Ý nghĩa câu nói ” Chó chui gầm chạn”

Chuyện ở rể đã được đề cập khá nhiều trên nhiều khía cạnh, nhưng phần đông người ta vẫn nói đàn ông đi ở rể là phận “Chó chui gầm chạn” với những cái nhìn tương đối thiếu thiện cảm. Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này nhằm ám chỉ những anh chàng đi ở rể và ám chỉ khi con người chúng ta bị dồn vào đường cùng và gần như không có cơ hội trở mình. Câu tục ngữ này cũng tương tự như cách nói chạn vương của giới trẻ hiện nay. Nhưng liệu quan niệm này có còn đúng trong xã hội ngày nay?

Nghĩa đen và nghĩa bóng của Chó chui gầm chạn

Nghĩa đen và nghĩa bóng câu nói ” Chó chui gầm chạn”

Câu tục ngữ “ Chó chui gầm chạn” cũng được thể hiện bằng nghĩa đen và nghĩa bóng tương tự như những câu tục ngữ khác. Đối với nghĩa đen, nó diễn đạt việc con chó chui dưới gầm chạn, trong một không gian tù túng và gò bó. Nó không dám lên tiếng và thậm chí là không thể di chuyển được, con chó tội nghiệp khi đó chỉ có thể rên ư ử trong tuyệt vọng. Nghĩa bóng của câu tục ngữ này có hàm ý bao quát và sâu xa hơn, là khi con người rơi vào cảnh khó khăn và khó có khả năng trở mình, đặc biệt là những cánh đàn ông chấp nhận đi ở rể.

Từ thời xa xưa, đàn ông vốn rất được xem trọng, vì họ được xem là trụ cột của gia đình, đầu đội trời chân đạp đất và chỉ làm những việc lớn. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều sẽ do người đàn ông quyết định, một khi họ đã lên tiếng thì người phụ nữ sẽ chẳng dám cãi lại. Vì vậy mà chắc chằn rằng sẽ không có một người đàn ông nào lại muốn mình gắn cho cái mác chạn vương chẳng mấy vinh quang này. Điều đáng quan ngại nhất mà cánh mà râu phải nhận khi đi ở rể, đó chính là những ánh mắt săm soi chẳng mấy thiện cảm từ những người xung quanh. Ở cái xã hội mà người đàn ông luôn được xem trọng hơn phụ nữ thì khi đi ở rể đều bị cho là “Chó chui gầm chạn”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *