Bạn có làm chủ được lời nói của mình?

Trong cuộc sống, giao tiếp, có thể bạn cần bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng giá trị, hay hiện thực của lời nói đó mới quan trọng. Không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc làm chủ được lời nói.

Trong cuộc sống xung quanh, bạn thường xuyên tiếp nhận vô vàn những câu nói, phát ngôn, phán xét… của nhiều người, từ bình thường đến nổi tiếng. Đánh giá mục đích của những câu nói đó, tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Điều quan trọng là những phát ngôn, câu nói đó có đem lại ý nghĩa tốt đẹp, ích lợi gì cho cộng đồng không.

Để đánh giá những phát ngôn, câu nói đó đạt được giá trị gì, bạn có thể tìm đến các nhận xét về ngôn từ của những người nổi tiếng, đã trải qua thăng trầm của cuộc sống.

1. Hãy suy nghĩ tất cả những gì bạn nói. Nhưng đừng nói tất cả những gì bạn suy nghĩ. (Dalarme)

2. Nói năng thận trọng đáng quý hơn sự hùng biện. (F.Bacon)

3. Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương.(Isaac Newton)

4. Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to. (Albert Einstein)

5. Đừng tin tưởng những người nói rằng họ không bao giờ đố kỵ ghen ghét. Bởi họ đã cho thấy rằng họ chưa bao giờ biết yêu thương. (Gerald Brevan)

6. Suy nghĩ là một việc khó, nên rất ít người chịu khó suy nghĩ. (Albert Einstein)

7. Nói hay và hùng hồn là một nghệ thuật, nhưng biết lúc nào cần ngừng nói cũng là một nghệ thuật chẳng kém hơn. (Wolfgang Amadeus Mozart)

8. Tôi thường hối tiếc vì những gì mình nói, chứ không bao giờ vì sự im lặng của mình. (Publilius Syrus)

9. Im lặng và khiêm tốn là đặc tính rất quý trong cuộc đàm thoại. (Monteigne)

10. Khi bạn phán xét người khác, bạn đâu định rõ họ, bạn chỉ định rõ chính mình. (Wayne Dyer)

11. Nói mà không nghĩ cũng như bắn mà không nhắm. (Cervantes)

12. Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài thì có giới hạn còn ngu dốt thì không. (Albert Einstein)

13. Nói nhiều và nói đúng lúc là hai điều khác nhau. (Sophocles)

14. Lời nói đẹp – đó là chi  phí thấp nhất để thu lợi cao nhất (Ngạn ngữ Anh)

15. Bốn điều không bao giờ quay lại: Lời đã nói, mũi tên đã lao đi, cuộc đời đã sống, cơ hội đã bỏ qua. (Ngạn ngữ A Rập)

16. Lời nói là tấm gương của tâm hồn; Anh nói như thế nào, anh là như vậy. (Publilius Syrus)

17. Ngôn từ có thể cho thấy sự sắc sảo của một người, nhưng hành động mới thể hiện ý nghĩa của anh ta. (Benjamin Franklin)

18. Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà làm không được. (Khổng Tử)

19. Kẻ chỉ nói những điều sướng miệng thì chẳng biết nghe những điều không sướng tai. (Alcée)

20. Ai không biết nghe, tất không biết nói chuyện. (Girardin)

21. Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ sót người hay; Gặp người không đáng nói mà nói là phí lời. (Khổng Tử)

22. Nếu không chắc về sự thật mà bạn sắp nói ra, đừng nói ra. (Maurice Macterlinck)

23. Không phải luôn luôn nói ra điều ta nghĩ mà phải luôn luôn nghĩ về điều ta nói. (Mme de Lambert)

24. Nói ít thôi về những gì ta biết; Im lặng hoàn toàn về những gì ta không biết. (Sadi Carnot)

25. Những người mạnh mẽ không dùng lời lẽ lăng mạ. Họ mỉm cười. (Leonid Leonov)

26. Kẻ dốt khẳng định, người thông thái nghi ngờ, nhà hiền triết suy nghĩ. (Aristote)

27. Khi nói nhiều, người ta hay nói những điều không nên nói. (Khổng Tử)

28. Nói không phải là làm. Nói lời hay cũng là điều tốt; thế nhưng lời nói vẫn không phải là hành động. (William Shakespeare)

29. Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao Việt Nam)

30. Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. (Tục ngữ Việt Nam)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *