Vẽ động vật

Vẽ động vật

 

 

 

Vẽ động vật

Muốn vẽ thú vật, chúng ta phải quan sát thật kỹ. Có nhiều họa sĩ đam mê chủ đề này đến nỗi suốt đời họ chỉ dành thời gian và tâm trí cho nó.

Trong thế giới loài vật, con người tìm thấy sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên qua hoạt động của chúng. Những ai không thích các loài vật cũng nên quan tâm đến chủ đề này vì nó sẽ làm cho đôi tay trở nên nhuần nhuyễn hơn.

Không dễ gì vẽ một con vật đang hoạt động. Lúc đầu, tốt hơn là nên vẽ con vật trong trạng thái tĩnh, như một con chó đang ngủ, một con mèo đang ăn, hoặc sử dụng những bức ảnh đẹp làm mẫu. Khi quen thuộc với những đường nét, bạn có thể nắm bắt ngay hình ảnh con vật đang cử động. Mắt nhìn quen nắm bắt được các tỷ lệ, bỏ qua các chi tiết, chỉ chú ý tới động tác và vóc dáng thôi.

Muốn vẽ tranh về loài vật trước hết cần phải biết cấu tạo bộ xương của chúng. Trong các bức vẽ ở các trang tiếp theo ta thấy có sự so sánh giữa bộ xương thú vật với bộ xương người. Bộ xương cho chúng ta thấy cấu trúc bên trong cơ thể. Các cử động cho ta thấy cơ chế hoạt động của cơ thể.

Chúng ta phải nghiên cứu thêm các cơ bắp chính, những phần lồi lõm của cơ thể các con vật, bộ lông, da…

Phải chú ý đến những cử động ở loài vật. Khi chúng đi, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải phía trước và chân trái phía sau (và ngược lại). Những loài vật khác như voi lại đi theo nhịp, có nghĩa là thể trọng dồn hết vào hai chân phải rồi lại vào hai chân trái.

Có sẵn sổ tay ký họa trong tay, người học vẽ sẽ tìm ra nhiều đề tài để vẽ: nếu ở miền quê, sống trong một nông trại có nhiều gia súc như gà, vịt, thỏ, ngựa, chó, trâu, bò… chúng sẽ cung cấp nhiều tư thế để bạn lựa chọn và vẽ. Người học vẽ sẽ vẽ ở dạng giản lược hoặc ký họa những đặc trưng ở loài vật. Người sống ở thành phố có thể nghiên cứu về động vật hoang dã như sư tử, gấu, hươu cao cổ… trong các vườn thú. Ngoài những quan sát chung, mỗi người còn có thêm những quan sát riêng của mình, đó là những bài học phong phú.

Tất nhiên chúng ta không quên tham khảo các danh họa với các tác phẩm về thú vật: Leonard de Vinci với những bức vẽ ngựa tuyệt hảo; Durer, Rubens, Delacroix và Barye đã thực hiện những tranh vẽ về đời sống của loài ngựa. Những họa sĩ Nhật Bản đã thể hiện những đặc tính của loài vật này với rất nhiều xúc cảm và sức mạnh. Việc sử dụng thành thạo bút lông và mực Tàu đã giúp họ diễn tả chân thực, phóng khoáng và đầy cảm xúc về thú vật.

* Giải phẫu so sánh học:

dong vat 1

Chúng ta thấy bộ xương người được so sánh với xương khỉ, ngựa hay chó. Sự tương đồng ở đây rất rõ ràng.

Bạn hãy quan sát và so sánh những chi tiết giữa chúng như tay người so với chi trước của khỉ, hay móng ngựa với bàn tay người…

Nếu bạn sống ở thành phố có thể đem sổ ký họa đến các viện bảo tàng về động vật và thực hiện những bản vẽ các loài thú. Những bài tập này có ích cho quá trình học vẽ.

* Tạo hình:

dong vat 2

Trong những thí dụ trên ta có thể dễ dàng quan sát hình dáng của thú vật để nắm bắt đặc trưng của mỗi loài.

Người học vẽ lo ngại nhất việc làm thế nào để ghi nhớ chi tiết về các loài vật. Họ phải nghiên cứu sự tương đồng giữa những hình dáng. Rất nhiều loài vật có hình dáng hơi giống nhau như mèo, cọp, báo…

Hãy quan sát nhưng cử động của loài vật, vị trí của chân lúc nghỉ ngơi, lúc đi, chạy…

dong vat 3

Đây là những phác thảo dựng hình giúp bạn thực hiện dễ dàng và rèn luyện trí nhớ nhờ vào các dạng hình học: tròn, vuông.

