Ho là một triệu chứng thường bắt gặp ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài dai dẳng. Thông thường, chúng ta chỉ tập trung tìm cách trị ho cho trẻ sơ sinh mà quên mất tìm hiểu nguyên nhân gây ho quan trọng hơn vì ho là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Nếu không tìm ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, mẹ khó lòng giúp bé khỏi bệnh mau chóng. Vì vậy, hãy cùng Huggies tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị ho, một vài lưu ý về cách chữa ho cho trẻ sơ sinh và khi nào thì trẻ sơ sinh ho trở nên nguy hiểm nhé!
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Vì sao trẻ sơ sinh ho?
Hầu như mẹ thường cảm thấy sốt ruột khi phát hiện thấy con bị ho. Tuy nhiên, cũng tương tự như sốt ở trẻ em, ho là một phản xạ có lợi với 2 công dụng chủ yếu như:
-
Tống các dị vật lọt vào đường thở ra khỏi cơ thể (khi bé bị hóc, sặc).
-
Loại bỏ đờm, chất nhầy ra ngoài (khi bé bị các bệnh về đường hô hấp).
Với cơ chế này, khi ho, tốc độ luồng khí lớn đi qua đường hô hấp đủ mạnh để làm bật dị vật và làm bong đờm nhớt bám trong thành phế quản.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị ho thường là do các bệnh về đường hô hấp. Một số ba mẹ quá sốt sắng khi thấy con mới chớm ho đã vội trị ho cho trẻ sơ sinh bằng thuốc ho mà không cần biết nguyên nhân. Đôi khi thuốc ho cản trở phản xạ bảo vệ cơ thể, vô tình làm cho bệnh của con nặng thêm. Vì vậy, mẹ nên bình tĩnh theo dõi tình trạng ho của con, xin chỉ dẫn cách chữa ho cho trẻ sơ sinh từ bác sĩ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu nguy hiểm đi kèm.
Tham khảo: Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì
Các bệnh gây ra triệu chứng ho
1. Ho do cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh thường sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi hoặc chảy ước mũi và đau họng. Trẻ thường ho khan, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, bé có thể ho có đờm kèm theo sốt nhẹ vào ban đêm.
2. Ho do viêm họng
Bé bị viêm họng thường ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và gần sáng. Các cơn ho thường kéo dài kèm theo tiếng thở khò khè. Loại virus này sẽ gây ra nhiễm trùng khiến cho niêm mạc khí quản phồng lên và đóng kín đường thở, do đó trẻ sơ sinh thường khó thở.
3. Ho do viêm phế quản
Phần lớn các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Virus này gây ra bệnh cảm lạnh đơn giản ở trẻ lớn hơn 3 tuổi, nhưng nó có thể xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng,
Triệu chứng của cả bệnh viêm phế quản là ho khò khè và hen suyễn nên ba mẹ sẽ rất khó phân biệt. Khi thấy trẻ sốt nhẹ và bỏ bú nhất vào các giai đoạn chuyển mùa thu, đông thì mẹ cần nên chú ý.
4. Ho do viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở phổi gây nên, bởi một số nguyên nhân có thể là cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng và dấu hiệu cho thấy bé bị viêm phổi là mệt mỏi và bị ho có đờm màu xanh hoặc vàng, bú kém hoặc bỏ bú kèm theo sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt.
5. Ho gà
Tiếng ho của bé như từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy.
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn có thể đe dọa đến tính mạng, nguyên nhân hàng đầu gây ra là:
-
Ho khan thường xuyên khiến lưỡi thò ra, mắt lồi, da mặt đổi màu, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt, nước mũi.
-
Sau mỗi cơn ho kéo dài, trẻ thường cảm thấy mệt, buồn nôn, thở nhanh.
-
Trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện co giật.
6. Ho do hen suyễn
Trẻ bị ho do hen suyễn thường phát ra tiếng ho khò khè trong cổ họng. Các bác sĩ cho biết hen suyễn không phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, trừ khi bé bị bệnh chàm, có tiền sử gia đình bị dị ứng và hen suyễn. Đây là một bệnh viêm mãn tính của đường thở.
Đáng tiếc là cho đến hiện nay vẫn chưa có bài kiểm tra hay xét nghiệm nào có thể chẩn đoán được hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Thở khò khè chưa chắc là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Thông thường trẻ sơ sinh thở khò khè thường được cho là mắc các bệnh về đường hô hấp. Trẻ cũng không thể được tiến hành đo chức năng phổi vì còn quá nhỏ. Vì thế, gia đình cần chăm sóc và quan sát trẻ thường xuyên để biết được nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè.
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Lưu ý về việc trị ho cho trẻ sơ sinh
Ba mẹ thường tìm nhiều cách trị ho cho trẻ sơ sinh từ các cách dân gian cho đến dùng thuốc. Tuy nhiên, như đã nêu trên, ho là triệu chứng chứ không phải bệnh nên các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh thực chất đều là cách giảm triệu chứng ho. Hầu hết các triệu chứng ho ở trẻ sơ sinh là do nhiễm virus nên thường không nên dùng kháng sinh để điều trị. Hãy để cơ thể trẻ tự đề kháng theo cách của nó. Trẻ bị nhiễm virus có thể kéo dài trong khoảng hai tuần hoặc lâu hơn. Vào năm 2008, FDA Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng “Không trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng các sản phẩm chưa được bác sĩ kê đơn”. Hầu hết các sản phẩm chữa ho cho trẻ sơ sinh thông thường đều không đem lại hiệu quả cụ thể vì vậy mẹ không nên tùy tiện cho con sử dụng.
Khi nào trẻ sơ sinh bị ho trở nên nguy hiểm?
Hầu hết các hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương hướng điều trị an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà mẹ cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức:
-
Trẻ khó thở hoặc đang chơi bỗng nhiên khó thở.
-
Mặt tái xanh, môi hoặc lưỡi có màu sẫm.
-
Sốt cao (đặc biệt trẻ nhỏ không bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi).
-
Trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) ho hơn một vài giờ.
-
Phát ra tiếng “rít” khi thở sau mỗi lần trẻ ho.
-
Ho ra máu (trừ trường hợp trẻ vừa bị chảy máu mũi).
-
Thở khò khè (trừ trường hợp trẻ có tiền sử bị suyễn và đã được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc tại nhà).
-
Có trạng thái bơ phờ hoặc cáu kỉnh.
Tham khảo: Cách massage cho trẻ sơ sinh
Gợi ý một số cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà
Chắc chắn rằng các phương pháp tự điều trị tại nhà sẽ không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn với sự điều trị bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điều ba mẹ có thể làm tại nhà để giúp con thoải mái hơn khi bị ho và cảm thấy khó chịu như:
-
Tăng cữ bú và lượng nước uống trong ngày
-
Sử dụng máy tạo độ ẩm làm dịu cơn ho cho bé
-
Nâng cao đầu bé khi ngủ
-
Nhỏ mũi bằng nước muối
Nếu tình trạng ho của trẻ là ho thông thường thì không nên sử dụng thuốc. Trong hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc khác nhau để chữa ho cho bé tại nhà hoặc làm thông mũi nhưng các chuyên gia cảnh bảo rằng việc uống thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ không nên cho trẻ sử dụng thuốc ho không kê đơn mà không có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Tuy có tác dụng ức chế, một số loại thuốc này lại cản trở cơ chế tự nhiên loại bỏ vật cản ra khỏi đường thở của cơ thể con người. Nếu ho bị ức chế bằng thuốc, nó có thể gây hại cho trẻ. Trong một số trường hợp, những loại thuốc này thậm chí còn gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Ngoài ra, các hướng dẫn về liều lượng thuốc không kê đơn thường chỉ dành cho người lớn, vì vậy nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.
Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
Để có thể chọn một loại thuốc điều trị ho cho trẻ sơ sinh, các mẹ tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhé! Là ba mẹ, chúng ta luôn mong muốn dành những điều tốt nhất cho con. Đừng quên chọn Tã Dán Sơ Sinh Huggies với thiết kế Bọc Kén Con Tằm Mới giúp bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ.
Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ với hội các bà mẹ khi có trẻ sơ sinh bị ho. Ngoài ra, mẹ
có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục
hoặc gửi câu hỏi về
.