Vận mẫu tiếng Trung chính là cách gọi các từ nguyên âm trong tiếng Trung. Vậy mẫu hay nguyên âm là các từ có thể phát âm thành tiếng khi đứng một mình. Khi phát âm các vận mẫu thanh quản sẽ mở rộng từ đó phát ra âm thanh. Điều này đặc biệt khác so với thanh mẫu (phụ âm) là những chữ khi đứng một mình không thể phát âm thành tiếng.
Nội dung, mục tiêu của bài học:
- Hiểu được vận mẫu là gì và có tầm quan trọng như thế nào.
- Phân loại theo đặc điểm phát âm
- Học và luyện cách đọc chi tiết
- Luyện tập đọc thành thạo
- Khó khăn và những lưu ý khi học
1. Vận mẫu tiếng Trung là gì?
Trong phiên âm pinyin tiếng Trung các vận mẫu bao gồm a, o, e, i, u, và ü. Từ 6 nguyên âm gốc ban đầu gọi là vận mẫu đơn, chúng ta có tổ hợp 35 nguyên âm hoàn chỉnh. Nhưng theo cách phân loại mới lược bỏ đi các cụm có thể dùng y và w để đứng đầu thay thế, các bạn sẽ thấy chỉ còn có 24 nguyên âm.
Người học Tiếng Trung và luyện phát âm tiếng trung cũng chỉ cần nhớ cách đọc. Luyện đọc thành thạo và nắm vững các quy tắc phát âm. Các nguyên âm sẽ kết hợp với các thanh mẫu và thanh điệu tạo thành bảng chữ cái pinyin tiếng Trung hoàn chỉnh.
Nếu bạn chưa biết và chưa tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Trung thì xem ngày bài viết này nhé: Phiên âm Pinyin và bảng chữ cái tiếng Trung
=> Vận mẫu có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người mới học tiếng Trung. Đây là bước đầu tiên sẽ đánh dấu khả năng Hán ngữ của bạn sau này. Nếu bạn không học phát âm tốt, bạn sẽ nói sai và nhầm. Có thể bạn sẽ phải quay ngược lại rèn phát âm ngay từ đầu.
2. Phân loại vận mẫu tiếng trung
Với 35 vận mẫu được tổ hợp thành từ những chữ cái đơn lẻ. Tiếng Trung Pinyin đầy đủ được phân loại thành các loại như sau:
- Vận mẫu đơn: Chính là 6 nguyên âm gốc ban đầu a, o, e, i, u và ü
- Vận mẫu kép: Chính là các nguyên âm đơn ghép với các nguyên âm đơn khác, hoặc các vận mẫu đơn ghép với cá thanh mẫu khác. Về phần thanh mẫu sẽ được trình bày ở bài sau. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm hiểu nhanh qua bài viết: Đọc thành thạo thanh mẫu trong 10 phút
Theo sự phân loại của riêng hoctiengtrungtudau.com mình chia thành 3 dạng, để các bạn dễ học và dễ theo dõi.
- Nhóm 1: Nguyên âm đơn ghép với nguyên âm đơn.
- Nhóm 2: Nguyên âm đơn ghép với chữ n (phụ âm n)
- Nhóm 3: Nguyên âm đơn ghép với ng.
- Nhóm 4: Nguyên âm đơn ghép với nguyên âm đơn và ghép với n hoặc ng.
- Nhóm 5: Nhóm đặc biệt er và ueng (weng)
Lưu ý:
-
Còn 1 nguyên âm là ueng, nhưng vì nó không được ghép với phụ âm nào cả. Nó luôn đứng riêng được viết là weng.
- Theo cách phân loại hiện tại của tiếng trung, các bạn sẽ thấy chỉ có 24 vận mẫu, nhưng mình vẫn sẽ ghi chép đầy đủ 35 vận mẫu để bạn học được rõ ràng hơn. Mục đích vẫn là đọc tốt bảng pinyin đúng không nào.
3. Tập đọc vận mẫu hán ngữ
Vạn sự khởi đầu nan! Ok, hi vọng các bạn gặp khó khăn đừng sớm nản chí. Cố gắng! Sau đây là cách đọc các vận mẫu tiếng Trung dành cho các bạn mới học từ đầu. Đọc hướng dẫn và xem video để hiểu hơn cách đọc nhé.
a. Đọc vận mẫu đơn
- a
– Đọc như “a” của tiếng Việt, há mồm rộng, không tròn môi. Đọc dài giọng. Cứ tưởng tượng bạn đi khám răng và bác sĩ bảo “a” nào, a để há miệng ra nào.
- o
– Gần giống “ô” (trong tiếng Việt). Lưỡi rút về sau, tròn môi. Đôi khi nó hơi giống “ô” gần lái sang âm ô->ua.
- e
– Nằm giữa “ơ” và “ưa”. Lưỡi rút về sau, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
- i
– Gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài khóe môi như kiểu nhoẻn miệng cười).
- u
– Gần giống “u”. Lưỡi rút về sau. Là nguyên âm dài, tròn môi nhưng không há.
- ü
– Gần giống “uy”. Đầu lưỡi dính với răng dưới. Là nguyên âm dài.
b. Vận mẫu kép (nguyên âm ghép)
-
Nhóm 1: Nguyên âm đơn ghép với nguyên âm đơn.
- ai
– Gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i
- ao
– Gần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
- ou
– Gần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”
- ei
– Gần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i
- ia
– Gần giống âm “ia”. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a”
- ie
– Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê”
- iu (iou)
– Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u”
- ua
– Gần giống âm “oa”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”
- uo
– Đọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”
- ui (uei)
– Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”.
- üe
– Gần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm “ê”
Ghi chú:
- iu và ui thực chất là cách viết ngắn gọn của (iou) và (uei). Nhưng từ nay các bạn chỉ cần ghi nhớ iu và ui là được.
- Các nguyên âm ia, ie, khi không được ghép với thanh mẫu nào, sẽ được viết là ya, ye.
-
Nhóm 2: Nguyên âm ghép với n
an – Gần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”
en – Gần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n”
in – Gần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”.
un (uen) – Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”.
ün – Gần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ âm “n”
Ghi chú: Âm un chính là viết tắt của uen nên hãy ghi nhớ cách đọc nhé. Tránh đọc thành un của tiếng Việt, mà phải đọc là “u-â-n”.
-
Nhóm 3: Nguyên âm ghép với ng
ang – Gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”
ong – Gần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang âm “ng”
eng – Gần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng”
ing – Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng”
-
Nhóm 4: Nguyên âm ghép với nguyên âm và ghép với n hoặc ng
-
3 Nguyên âm đứng cạnh nhau.
iao – Gần giống “i + eo”. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao”
uai – Gần giống âm “oai”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ai”
-
Nguyên âm ghép với nhau và ghép với n
ian – Gần giống “i + ên” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyển sang nguyên âm “an”
uan – Gần giống âm “oan”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “an”
üan – Gần giống âm “uy + en” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “ü” (uy) rồi chuyển qua âm “an”
-
Nguyên âm ghép với nhau và ghép với ng
iang – Gần giống “i + ang” đọc nhanh. Đọc nguyên âm “I” trước rồi chuyển sang nguyên âm “ang”
iong – Gần giống âm “i +ung” đọc nhanh. Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển qua âm “ung”
uang – Gần giống âm “oang”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm “ang”
-
Nhóm 5: Nhóm đặc biệt
er – Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh hơn chút).
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau học qua các vận mẫu trong tiếng Hán và nắm được cách đọc. Cũng như các quy tắc viết ngắn, rút gọn của một số từ đặc biệt. Công việc và nhiệm vụ của các bạn là hãy đọc thuộc và đặc biệt “GHI NHỚ CÁCH ĐỌC”. Để từ đó có nền tảng học cao hơn, tránh phát âm sai thành thói quen.
4. Phần luyện tập vận mẫu tiếng Trung
Bài tập 1: Đọc và luyện đọc, ghi âm bài đọc
Hãy đọc lại bảng vận mẫu dưới đây 10 lượt. Sau khi đọc xong hãy ghi âm lại và gửi cho mình để mình chấm điểm giúp bạn. Nếu Chưa đúng hãy sửa lại và đọc từ đầu!
Bài tập 2: Nghe và phân biệt các vận mẫu tiếng trung sau
Hãy nghe đoạn video sau, và lựa chọn các đáp án tương ứng từng câu nhé.
- Câu 1: A. B. C. D.
- Câu 2: A. B. C. D.
- Câu 3: A. B. C. D.
- Câu 4: A. B. C. D.
- Câu 5: A. B. C. D.
Bài tập 3: Nối các cặp từ để có câu chính xác
Cho video các phụ âm, bạn hãy ghép các cặp chữ cái lại với nhau lại để ra câu chính xác như đã đọc trong video.
Trả lời câu hỏi:
5. Những khó khăn khi học đọc vận mẫu tiếng trung
Sau khi bạn đã học thành thạo và trải qua thời gian dài tiếp xúc với Hán ngữ thì vận hay thanh mẫu sẽ không còn là vấn đề nữa. Lúc đó vấn đề nằm ở lượng từ vựng, ngữ pháp và phản xạ giao tiếp. Nhưng bởi vì luyện đọc vận mẫu là bước chân đầu tiên để bạn đạt được các bước khác. Nên yêu cầu cũng nên tự khắt khe hơn. Và người mới học cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
a. Đọc không chính xác
- Cách nhanh nhất để khắc phục tình trạng này: Hãy ngồi trước gương, và từ từ luyện đọc. Nhớ đọc từ chậm cho tới nhanh. Đọc chậm đúng rồi bắt đầu tăng tốc lên.
b. Hay bị nhầm lẫn giữa các từ
- Khi bạn đã học tiếng Anh, tiếng Pháp…v.v… hay tiếng nào đó trước khi học tiếng Trung. Việc bạn nhầm lẫn là không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của bạn lúc đó cần làm là bình tĩnh đọc lại, ghi ra các từ dễ nhầm lẫn. Đặt cạnh nhau, đánh dấu và đọc lại nhiều lần. Cứ lặp lại như vậy, sẽ rất nhanh chóng nhớ được.
c. Việc đọc các vận mẫu đặc biệt
- ü – trong tiếng Việt không có nên so sánh hơi khó. Nhưng cứ luyện rồi sẽ đọc được.
- er – nhớ cuốn lưỡi về sau để đọc chuẩn hơn.
Tạm kết: Việc học tiếng Trung khó nhất ở lúc ban đầu. Nếu bạn đã qua được khóa học phát âm đầu tiên thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, khó khăn của người tự học là không thể phân biệt đúng sai, không có ai giúp sửa bài. Hiểu được điều đó, mình rất sẵn lòng giúp đỡ các bạn. Nếu các bạn tập phát âm có sai sót, hoặc không biết đúng hay sai. Hãy gửi file ghi âm về cho mình. Mình sẽ chỉnh sửa, đánh giá trực tiếp cho từng người.
Vui lòng gửi tin nhắn tới fanpage: https://www.facebook.com/hoctiengtrungtudau
Và đừng quên, tham gia ngay group học tiếng trung từ đầu để được nhiều hỗ trợ từ admin nhé: https://www.facebook.com/groups/855622801480960
***
Lộ trình học phát âm từ đầu cho người mới
—