Hình dạng và những tỷ lệ của cơ thể loài vật thường được thể hiện qua các hình tròn và những đường thẳng. Hình con ngựa được chia ra làm 3 phần theo dạng hình học: 1 hình vuông dành cho cái đầu, 2 hình chữ nhật dành cho thân và chân.

dong vat 4

Chó là chủ đề nghiên cứu trong hình trên. Hãy lưu ý đến việc đơn giản hóa các cử động của chúng như nhảy, chạy. Hãy tập vẽ những đặc trưng của các loại chó. Sự hiểu biết về những hình dạng cho phép ta phác họa dễ dàng hơn những loài vật luôn cử động.

Bạn cũng có thể luyện tập khi vẽ những con vật bằng cách sử dụng những đồ chơi của trẻ em. Chúng không cử động nên ta có thể phác họa ở nhiều góc độ khác nhau.

* Ký họa theo mẫu thật:

dong vat 5

Cử động của loài vật cản trở họa sĩ vẽ nên sự hiểu biết về hình dạng của chúng mà chúng ta biết rất hữu dụng. Luyện tập vẽ theo mẫu thật làm cho bản vẽ phong phú hơn. Chỉ bằng vài nét, bạn hãy phác họa cử động, tư thế, nét biểu cảm của con vật, tất cả những thứ mà ta có được qua việc kiên trì rèn luyện.

Hãy bắt đầu bằng việc phác họa đường nét của lưng và bốn nét cho bốn chân con vật, sau đó thêm vào những chi tiết như lông, da…

* Tập vẽ ngựa:

dong vat 6

Nghiên cứu bộ xương ngựa phía trên và so sánh với những hình dáng được phác họa đơn giản. Sự đơn giản hóa này giúp ta thấy rõ cấu tạo của những xương chính. Những chiếc xương này được bao phủ bởi bắp thịt, co rút ít hoặc nhiều do vận động; trong đó những nét nổi bật được thấy rõ. Hãy định vị những bắp thịt chính của cổ, ngực và mông con vật thật chính xác.

* Tập vẽ đầu ngựa:

dong vat 7

Chúng ta hãy quan sát một cái đầu ngựa và những tỷ lệ tương ứng khi tạo nó ở dạng khối. Đầu ngựa được quan sát ở nhiều góc độ khác nhau: nhìn xéo (3/4), nhìn nghiêng, trực diện…

Chú ý những nét đặc trưng của ngựa so với lừa.

* Vẽ ngựa đang di chuyển:

dong vat 8

Đây là bốn giai đoạn của một con ngựa đang phi được nhìn nghiêng, phía dưới là những cử động giống vậy được nhìn trực diện.

Hãy quan sát sự khác biệt giữa bước đi và bước chạy của ngựa.

Hãy nghiên cứu cử động của những cái chân, dáng điệu của cái đầu, góc cạnh của mặt ngựa, dáng nhìn xéo, nhìn nghiêng.

Phải quan sát toàn thân ngựa. Chỉ có mắt bạn mới phán đoán được tỷ lệ nào phù hợp với đầu và thân ngựa.

dong vat 9

Chúng ta thấy một loạt cử động của ngựa đang phi; hãy chú ý vị trí của những bắp thịt và chân sau cũng như cử động của đầu và chân trước.

Những bức ký họa khác cho thấy cử động của chân và cổ trong cùng một hình thể, điều này giúp cho người học vẽ hiểu được việc thể hiện sự hoạt động của cơ thể ngựa.

dong vat 10

Tập vẽ sự di chuyển của ngựa là một việc lý thú.

Hãy ngắm con ngựa đang đứng ưỡn ngực ra, hay đang nhảy xổ về phía trước và ngã quỵ. Thoạt đầu vẽ theo mẫu thật rất khó, nhưng ta có thể dùng hình ảnh để thực hiện những bài vẽ này, bởi vì khó mà nắm bắt những chuyển động nhanh chóng và mạnh mẽ được. Vẽ theo ảnh cho phép chúng ta thể hiện chính xác các chi tiết về con vật này.

