Đôi nét về Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên
Mẫu Cửu Trùng Thiên còn có tên gọi khác là Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa hoặc Mẫu Thượng Thiên. Cửu Trùng Thiên có nghĩa là chín tầng mây, ý chỉ khắp cõi trời đất nơi Mẫu Thượng Thiên cai quản trốn tiên cung, thượng giới. Theo truyền thuyết kể lại, từ thời xa xưa Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa đã giúp dân ta đánh đuổi giặc Xuy Vưu sang xâm lược. Để tưởng nhờ và đội ơn bà, dân ta đã lập đền thờ tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên.
Không giống như Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa không giáng trần và dường như không có nhiều tài liệu ghi chép lại thân thế, xuất xứ và việc nhân độ thế của bà. Có ý kiến cho rằng, bà Mẫu Thượng Thiên có nguồn gốc là Cửu Huyền Thiên công chúa, một vị thần của Trung Quốc. Về công đức của Thánh Mẫu, có người nói rằng bà từng giúp người dân Việt Cổ đánh giặc đuổi giặc Xuy Vưu sang xâm lược nước ta nên được tưởng nhớ. Thần tích về Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa không có nhiều, có lẽ là do đến thế kỷ 15, trong đạo Mẫu có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh, được cho là hóa thân của bà. Từ đó về sau, công đức và những truyền thuyết về bà được biết tới với danh nghĩa là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Người xưa kể lại rằng: Trước kia có một người mỗi ngày đều mang các mặt hàng được làm mây tre đan qua sông để bán, nhưng không bán được hàng. Một hôm nọ, ông mang hàng đi bán, khi đến gần bến sông ông thấy có một pho tượng dạt vào bến sông. Thấy lạ, ông lão lấy dây cột bức tượng vào bờ và nói: “Tôi còn phải đi bán hàng đã, nếu ngài linh thiêng thì phù hộ cho tôi bán hết hàng, rồi tôi sẽ vớt ngài sau”. Thật kỳ lạ rằng, ngày hôm đó ông lão bán bàng rất chạy, không đủ hàng để bán. Nên khi quay về, ông đã vớt bức tượng lên và mang về làng. Nhưng trên đường về, đến vùng đất xây đền ngày nay là Ninh Sở, Hà Nội, bức tượng bỗng dưng trở nên nặng hơn so với bình thường, ông lão không thể vác nổi pho tượng nữa, liền đặt bức tượng ở nơi này và mỗi ngày ông đều đến để thắp hương. Kể từ hôm đó, ngày nào ông lão cũng bán rất đắt hàng, mọi người gần xa thấy bức tượng linh thiêng nên kéo đến cầu xin thì mọi cầu mong đều được linh ứng và suôn sẻ. Kể từ đó, đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên được xây dựng và duy trì hương khói cho đến ngày nay.
Thờ tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên ở đâu? Bày trí ban thờ thế nào?
Mẫu Thượng Thiên thường được đặt thờ ở ngoài trời của các đền phủ Mẫu Cửu Trùng Thiên hoặc ban Mẫu bán Thiên.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ gồm có 4 vị Thánh Mẫu: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thần Chủ thì Mẫu Cửu Trùng Thiên được đặt thờ ở chính ban hoặc đặt thờ riêng ngoài trời.
Đền thờ tượng Mẫu Thượng Thiên chính được xây dựng ở Đền Mẫu Cửu thuộc thôn Bằng Sở, Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Ngoài ra, còn một số địa phương khác cũng lập đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên như Đền Cô Chín Sòng Sơn, Đền Rồng ở Thanh Hóa và Đền Thượng ở Ba Vì.
Thông số kỹ thuật chung
-
-
Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
-
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu.
-
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
-
Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
-
Sử dụng trong các ngôi Chùa nhà Mẫu, Điện thờ, Phủ tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng…
-
Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
-
Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
-
Sản phẩm Tượng Thờ Mẫu – Tam Tứ Phủ hay Tượng Phật Sơn Đồng và các sản phẩm Đồ Thờ Gỗ khác của Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com được làm thủ công, hoàn toàn bằng gỗ tốt. Dáng, diện tượng và họa tiết được chế tác rất tinh xảo và có hồn. Được rất nhiều khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã, chất lượng và thái độ phục vụ. Chúng tôi có đa dạng mẫu đẹp và cách thức hoàn thiện để Quý khách hàng lựa chọn (như: Sơn son thếp phủ/ tượng mới sơn giả cổ – làm theo lối cổ/ sơn PU…). Ngoài các mẫu đang sử dụng, chúng tôi có thể làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
——————————————————————————-
Về Tam Phủ, Tứ Phủ
Trong điện thờ Thần Mẫu hiện nay tồn tại quan niệm về Tam phủ và Tứ phủ. Tứ phủ bao gồm 3 phủ trong Tam phủ (Thiên, Địa và Thoải) và thêm phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ). Hiện nay vẫn chưa có ai có thể chắc chắn Tam phủ và Tứ phủ của Đạo Mẫu có từ bao giờ. Tuy nhiên có thể tin rằng Tam phủ có trước Tứ phủ và việc tồn tại Phủ thứ tư là Nhạc phủ chính là một nét đặc thù của Đạo giáo Việt Nam.
Đạo Mẫu dung hòa nhiều yếu tố giữa Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, có một số thần phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế… Những vị thần phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Bố trí đồ thờ, tượng thờ Mẫu – Tam Tứ Phủ tại Đền, Phủ, Điện thờ
Điện thờ Tam Tứ Phủ có 3 ban chính: Ở giữa là ban Công đồng, bên phải là ban Trần Thiều, bên trái là ban Sơn Trang.
Thứ tự sắp xếp tượng thờ tại Điện thờ được xếp theo thứ tự từ trên xuống thấp như sau:
Tham khảo thêm 1 số mẫu Tượng thờ Mẫu – Tam Tứ Phủ: Tượng Vua Cha Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu, Tượng Tam Toà Thánh Mẫu, Tượng Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ, Tượng Ngũ Vị Tôn Quan, Tượng Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Lớn Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Tứ, Quan Lớn Đệ Ngũ, Tượng Tứ Phủ Chầu Bà, Tượng Tứ Phủ Ông Hoàng, Ông Hoàng Cả, Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Tượng Tứ Phủ Tiên Cô, Tượng Cô Bơ, Tượng Cô Chín, Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn, Tượng Cô Năm Suối Lân, Tượng Chúa Sơn Trang, Động Chúa Sơn Trang, Tượng Trần Triều – Nhị Vị Vương Cô, Tượng Cô – Tượng Cậu, Lầu Cô – Lầu Cậu, Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên, Khám Thờ Tượng…
Để sản phẩm được sản xuất với chất lượng tốt nhất, chúng tôi sẽ cử người đến khảo sát không gian và tư vấn mẫu mã, kích thước cho phù hợp phong thủy. Không chỉ tại Hà Nội, chúng tôi còn cung cấp Đồ thờ Tượng phật trên khắp cả nước. Hoặc Quý khách hàng chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn chi tiết.