TRI MẪU
Tên khác
Tên thực vật:
Anemarrhenae asphodeloides Bge Thuộc họ: Hành Aliiaceae.. Tên thường gọi: Anemarrhenae Rhizome.
Cây Tri mẫu
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác
dụng dược lý ….)
Mô tả cây
Tri mẫu là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ chạy ngang. Lá mọc vòng, dài khoảng 20-30cm, hẹp, đầu nhọn, phía dưới ôm vào nhau. Mùa hạ, ra cành mang hoa. Cao chừng 60-90cm. Cụm hoa thành bông hoa nhỏ, màu trắng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cho đến nay vị tri mẫu vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Chưa thấy trồng ở nước ta. Vào các tháng 3-4, người ta đào lấy thân rễ, rửa sạch phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Trong tri mẫu có một chất saponin gọi là asphonin. Ngoài ra còn một chất có tinh thể chưa xác định.
Tác dụng dược lý:
Hạ nhiệt: Đối với hư hoặc thực nhiệt, thuốc đều có tác dụng hạ nhiệt. Kết quả nghiên cưú thực nghiệm đã chứng minh Tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt rõ.
Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế mạnh các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn.
An thần: Thuốc làm giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh, ví dụ phối hợp với Hoàng bá làm giảm tính kích thích tình dục ( y học cổ truyền gọi là tả thận hỏa) phối hợp với Toan táo nhân làm giảm tính hưng phấn vỏ đại não, trị mất ngủ, phối hợp với Quế chi có tác dụng làm giảm đau đối với viêm khớp ( thấp khớp), phối hợp với Bạch thược trị chứng run co giật cơ ( do tăng hưng phấn thần kinh cơ).
Hóa đờm: Về mặt dược lý cổ truyền thuốc có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, tư thận bổ thủy.
Vị thuốc Tri mẫu
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Tính vị:
Vị đắng, tính lạnh, không độc.
Công dụng:
Tư thận, bổ thùy, tá hỏa, thường được dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), hạ thuỷ, ích khí.
Hiện nay trí mẫu thường được dùng làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi.
Liều dùng:
Ngày dùng 4 đến l0g dưới dạng thuốc sắc.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng khi bị ỉa chảy do tỳ kém.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tri mẫu
Chữa bụng chướng to, rất cứng rắn, chân tay nhỏ, ăn uống không được:
Uống thuốc gì cũng không khỏi, sau uống bài ngũ linh tán gồm các vị tri mẫu, đan sâm, độc hoạt, hải tảo, quỉ vũ tiến, tần bông (hai vị sau chưa xác định) thì thấy lợi tiểu tiện, ăn uống được bệnh dần dần khỏi (theo sách Thiên Kim ngoại đài).
Chữa viêm phổi:
Tri mẫu 5g, tang bạch bì l0g, mạch môn đông 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Dương vật cường luôn:
Tri mẫu, hoàng bá, xa tiền, mộc thông, thiên môn đông, sinh thảo (cam thảo sống) các vị bằng nhau, mỗi vị 4g sắc uống.
Có mang động thai:
Tri mẫu 80g, tán nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 20 viên, chiêu với nước cháo.
Hắc lào:
Tri mẫu mài với dấm,bôi lên.
Bốc nhiệt
do khí:
Dùng phối hợp với thạch cao dưới dạng bạch hổ
thang.
Ho do nhiệt
ở phế hoặc ho khan do thiếu âm:
Dùng phối hợp với xuyên
bối mẫu dưới dạng nhị mộc tán.
Thiếu âm ở
phổi và thận kèm dấu hiệu nhiệt biểu hiện như sốt về
chiều, ra mồ hôi buổi tối và nóng nhẹ lòng bàn tay, lòng
bàn chân và ngực:
Dùng phối hợp với hoàng bá.
Đái đường
biểu hiện như háo khát, đói và đi tiểu nhiều:
Dùng phối
hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử mạch đông và cát căn
dưới dạng ngũ diệp thang.
Dùng chữa viêm đường tiết niệu mạn tính kéo dài:
Dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn uống với nước sắc Rễ tranh hoặc Kim ngân hoa có kết quả tốt nhất là đối với bệnh nhân đã nhờn thuốc trụ sinh.
Chữa viêm loét mồm, viêm họng mạn:
Có chứng hư nhiệt thường phối hợp Huyền sâm, Sanh địa, Liên kiều. Chữa bệnh tiêu khát: như bệnh tiểu đường có hội chứng phế vị táo nhiệt ( mồm khô, bứt rứt, khát nước, .) thường phối hợp Cát căn, Thiên hoa phấn ( Qua lâu căn), Mạch môn . có tác dụng sinh tân chỉ khát.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************