* Vẽ ngựa với các hoạt động:

dong vat 11

Họa sĩ vẽ tranh minh họa phải sưu tập những tài liệu về loài vật, về ngựa… bởi khi cần vẽ một bức tranh, không phải lúc nào họ cũng dễ dàng tìm được ngay một con vật để làm mẫu.

Trước hết phải nghiên cứu những chuyển động mau lẹ của ngựa, sau đó thể hiện hoạt động của các bắp thịt bằng vài nét.

* Tập vẽ bò:

dong vat 12

Đây là bài tập vẽ bò nhà và bò rừng.

Bộ xương bò cho thấy cấu trúc bên trong của con vật.

Thực hiện bài tập vẽ đầu bò với hai cái sừng nhọn ở phía trước.

Sức mạnh của bò rừng phải được thể hiện trong cử chỉ có vẻ nóng nảy với cái đầu chúi xuống như muốn đâm bổ vào chướng ngại vật.

Những ký họa nhỏ bên cạnh cho thấy sự tổng hợp của các đường nét cơ bản.

* Vẽ chi tiết chân động vật:

dong vat 13

Đây là tập hợp một số chân loài vật: ngựa, bò, voi, tê giác, hà mã, nai, sư tử, hươu cao cổ, lạc đà, chó.

Một số loài động vật móng của chúng rất giống nhau, nhưng đa phần là khác biệt.

Cùng lúc chúng ta sẽ nghiên cứu bộ lông: lông mịn, lông dài, lông cứng của các loài vật.

* Vẽ thú dữ đang hoạt động:

dong vat 14

Trong các hình vẽ về thú dữ bạn hãy tập trung vẽ sức mạnh và sự hung dữ tiềm ẩn của chúng qua các nét vẽ.

Phác họa rõ hình con vật, từ đó bạn sẽ có cách vẽ riêng.

Những ký họa nhỏ cho thấy những nét vẽ thể hiện cử động của các con vật như thế nào.

Hãy tìm kiếm những tư thế của các loài thú dữ (rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi…) trong dạng tiềm ẩn.

* Vẽ thú đang hoạt động:

dong vat 15

Trên đây là tập hợp những hình vẽ về những cử động của các con vật như bước nhảy của chó săn, của căng gu ru, hoẵng, thỏ rừng.

Hãy quan sát đường nét của lưng cũng như sức mạnh của chó săn, dáng vẻ hung dữ của loài sói Bắc Mỹ, điệu bộ nhút nhát của thỏ rừng, hay hình khối cơ thể hoẵng.

Hãy nghiên cứu động tác của chân chúng lúc duỗi ra.

* Vẽ bộ lông thú:

dong vat 16

Mỗi loài thú đều có một bộ lông riêng biệt: lông dài hoặc ngắn, cứng hoặc mềm… Phải nắm rõ các loại lông thú để thể hiện được đặc tính của từng loại.

Chúng ta hãy quan sát bộ lông bóng mượt của ngựa, cứng và rậm rạp của khỉ, dài và đều của chó, hay vằn vện của ngựa vằn.

Phía bên phải là phần hướng dẫn cách vẽ các dạng khác nhau của những bộ lông.

* Vẽ thú hoang:

dong vat 17

Chọn một số con vật bắt mắt ở sở thú như voi, gấu ngựa, hươu cao cổ, tê giác… làm mẫu.

Hãy quan sát bước đi của voi, hay gấu khi chúng chỉ dùng đôi chân sau để đứng.

Hãy chú ý dáng đi lạ lùng của lạc đà, uy nghi của tê giác (những chiếc sừng nhọn trên mặt), hình dáng lạ của hươu cao cổ.

Hãy thực hiện nhiều bức vẽ theo mẫu thật để ghi nhớ hình dáng các con vật.

* Vẽ các loài vật đang ăn cỏ:

dong vat 18

Trên đây là những chú nai, hươu cái, sơn dương, hoẵng. Hình dáng của chúng tựa như nhau nhưng phần sừng khác nhau tạo nên nét đặc trưng lý thú.

Hãy chú ý đầu con hươu có bộ sừng tua tủa vươn dài như nhánh cây, hay những nhánh sừng như hình chân vịt, những chiếc sừng chĩa nhọn của sơn dương.

Ngoài ra, những cái chân mảnh khảnh của nai cho phép nó chạy nhanh và nhảy thật khỏe.

