Bài thơ Từ ấy Tố Hữu được đánh giá như là một bản tuyên ngôn dành cho các thế hệ trẻ. Họ là những người lính, người chiến sĩ cách mạng. Và cảm xúc xuyên suốt của bài thơ chính là niềm vui sướng, say mê khi nhận thức được lẽ sống và với Tố Hữu đó chính là ánh sáng của lý tưởng cách mạng soi chiếu trong cuộc đời. Hãy cùng chúng tôi cảm nhận bài viết này nhé!
Nội Dung
Bài thơ Từ ấy được viết bởi nhà thơ Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành). Ông chính là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Nó được sáng tác nhân sự kiện quan trọng của cuộc đời ông, đó chính là ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Tháng 7 năm 1938, khi 18 tuổi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản việt Nam. Và bài thơ này nó được in trong phần đầu của “Máu là lửa” của tập “Từ ấy”. Với bài thơ này ta có thể cảm nhận được sâu sắc lý tưởng của người thanh niên khi được giác ngộ ánh sáng của Đảng. Và theo cách viết của Tố Hữu chính là: Mặt trời chân lý chói qua tim.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Bài thơ Từ ấy được đánh giá là một trong những bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, thơ ca của nhà thơ. Và nó cũng là tuyên ngôn về lẽ sống của một người trẻ được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Và bài thơ này gồm có 3 phần cơ bản.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên ta đã có thể cảm nhận sâu sắc ánh sáng của cách mạng, của Đảng và của niềm tin khi nó được truyền trong nhà thơ. Tác giả đã sử dụng bút pháp tự sự để kể lại kỷ niệm khó quên của cuộc đời. Đó là thời điểm được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Từ ấy là cái mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu. Khi ấy nhà thơ mới 18 tuổi và đã được giác ngộ lý tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng. Qua những dòng thơ đầu tiên ta có thể cảm nhận được nguồn ánh sáng của lý tưởng này. Đó là nắng hạ, là mặt trời chân lý chói qua tim.
Nếu như mặt trời của tự nhiên mang lại ánh sáng cho vạn vật thì mặt trời của Tố Hữu chính là mặt trời soi sáng niềm tin và con đường cách mạng. Với việc sử dụng những động từ như bừng, chói cũng thể hiện được sức mạnh của lý tưởng này. Và cũng từ ấy thế giới của Tố Hữu tràn ngập hương sắc hoa, là màu xanh của cây lá, là âm thanh của những tiếng chim ca rộn ràng. Đó cũng là cảm hứng yêu đời.
Trong bài thơ Từ ấy ta còn có thể cảm nhận được một tình yêu thương giữa con người với con người. Đó là tình yêu không phân chia giai câp, tầng lớp, là sự giao cảm bằng trái tim. Bởi lẽ nhà thơ cũng tự đặt mình vào dòng đời và tìm thấy được tình yêu thương ấy. Nó cũng đã giúp vượt qua những ích kỷ, tư tưởng hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản. Và chính điều này đã góp phần gắn kết mọi người lại với nhau hơn.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Để thể hiện được sâu sắc điều này nhà thơ đã dùng động từ “buộc”. Đây là một cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện của của nhà thơ muốn sống chan hòa với mọi người. Để gần nhau thêm tạo nên mọt sự liên tưởng sâu sắc. Chính sự gắn kết ấy đã tạo nên sự đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh cụ thể.
Đoạn này tác giả dùng nhiều danh từ đó là con, anh, em với số lượng được ước lệ đã giúp khẳng định một tình yêu ấm áp. Đó là sự đồng cảm, xót thường với những kiếp người còn nhiều bất hạnh. Đó là những kiếp phôi pha, những người còn gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống này. Là những đứa em thơ quần áo không đủ mặc. Là những em bé cù bất cù bơ.
Qua những vần thơ này ta cũng sẽ thêm căm phẫn đối với những bất công, ngang trái của cuộc đời này. Và cũng chính nhờ sự căm phẫn ấy mà nhà thơ hăng say hoạt động cách mạng. Đây cũng chính là nguồn đề tài được tác giả khai thác rất nhiều của nhà thơ. Chẳng hạn như Cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, chú bé ở Đi đi em, em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm….
Với bài thơ Từ ấy ta cảm nhận được tâm nguyện của người trẻ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Chính sự vận động tâm trạng của nhà thơ đã được hiện thực hóa thông qua các hình ảnh tươi sáng. Qua bài viết này ta cảm nhận được phong cách sáng tác thơ độc đáo của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!