Trân trọng tình nghĩa làng xóm qua câu tục ngữ ‘Bán anh em xa mua láng giềng gần’

Những câu thành ngữ, tục ngữ từ trước đến nay đều là những lời dạy bổ ích được đúc kết cho các thế hệ mai sau. Trong cuộc đời có vô vàn mối quan hệ và mối quan hệ nào cũng mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Đặc biệt, trong đời sống của người dân Việt Nam xưa nay thì người dân thường sống quây quần thành một làng xã. Họ quen biết và trở nên thân thiết nhau như ruột thịt. Bởi thế tục ngữ Việt Nam mới có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” như để nói về tình làng nghĩa xóm. Vậy tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói đến điều gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

ban-anh-em-xa-mua-lang-gieng-gan-voh-0

Tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần”

1. Tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói đến điều gì?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu, cụm từ “anh em xa” để chỉ những người họ hàng xa và ở xa nhà chúng ta. Còn “láng giềng gần” là những người sống cạnh nhà chúng ta, sống trong một tập thể, quan hệ thân thiết.

Câu tục ngữ có vẻ nhắc đến chuyện mua bán, song ý nghĩa thực sự không phải thế. Sống ở đời, dù ở đâu cũng có nhiều mối quan hệ, ngoài các mối quan hệ cùng huyết thống (anh em) thì cũng có mối quan hệ với những người cùng không gian địa lý (cùng thôn, cùng làng, cùng phố – hay còn gọi là láng giềng). Và câu tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” nhằm khuyên răn mỗi người ăn về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.

ban-anh-em-xa-mua-lang-gieng-gan-voh-1

Hàng xóm chính là một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, thậm chí có khi cả cuộc đời của bạn.

Dẫu biết tình cảm của quan hệ anh em máu mủ là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý, không gian, thì chúng ta cần biết tìm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng, những người sinh sống xung quanh chúng ta. Họ chính là một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, thậm chí có khi cả cuộc đời của bạn.

Do đó, “bán anh em xa mua láng giềng gần” nhắc nhở chúng ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng xung quanh. Hãy nghĩ đến những lúc có việc khẩn cấp, nguy nan mà anh em họ hàng ở quá xa, không thể có mặt nhanh chóng ngay lập tức để giúp đỡ, thì lúc này chính những người hàng xóm tốt bụng xung quanh sẽ là người giúp đỡ chúng ta. 

Thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, không thiếu những lúc chúng ta phải nhờ cậy đến người hàng xóm: Khi thì mượn nhờ đồ đạc trong nhà, khi gia đình có người đau ốm cần đưa đi bệnh viện gấp, hay nhờ người trông nhà hoặc cần phụ giúp mỗi khi nhà có ma chay, giỗ chạp…

Tất nhiên không phải vì thế mà chúng ta xa lánh anh em ruột thịt của mình. Ý của câu tục ngữ này muốn nói mỗi người trong chúng ta cần phải biết vun đắp tình cảm anh em, đồng thời xây dựng tình làng nghĩa xóm, sống chan hòa, tình nghĩa.

ban-anh-em-xa-mua-lang-gieng-gan-voh-2

Mỗi người nên ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được hòa thuận

Có thể thấy, câu tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho chúng ta thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những tình cảm đẹp đẽ và đáng quý của mỗi con người. Vì thế, trong mối quan hệ hàng xóm láng giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được hòa thuận. 

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta cần có cách ứng xử thích hợp với hiện thực. Đây là lẽ sống mang đậm tính cộng đồng và cũng rất nhân văn của con cháu nước Việt. 

2. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” tiếng Anh là gì?  

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” tiếng Anh có thể dùng câu “Better is a neighbor who is near than a brother who is far away”. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cụm từ tiếng Anh “A stranger nearby is better than a far-away relative” vẫn mang ý nghĩa tương tự.

3. Những thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay về tình làng nghĩa xóm

Ngoài câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, Việt Nam ta còn có rất những ca dao, tục ngữ, thành ngữ có ý nghĩa tương tự như:

  1. “Nước xa thì không cứu được lửa gần”
  2. “Họ hàng xa không bằng láng giềng gần”
  3. “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
  4. “Cơm ăn chẳng hết thì treo
  5. Việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng”
  6. “Đôi bên là kẻ thuộc quen
  7. Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau.”

4. Một số câu nói hay về tình làng nghĩa xóm

Nói về tình làng nghĩa xóm, không chỉ có câu tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà còn có rất nhiều câu nói hay khác cũng mang đậm ý nghĩa về tính nhân văn của hàng xóm láng giềng. Có thể liệt kê như:

  1. Ở phải chọn láng giềng, chơi phải chọn bạn. – Tuân Tử
  2. Thật ngu ngốc nếu trừng phạt hàng xóm bằng lửa khi mình sống ngay bên cạnh. – Publilius Syrus
  3. Người hàng xóm tốt là người cười với bạn qua hàng rào, nhưng không trèo qua nó. – Arthur Baer
  4. Không chính kiến nào đáng để bạn đi đốt nhà hàng xóm. – Voltaire
  5. Chẳng ai đủ giàu để sống mà không có hàng xóm. – Ngạn ngữ Đan Mạch

ban-anh-em-xa-mua-lang-gieng-gan-voh-3
Chẳng ai đủ giàu để sống mà không có hàng xóm – Ngạn ngữ Đan Mạch

  1. Nước xa khó chữa cháy gần, người thân xa kém hương lân gần kề. – Tăng Quảng Hiền Văn
  2. Đừng cười khi bếp nhà hàng xóm đang cháy. – Ngạn ngữ Lithuanian
  3. Sự an toàn của bạn gặp nguy khi tường nhà hàng xóm cháy. – Horace
  4. Chúng ta có thể sống không có bạn bè, nhưng không thể sống không có những người hàng xóm. – Khuyết danh
  5. Nếu bạn muốn chọc tức hàng xóm, hãy nói sự thật về họ. – Pietro Aretino
  6. Chúng ta kết bạn; chúng ta kết thù; nhưng Chúa tạo ra hàng xóm. – G. K. Chesterton
  7. Đừng phàn nàn về tuyết trên mái nhà hàng xóm khi bậc cửa của chính mình còn chưa sạch. – Confucius
  8. Nắm cục lửa hàng xóm trong tay, bạn sẽ bị bỏng. Nắm cục lửa nhà bạn, bạn cũng bị bỏng. Cả hai cục lửa đều nóng. Thế nên, đừng sờ vào những gì có thể làm bạn bỏng tay, dầu đó là thứ gì và ở đâu đi nữa. – Ajahn Chah
  9. Bạn chẳng bao giờ nhận rõ mình cảm thấy thế nào về hàng xóm cho tới khi tấm biển ‘Rao bán’ đột nhiên xuất hiện trước nhà anh ta. – Orlando Aloysius Battista
  10. Hàng rào tốt làm nên hàng xóm tốt. – Robert Frost

Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” chính là lời dạy quý giá từ các bậc cha ông về kinh nghiệm sống, bài học đối nhân xử thế một cách chân thành và dễ đồng cảm nhất. Hy vọng với sự giải thích về câu tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” cùng những câu nói hay về tình làng nghĩa xóm trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đạo lý sống này.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *