Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo. Đây cũng là một phong cách phổ biến và thường được gặp trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp hiểu rõ thêm về phong cách này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí.
Nội dung chính
- Những lưu ý về một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí
- Phong cách báo chí là gì?
- Những đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí
- Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí
- Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí
- Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu 1:
- Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí-Mẫu tin số 2:
- Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 3:
- Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 4:
- II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ:
- III. ĐẶC ĐIỂM:
- IV. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
- Video liên quan
Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí hay
Những lưu ý về một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí
Phong cách báo chí là gì?
Phong cách ngôn ngữ báo chí thường sử dụng bởi những nhà báo, nhà đưa tin, … Đây là phong cách ngôn ngữ mẫu mực thích hợp để hình thành văn bản thể hiện là người tham gia trong lĩnh vực báo chí.
Ngôn ngữ báo chí mang tính thông tin rất cao: Có chứa ngày tháng cụ thể, thông tin tin tức, phóng sự,….
Xem thêm:
Soạn phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo
Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí
Những đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo chí mang những đặc trưng sau đây:
-
Tính kích thích hấp dẫn
-
Tính ngắn gọn
-
Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục
-
Tính thời sự cập nhật
Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí
Những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí
Từ ngữ trong ngôn ngữ báo thường có các đặc điểm:
-
Cách sử dụng từ ngữ giàu biểu cảm, gợi hình cảm cao. Chúng mang đậm màu sắc tu từ, gợi hình, gợi cảm
-
Cách dùng từ mới luôn được khai phá trong phong cách ngôn ngữ này
-
Các từ viết tắt được sử dụng nhiều để đảm bảo yêu cầu về lượng thông tin lớn
Về cú pháp:
-
Cú pháp câu có thể khuyết chủ ngữ. Việc này giúp cho nội dung câu văn ngắn gọn nhất có thể, tập trung vào ý chính từ đó tăng sức thuyết phục. Bên cạnh đó, loại cú pháp này còn làm nổi bật lên tính khách quan và mệnh lệnh.
-
Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản.
-
Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Xem thêm:
Soạn bài phong cách báo chí chi tiết
Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo
Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí
Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu 1:
Tại buổi trao quà tặng, Đại tướng Tô lâm đã đề nghị chính quyền tỉnh Hưng Yên và các cấp ủy Đảng tiếp tục chăm lo tốt cho đời sống của nhân dân. Ban bí thư tỉnh này cũng đã ban hành chỉ thị số 48 ngày 09/12/2020 về tổ chức Tết năm 2021, bao quát mọi vấn đề để đảm bảo người dân có một cái Tết ấm no.
Chỉ thị này bao gồm cáo yêu cầu về: phòng chống dịch bệnh COVID 19. quản lý thị trường, ổn định giá cả, đảm bảo an ninh, an toàn phục vụ nhân dân. Việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con nhân dân sẽ luôn được đảm bảo trong dịp Tết.
Nhân dịp năm mới 2021 và chuẩn bị đón Xuân Tân Sửu, Đại tướng Tô Lâm đã chúc toàn thể bà con nhân dân, công nhân lao động tỉnh Hưng Yên luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Nguồn: Báo Lao động- Trích Đại tướng Tô Lâm tặng quà người dân và công nhân khó khăn tỉnh Hưng Yên
Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí-Mẫu tin số 2:
Mẫu bài phong cách ngôn ngữ báo chí hay nhất
Từng tuyến đường Hà Nội đang được thay áo mới, trang hoàng rực rỡ để chào đón Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII được tổ chức. Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa, sự kiện trọng đại này sẽ được diễn ra ngay tại trung tâm thủ đô.
“Chưa năm nào công tác chuẩn bị lại sớm và kĩ như năm nay” Anh Hải- một trong những cán bộ công nhân viên tham gia trang hoàng thành phố cho hay. Đây đã là kỳ đại hội thứ 2 mà anh phụ trách các khẩu hiệu, băng rôn trang trí trên đường phố.
Hà Nội ngập tràn với sắc quốc kỳ rực rỡ, những tấm pano, áp phích các kích cỡ được treo khắp nơi trên các tuyến đường. Tất cả để thể hiện tâm thế chào mừng Đại hội quan trọng.
Lần đầu tiên trên đường Yên Phụ Hà Nội được trang trí một tấm pano cỡ lớn cao hơn 10m, rộng hơn 6m, với 4 mặt. Tấm pano này có nội dung nhằm tuyên truyền về Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trên khắp tuyến đường thủ đô có đến hàng chục tấm pano cỡ lớn và rất lớn như vậy để trào đón dịp này.
Những bông hoa cũng có dịp được khoe sắc và chăm sóc cẩn thận, định kì 2 ngày 1 lần. Để đảm bảo thành phố luôn đẹp nhất trong ngày diễn ra đại hội và chào đón năm mới, những bông hoa này cũng sẽ được thay mới thường xuyên.
Không chỉ đường phố mà không khí khẩn trương, hồ hởi cũng đã lan vào từng khu dân cư. Người dân Hà Nội cũng náo nức tham gia vào các đợt tổng vệ sinh khu phố.
Nguồn: Báo VTV News Online- Trích Người dân Thủ đô Hà Nội cùng hướng về Đại hội Đảng lần thứ XIII
Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 3:
Giới thiệu một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí
Thời gian gần đây, đề văn học sinh giỏi ở các tỉnh thành luôn khiến cho mọi người phải xôn xao. Chỉ vài tuần trước, câu lý luận văn học trong đề thi lớp 9 ở Hà Nội gây chú ý vì tính vô cùng hàn lâm và khó hiểu. Thế mà mới đây, lại có thêm một đề văn nữa ở Gia Lai gây ngỡ ngàng vì dẫn ra từ ngữ có phần “ nhạy cảm”.
Thực ra đây không hẳn là một vấn đề mới vì bao năm nay dư luận xã hội vẫn luôn mong ngóng một “chuẩn” tốt hơn cho các đề thi môn ngữ văn. Thế nhưng các sở giáo dục lại luôn đưa ra những mẫu: một là quá hàn lâm, cũ kĩ; nếu không thì cũng là quá “ngây ngô” trong lựa chọn ngữ liệu.
Yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới. Thế nhưng phải đổi mới thế nào? Xây dựng đề ngữ văn theo hướng mở, nhưng có nguyên tắc nào để làm việc này không? Có tiêu chuẩn nào cho một đề ngữ văn hay hay không? Khi chọn ngữ liệu thì những yếu tố nào cần được cân nhắc?
Nguồn: Báo Thanh Niên- Trích Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 21.1.2021
Một số mẫu tin ngắn phong cách báo chí- Mẫu tin số 4:
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa đưa ra thông báo mới: GS-TS Huỳnh Văn Sơn – Phó hiệu trưởng sẽ giữ chức hiệu trưởng trường trong nhiệm kì 2020-2025. Quyết định này được kí vào ngày 11.1 bởi bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
GS-TS Huỳnh Văn Sơn (45 tuổi), được bổ nhiệm phó giáo sư năm 2012 và giáo sư năm 2019. Ông tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tâm lý – giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 1996. Ông học cao học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam vào năm 2003.
Nguồn: Báo Thanh Niên- Trích GS-TS Huỳnh Văn Sơn làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]
– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
2. Các phương tiện diễn đạt
– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.
4. Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí
– Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo…
– Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ:
1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn bản báo có hai chức năng:
– Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí được thực hiện thông qua tính thông báo và phản ánh sự việc, sự kiện mang tính thời sự xảy ra trong đời sống.
– Chức năng phát động: Ngoài chức năng giao tiếp lí trí, một chức năng mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo đó là động viên, khích lệ người đọc, người nghe thực hiện một nhiệm vụ nào đấy.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo
– Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục: Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lí… nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
– Tính thời sự cập nhật: Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Ví dụ:
– Tính kích thích hấp dẫn: Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tên đầu đề các bài báo. Ví dụ: ca dao… cạo, Công ti trách nhiệm… vô hạn!…
– Tính ngắn gọn: do dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ được sẽ không được phép xuất hiện. Trường hợp bài dài phải đăng liên tiếp trong nhiều kì để đảm bảo cho tính phong phú của thông tin trong một tờ báo.
III. ĐẶC ĐIỂM:
1.Về từ ngữ
Từ ngữ trong ngôn ngữ báo mang các đặc điểm sau đây:
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ. Ví dụ: Hội chứng Việt Nam, leo thang chiến tranh, chảy máu chất xám v.v.
– Phong cách báo luôn có xu hướng đi tìm cái mới trong cách dùng từ: người viết báo thường dựa vào các từ ngữ, các quán ngữ có sẵn để tạo nên các đơn vị, cách thức diễn đạt mới giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm. Ví dụ: kiện tướng à kiện tướng đào đất, kiện tướng bơi lội…ổ gà à ổ voi, đường đủ mọi loại ổ v.v.
– Phong cách báo dùng nhiều từ viết tắt để đảm bảo tính thông tin cao trong một khuôn khổ không gian trình bày nhất định và giúp cho việc tiếp thu được thuận lợi. Ví dụ: ĐCS, CBCNV v.v.
2. Về cú pháp
Trong phong cách ngôn ngữ báo mặt cú pháp của nó có những đặc điểm sau đây:– Sử dụng nhiều câu khuyết chủ ngữ nhằm làm cho nội dung thể hiện được ngắn gọn, cô đúc và tăng cường sức thuyết phục qua tính khách quan và tính mệnh lệnh của nó.
Ví dụ: Cần phải xem lại tình trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay,….
– Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản.
Ví dụ: Tùng Sơn -Hiện tượng dễ dãi của xã hội,…
– Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Dưới đầu đề Việt Nam: Một con hổ nhỏ mới? Báo Béclin ra ngày 31/12/91 nhận xét rằng…
Đặc điểm nổi bật của cú pháp phong cách ngôn ngữ báo là việc kết hợp chặt chẽ các hình thức cú pháp mang tính khuôn mẫu với yếu tố diễn cảm được thể hiện dưới những kiểu cú pháp hết sức phong phú và đa dạng.
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ nhằm đem lại cho văn bản tính cụ thể, tính gợi cảm và tính hấp dẫn cao.
Cần đặc biệt lưu ý rằng một số truyện ngắn, thơ đăng trên báo nhưng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo mặc dù nó nằm trong hệ thống tài liệu đọc nhanh và mang tính thời sự sâu sắc.
3. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.
4. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.
Bản tin
Phóng sự
Tiểu phẩm
Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đềTương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
IV. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong những ví dụ sau: Nếu được viết lại, em sẽ viết ra sao?
1. Theo cái mode của những người nổi tiếng, cô lập ra một kế hoạch để trở thành một superstar. Tiếng hát của cô từ sóng MTV bổ xuống, theo đường cáp tỏa đi chằng chịt các nẻo, hấp dụ mạnh mẽ tầng lớp thanh niên cấp tiến biết thế nào là tự do sau những cụm từ “How are you?” và “overnight”.
2. Chủ trương xây dựng KPVH được nhân dân toàn quận hưởng ứng rộng rãi
3. Hôm rồi, tôi gặp anh Tứ xe ôm, thấy bộ dạng anh chàng bảnh tỏn, không mang vẻ mặt phong trần dầm mưa dãi nắng nữa.
Trả lời:
1. Đoạn văn đã sử dụng tiếng anh một cách bừa bãi như: mode, superstar, how are you, overnight. Điều đó có thể làm cho một bộ phận người đọc, người nghe không hiểu được và cảm thấy khó chịu.
2. Trong câu này, người viết đã phạm sai lầm khi sư dụng lối viết tắt một cách tùy tiện. Để sửa lại ta phải hiểu một cách chính xác của KPVH và bỏ từ viết tắt đó đi mà thay bằng những từ ngữ viết bình thường.
3. Trong ví dụ này, người viết đã sai lầm khi sử dụng biệt ngữ xã hội một cách thiếu chọn lọc.
– Bảnh tỏn: bảnh bao, xinh đẹp.
– Do đó, ta sẽ viết lại câu này trên ý nghĩa vừa phân tích.
Bài 2: Viết một bản tin ngắn phản ánh tình trạng quay cóp trong thi cử
Trả lời:
Nạn quay cóp trong thi cử hiện đang trở thành vấn đề nhức nhối trong các trường học. Trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông tổ chức vào ngày…tháng…năm…tại trường A, giám thị đã đình chỉ việc thi của hơn 40 thí sinh vì sử dụng tài liệu trong khi đang làm bài. Đặc biệt, có một số thành viên hội đồng giám thị tại trường B tổ chức giải đề thi cho thí sinh. Về phía phụ huynh học sinh, nếu giám thị nào coi thi nghiêm túc thì bị họ la ó, chửi bới, cá biệt còn bị hành hung như sự việc đau lòng xảy ra ở huyện C.