* Vẽ thú dữ:

dong vat 19

Chúng ta học vẽ đầu hổ, đầu sư tử cái và báo. Chú ý sự hung dữ trong cái nhìn, điệu bộ đáng sợ của chúng. Những con thú này cùng họ với loài mèo mà chúng ta có thể quan sát kỹ ở nhà: dáng điệu hung dữ, sự mau lẹ trong bước nhảy, sự uyển chuyển khi duỗi người ra. Hãy chú ý bộ lông lốm đốm của báo, hay vằn vện của cọp.

* Bài tập vẽ chi tiết:

dong vat 20

Chó là đề tài chính ở hình trên. Có rất nhiều giống chó khác nhau: chó lai sói, chó mặt nhăn “Bull-dog”, chó “Setter” với đôi mắt hiền từ, chó lông xù với bộ lông gần như xén trụi, chó “Basset” với đôi chân nhỏ xíu.

* Vẽ các loài chim:

dong vat 21

Vẽ chim ở tư thế bay, lượn, vỗ cánh…

Chúng ta có thể chia cách vỗ cánh của chim thành 3 loại: cánh đưa lên, xoãi ra, rồi hạ cánh về phía trước.

Đôi cánh chúng xếp lại như một chiếc quạt. Ta có thể thấy phần lông vũ khi cánh dang ra.

dong vat 22

Nghiên cứu bộ lông ở cánh chim rất lý thú, cho dù đó là cánh chim hải âu, cánh cò hay cánh chim ưng. Hãy chú ý sức mạnh của đôi cánh đại bàng, sự khó khăn của chúng khi đi và cất cánh từ một nơi bằng phẳng.

Để việc vẽ được dễ dàng, hãy bắt đầu vẽ con vật bằng vài đường nét, sau đó thể hiện những chi tiết.

* Vẽ thú vật theo lối cách điệu:

dong vat 23

Tranh thú vật được sưu tầm để trang trí và tạo nên những hình ảnh vui nhộn.

Từ xưa trên những chiếc bình cổ Hy Lạp, những tấm vải dệt bizantin, ta có thể thấy những đường viền trang trí theo dạng hình học mà các con thú là đề tài chính. Những họa sĩ người Nhật đã cách điệu các loài vật bằng nhiều phương pháp.

Chúng ta cũng tìm thấy những sáng tác ngộ nghĩnh về loài vật qua đồ chơi của trẻ em.

* Hí họa:

dong vat 24

Sách dành cho trẻ em, hay truyện tranh đã miêu tả nhiều tranh vui về thú vật. Trên đây là những phác thảo đơn giản thể hiện nét biểu cảm của các loài thú như cười, cau có: một ý nghĩa khôi hài.

Sau một số bài tập, bạn sẽ dần dần làm chủ được nét bút.

dong vat 25

Những hướng dẫn vẽ tranh loài vật theo phương pháp hí họa với một hình tròn vẽ đầu, vòng tròn thứ hai vẽ thân và tạo cử động: vẽ tay, chân. Phác một đường trục đối xứng và trên đường phác ấy tạo một điệu bộ như ý.

Đôi khi việc tạo hình những con vật khác nhau lại có điểm tương đồng. Vì thế ta có thể thay con sóc vào chỗ con thỏ bằng cách đơn giản là thay đổi hình dáng đầu.

dong vat 27

Miêu tả hoạt động của mèo ở nhiều tư thế khác nhau rất sinh động.

dong vat 28

Trên đây là những con vật ngộ nghĩnh như: voi mặc váy xòe, hươu cao cổ mang một nơ bướm ở cổ, cú với vẻ nghiêm trang cắp sách dưới cánh, giống như một thầy giáo làng.

* Những họa phẩm nổi tiếng:

dong vat 29

Bức vẽ đầu tiên là một trang nghiên cứu kỹ về kỹ thuật hội họa của Breughel có tên Bàn tay bọc nhung (vì sự tươi tắn của màu sắc trong tranh ông). Ta cũng thấy được sự biến hóa trong cách diễn tả của Toulouse – Lautrec và Velasquez.

dong vat 30

Những bức tranh súc vật nổi tiếng của Rubens, Leonard de Vinci. Hãy quan sát bức tranh chim phượng hoàng trên, đây là tác phẩm của một họa sĩ người Nhật. Bức vẽ thật tinh tế.

>>> Màu sắc trong tranh

>>> Đại cương về hội họa (Phần 1)

>>> Giáo trình hình họa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *