ quản lý của ban lãnh đạo. Để có mẫu bảng lương đúng chuẩn thì các bộ phận cần đưa ra bản mẫu đúng luật, rõ ràng, chính xác nhất.
Mẫu bảng lương là cơ sở để tự đối chiếu và kiểm tra tiền lương thực nhận. Tổng mức lương của nhân viên có thể bao gồm nhiều khoản tiền khác nhau. Tất cả cần được liệt kê chi tiết và đầy đủ trong bảng lương định kỳ
2. Các nội dung có trong bảng lương
Thông tin nhân viên
Thông tin về lương chính
Phụ cấp
Thu nhập danh nghĩa
Số ngày công/giờ làm việc thực tế
Lương chưa kèm phát sinh
Lương đóng bảo hiểm
Tính thực lĩnh trong bảng lương nhân viên
Các khoản khấu trừ như Bảo hiểm xã hội (BHXH), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khoản tiền phạt hay khấu trừ khác.
3. Mẫu bảng lương nhân viên
CÔNG TY……
Địa chỉ:………………
LOGO CÔNG TY
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
Tháng… năm…
Đơn vị tính: VNĐ
Họ tên
Phòng ban
Số ngày công
Ngày nghỉ không tính phép
Ngày nghỉ lễ
Ngày nghỉ tính phép
Mức lương
Tổng tiền lương
Lương cơ bản
Lương làm thêm giờ
Thưởng hiệu suất công việc
Lương hiệu quả
Thưởng chuyên cần
Các khoản giảm trừ lương
Hỗ trợ điện thoại
Hỗ trợ ăn ca
Hỗ trợ xăng xe
Hỗ trợ đi lại
Hỗ trợ nhà ở
Công tác phí
Tổng thu nhập
Tạm ứng lương kỳ I
Các khoản phải khấu trừ vào lương
BHXH (…%)
BHYT (…%)
BHTN (…%)
Truy thu
Thuế TNCN
Tổng
Thực lĩnh
Họ và tên: Tên của từng nhân viên cần được đưa vào bảng để quản lý. Kế toán có thể kèm theo các thông tin khác như chức vụ, số điện thoại, email…
Lương chính: Lương chính hay còn gọi là lương cơ bản. Lương này đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và chưa bao gồm thưởng, phụ cấp hay các khoản khác.
Phụ cấp: Phụ cấp gồm 2 loại là phụ cấp đóng bảo hiểm và phụ cấp không đóng bảo hiểm. Phụ cấp đóng bảo hiểm như phụ cấp chức vụ, thâm niên, độc hại, trách nhiệm. Các phụ cấp không đóng bảo hiểm như tiền điện thoại, tiền ăn, xăng xe, nhà ở.
Thu nhập danh nghĩa: Đây là khoản tiền mà người lao động nhận khi cộng lương bản và phụ cấp trên lý thuyết.
Số ngày công thực tế: Đây là chỉ số nhằm xác định thời gian thực mà người lao động làm việc và được hưởng lương theo những ngày lao động đó.
Tổng lương thực tế: Đây là khoản lương nhân viên được nhận nếu không có phát sinh gì như tạm ứng hay trích bảo hiểm.
– Cách tính lương thực tế như sau:
Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) X Số ngày công thực tế
Lương để đóng bảo hiểm: Lương đóng bảo hiểm gồm công ty đóng và cá nhân đóng. Phần này cần rõ ràng để nhân viên không thắc mắc.
Thuế TNCN: Đây là phần thuế cần đóng nếu nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên.
Thực lĩnh: Thực lĩnh là khoản tiền mà người lao động được nhận chính thức. Thực lĩnh gồm tổng lương đã tính ở trên trừ đi các khoản bảo hiểm và thuế TNCN.
Tải ngay mẫu bảng lương nhân viên tại Bang-luong-nhan-vien
4. Cách tạo bảng lương cho nhân viên
Thứ nhất, kế toán có thể tạo bảng lương bằng excel. Tạo bảng lương bằng excel được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi sự đơn giản, rõ ràng và tiện lợi. Bạn sẽ dùng các hàm excel phổ biến để tạo ra bảng lương như hàm SUM, hàm VLOOKUP, INDEX…
Thứ hai, tạo bảng lương bằng word. Để tạo bảng lương bằng word thì bạn cũng cần có các thông tin ở bảng excel và sử dụng chức năng mail merge để xuất dữ liệu từ excel sang word
Thứ ba, tạo bảng lương bằng phần mềm kế toán. Với các doanh nghiệp vừa và lớn thì số lượng nhân sự rất nhiều nên việc tạo mẫu bảng lương từ các số liệu rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Vì vậy, kế toán hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm tính lương cho nhân viên.
Qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu bảng lương là gì và tải mẫu bảng lương nhân viên mới nhất. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc trong công việc tính lương cho nhân viên.
>>>Xem thêm:
Mẫu Quy Chế Lương Thưởng Mới Nhất
Mẫu Quyết Định Điều Chỉnh Tiền Lương Đóng BHXH
Các sai lầm cần tránh về chi phí lương
Tổng hợp tất cả các quy định mới về luật lao động
Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương mới nhất