Điều trị mụn bọc như thế nào đúng cách để dứt điểm, không tái phát mà không để lại sẹo là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, có khá nhiều cách điều trị mụn bọc được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn, chẳng hạn như đắp mặt nạ bằng nguyên liệu thiên nhiên, kem trị mụn, điều trị tại thẩm mỹ viện, bệnh viện da liễu,…
Điều trị mụn bọc bằng thảo dược thiên nhiên
Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi chúng dễ tìm, chi phí rẻ lại rất an toàn cho làn da, đặc biệt là đối với những ai có cơ địa nhạy cảm.
Sau đây là một số loại thảo dược thiên nhiên thường được sử dụng trong dân gian để điều trị mụn bọc mà bạn có thể tham khảo.
Cách điều trị mụn bằng lá diếp cá
Diếp cá là một loại rau sống, ăn kèm trong các món gỏi cuốn, thịt luộc vô cùng hấp dẫn vì vị hơi tanh, hăng của loại lá này kết hợp với lá quế, tía tô, xà lách, tạo thành một hỗn hợp hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, công dụng trong việc điều trị mụn có lá diếp cá lại ít được nhiều người biết đến.
Lá diếp cá có thành phần gồm nhiều vitamin, khoáng chất cùng hàm lượng các hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm dồi dào, đem lại khả năng hồi phục vết thương do mụn vô cùng tốt. Đồng thời, diếp cá còn giúp mà sạch, tăng sức đề kháng cho da, nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mụn có thể quay trở lại.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Lựa chọn một nhúm lá diếp cá tươi, không bị dập hay sâu bệnh, rửa sạch, đem đi giã nhuyễn rồi ép lấy nước cốt.
-
Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước ấm và sữa rửa mặt để lỗ chân lông được giãn nở và loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, sau đó thấm khô bằng bông gòn.
-
Bước 3: Nhúng bông gòn vào dung dịch lá diếp cá đã chuẩn bị rồi thoa đều lên mặt, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng, không nên tác động mạnh vì vết mụn bọc thường sưng to và khá đau.
-
Bước 4: Giữ nguyên trong khoảng 15 đến 20 phút thì rửa sạch lại với nước.
Bạn nên kiên trì thực hiện công thức điều trị mụn bọc này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất!
Sử dụng mật ong để điều trị mụn
Mật ong không chỉ được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn, thức uống nhờ vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng mà còn có mặt trong nhiều công thức dưỡng da. Mật ong có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào, cùng vitamin A, C giúp kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây nên mụn bọc trên bề mặt.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Lựa chọn mật ong nguyên chất tại địa chỉ uy tín, có chất lượng, tránh mua nhầm hàng giả, không có lợi cho sức khỏe và làn da.
-
Bước 2: Cho mật ong ra một chiếc bát nhỏ, có thể bổ sung thêm một vài giọt nước cốt chanh để tăng thêm hiệu quả điều trị.
-
Bước 3: Rửa mặt thật sạch rồi thấm khô với khăn bông hoặc bông tẩy trang.
-
Bước 4: Dùng tăm bông chấm vào mật ong rồi chấm lên vết mụn bọc.
-
Bước 5: Giữ nguyên trong khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Sử dụng nước nấu trà xanh hoặc bột trà xanh
Trà xanh nổi tiếng có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa EGCG vô cùng dồi dào. Ngoài hàm lượng chất chống oxy hóa, trà xanh còn chứa vitamin C, A, E hỗ trợ đắc lực trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm. Đó cũng chính là lý do vì sao trà xanh thường có mặt trong các công thức chăm sóc da, điều trị mụn.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Lựa chọn những lá trà xanh tươi hoặc bột trà xanh nguyên chất.
-
Bước 2: Nếu sử dụng lá trà xanh tươi thì bạn có thể hãm tương tự như nấu trà uống hằng ngày. Trường hợp sử dụng bột trà xanh thì hòa cùng một chút nước hoặc sữa tươi để có được hỗn hợp sánh mịn.
-
Bước 3: Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt rồi rửa mặt với nước nấu trà xanh. Trường hợp sử dụng bột trà xanh thì sử dụng cọ quét mặt nạ chuyên dụng để thoa lên mặt.
-
Bước 4: Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Cách trị mụn bọc bằng nghệ tươi
Theo chuyên gia, nghệ tươi có tác dụng làm mờ hoàn toàn những nốt mụn bọc sưng tấy trên da và ngăn ngừa tình trạng thâm sẹo. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng tinh bột nghệ để trị mụn nhằm tiết kiệm thời gian sơ chế nguyên liệu. Để đạt hiệu quả nhanh chóng, bạn nên áp dụng phương pháp này khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát nghệ tươi với sữa tươi không đường bằng máy xay sinh tố.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Nha đam có tác dụng điều trị mụn bọc
Nhiều chuyên gia khẳng định nha đam có tác dụng tuyệt vời trong việc làm dịu cảm giác đau nhức, sưng tấy của những nốt mụn bọc. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị mụn bọc an toàn, lành tính, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch, gọt vỏ rồi cạo sạch phần gel nha đam.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa gel nha đam lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Dầu dừa có tác dụng đánh bay mụn bọc
Với hàm lượng khoáng chất rất cao, dầu dừa có tác dụng tăng sức đề kháng cho da và bảo vệ da trước các tác nhân độc hại. Đồng thời, dầu dừa còn có khả năng đánh bay hoàn toàn những nốt mụn sưng tấy trên da.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp dầu dừa với nhiều nguyên liệu khác như tinh bột nghệ, bột cám gạo, nha đam, bột yến mạch,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy trộn dầu dừa với bột yến mạch.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Cách trị mụn bọc bằng dưa chuột
Theo chuyên gia, dưa chuột có khả năng tăng độ đàn hồi cho da, góp phần ngăn ngừa quá trình lão hóa rối loạn sắc tố da. Đồng thời, dưa chuột còn làm dịu đi những cảm giác đau rát, kích ứng và làm xẹp nốt mụn bọc nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát dưa chuột với sữa tươi.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Sử dụng đu đủ để điều trị mụn bọc
Nhiều chuyên gia khẳng định đu đủ có tác dụng tăng sinh collagen và lấp đầy những tổn thương sâu bên trong lỗ chân lông. Đồng thời, đu đủ còn làm mờ những vết thâm mụn và giúp làn da trắng sáng, chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát đu đủ với sữa chua không đường.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Giấm táo có tác dụng điều trị mụn bọc
Với hàm lượng khoáng chất rất cao, giấm táo có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ da trước các tác nhân độc hại. Đặc biệt, bạn cũng có thể kết hợp giấm táo với nhiều nguyên liệu khác như dầu dừa, tinh bột nghệ, bột yến mạch,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy trộn đều giấm táo với tinh bột nghệ.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Sử dụng khoai tây để điều trị mụn bọc
Theo chuyên gia, khoai tây có tác dụng tăng sức đề kháng cho da và giúp da chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, khoai tây còn làm mờ hoàn toàn những nốt thâm mụn trên da nhờ chứa nhiều khoáng chất.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nghiền nát khoai tây với sữa chua không đường.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy thoa hỗn hợp này lên nốt mụn cần điều trị trong khoảng 20 phút.
- Bước 3: Vệ sinh da thật kỹ lưỡng.
Điều trị mụn bọc bằng thuốc
Bên cạnh các ứng dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên trong việc điều trị mụn bọc thì bạn cũng có thể kết hợp với thuốc để rút ngắn thời gian. Tuy vậy, hiện nay trên thị trường dễ có đến hàng triệu sản phẩm đến từ nhiều quốc gia, nhà sản xuất khác nhau.
Vì vậy, để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, bạn có thể tham khảo một số thành phần chính luôn có trong một sản phẩm điều trị mụn bọc hiệu quả sau đây:
- Thuốc trị mụn bọc có thành phần thuộc nhóm Retinoid (vitamin A acid):
Các loại thuốc trị mụn thuộc nhóm này thường có dạng kem hoặc gel, sử dụng thoa tại vị trí bị mụn. Công dụng chính của nhóm này đó là giảm tiết bã nhờn, hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông bằng cách đào thải cặn bẩn, bã nhờn sâu bên trong. Kem trị mụn có chứa thành phần này sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa mụn quay trở lại khá tốt.
- Thuốc trị mụn có thành phần acid salicylic:
Hầu hết các sản phẩm dùng để điều trị mụn bọc hiện nay đều có thành phần này nhờ công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ tế bào chết, kháng viêm, loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hay đau nhức do mụn bọc gây ra.
- Benzoyl peroxide:
Nguyên nhân hình thành mụn bọc thường là do sự hoạt động của ổ vi khuẩn bên dưới lỗ chân lông. Vì vậy, thuốc trị mụn bọc luôn có thành phần Benzoyl peroxide, bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân có tình trạng mụn nặng hơn, bác sĩ có thể sẽ kê thêm Clindamycin, Doxycycline, Erythromycin,… để tăng hiệu quả điều trị.
- Thuốc tránh thai:
Một nguyên nhân khác gây ra mụn bọc có thể kể đến đó là sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, nếu là phụ nữ, bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày để điều tiết lại nội tiết tố. Việc sử dụng thuốc tránh thai cũng giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp cho bạn có làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Một vấn đề mà bạn cần quan tâm hàng đầu khi có ý định sử dụng thuốc để điều trị mụn bọc thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc được kê toa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và kết hợp, điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe về sau.
Điều trị mụn bọc tại Thẩm mỹ viện Seoul Spa
Nếu cảm thấy các phương pháp điều trị mụn bọc tại nhà bằng cách áp dụng các nguyên liệu thiên nhiên hay uống thuốc đem lại hiệu quá lâu, hay bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị thì có thể đến với Thẩm mỹ viện Seoul Spa để trải nghiệm dịch vụ điều trị tốt nhất.
Thẩm mỹ viện Seoul Spa là thương hiệu chăm sóc sức khỏe sắc đẹp uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua khi tìm kiếm địa chỉ điều trị mụn bọc. Cam kết lấy toàn bộ nhân mụn 100% mà không gây cảm giác khó chịu hay đau nhức.
Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại Thẩm mỹ viện Seoul Spa đều là những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm dày dạn trong việc điều trị mụn và chăm sóc da chuyên sâu. Họ sẽ là người trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa của mỗi người.
Quy trình thực hiện chuẩn y khoa gồm các bước bài bản như tẩy trang, tẩy tế bào chết, rửa mặt, xông hơi, hút dầu, lấy nhân mụn, sát khuẩn bằng thuốc và nâng cao bằng điện ION, đắp mặt nạ bạc hà, xông hơi lạnh, thoa kem trị mụn, dưỡng da, thư giãn vai cổ bằng các động tác massage.
Phòng thực hiện điều trị mụn được khử khuẩn thường xuyên, kín đáo, đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho bạn trong suốt quá trình thực hiện. Hơn nữa, hệ thống máy móc, trang thiết bị sử dụng trong việc điều trị cũng được chú trọng đầu tư, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện điều trị mụn tại đây!
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc
Để có thể áp dụng thành công các phương pháp điều trị mụn bọc kể trên, việc quan trọng đầu tiên mà bạn phải xác định đó chính là biết nốt mụn xuất hiện trên da có phải là mụn bọc hay không. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết mà bạn có thể tham khảo:
Mụn bọc là tổn thương ngoài da dạng viêm, không khó để nhận biết mụn bọc nhờ đặc điểm sưng to, cảm giác đau, khó chịu. Mụn có kích thước lớn hơn bình thường, những ngày đầu đôi khi sẽ không thể nhìn thấy rõ mụn nhưng khi sờ vào thấy cứng. Mụn bọc hình thành trên da sau một vài ngày sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ hoặc hồng tím, ở giữa có nhân mụn chứa mủ trắng hoặc dịch vàng.
Mụn bọc có chân mụn nằm sâu bên dưới da và thường xuất hiện tại vùng da dưới cằm, đầu mũi, hai bên cánh mũi, má, đôi khi có thể là vùng sau cổ, lưng, ngực.
Quá trình hình thành mụn bọc
Quá trình hình thành của mụn bọc có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính, dựa vào các cấp độ mụn, bạn có thể áp dụng từng biện pháp chăm sóc da và điều trị tương ứng.
-
Giai đoạn 1
: Biểu hiện đầu tiên của mụn bọc là mụn trứng cá nhưng không được vệ sinh đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở bên ngoài và tại ổ mụn hoạt động mạnh mẽ. Lúc này, mụn đã bắt đầu có dấu hiệu sưng, bề ngoài nhìn thấy hơi đỏ hoặc trắng, một số người có màu hồng tím rõ rệt. Khi ấn lên vùng mụn có cảm giác đau, nhức vô cùng khó chịu nhưng chưa xuất hiện đầu mụn.
-
Giai đoạn 2
: Bước vào giai đoạn này, mụn đã sưng to hơn, đi kèm cảm giác nhức, khu vực da xung quanh có thể hơi ngứa ngáy và xuất hiện đầu mụn chứa mủ trắng hoặc dịch vàng. Việc nốt mụn trở nên sưng tấy và ngứa ngáy khiến mọi người lo lắng, thường xuyên sờ, nắn. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm, vì có thể khiến nốt mụn trở nên chai đi, hình thành sẹo thâm và có thể kéo dài thời gian hồi phục hơn.
-
Giai đoạn 3
: Lúc này, nhân mụn đã chín và bắt đầu gom lại. Đầu mụn khá mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy sẽ rất dễ vỡ, đồng thời tiết ra mủ, máu. Lúc này, bạn cần trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể lấy toàn bộ phần nhân mụn, máu, mủ bên trong để dứt điểm mụn và ngăn ngừa tái phát.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc
Mụn bọc phát triển chủ yếu từ mụn trứng cá không được vệ sinh, xử lý đúng cách. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các nốt mụn lại chính là vi khuẩn P. Acnes, bít tắc lỗ chân lông và mất kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi, bã nhờn. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân sâu xa khác liên quan đến rối loạn trong cơ thể, đặc biệt là chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý. Cụ thể như sau.
Mụn bọc hình thành do vi khuẩn P. Acnes
Vi khuẩn P. Acnes là viết tắt của Propionibacterium acnes, được hiểu là một loại vi khuẩn gram dương sống kỵ khí, môi trường yêu thích của chúng là da mặt, cổ, vai, lưng, cằm,… Một khi vi khuẩn P. Acnes đã tấn công thì sẽ tạo nên mụn trứng cá, mụn này không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ tiếp tục phát triển nhân mụn và tạo thành mụn bọc.
Lỗ chân lông bị bít tắc
Tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn tích tụ dưới lỗ chân lông trong một khoảng thời gian cộng với sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn sẽ hình thành ổ viêm và tạo ra mụn bọc.
Do da tiết nhiều dầu, bã nhờn
Việc tăng tiết dầu, mồ hôi, bã nhờn quá mức khi da bị khô sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành mụn bọc từ các ổ viêm.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố không được điều hòa cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn bọc với biểu hiện là việc tăng tiết bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông. Việc rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh.
Rối loạn chức năng bài tiết
Cơ thể bị tích tụ độc tố nhiều do chức năng gan, thận hoạt động kém cũng chính là nguyên nhân sâu xa khiến da hình thành mụn bọc. Bởi khi độc tố tích tụ quá lâu, cơ thể sẽ tự động đẩy mạnh hoạt động bài tiết thông qua da, biểu hiện là làn da sẽ xuất hiện nhiều bã nhờn hơn, gây bóng dầu, bít tắc lỗ chân lông. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn tấn công.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh
Việc ngủ nghỉ không điều độ, làm việc quá sức, thường xuyên để cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, stress về tâm lý cũng khiến mụn bọc hình thành và phát triển. Bởi đây chính là các nguyên nhân trực tiếp khiến các chức năng bài tiết trong cơ thể hoạt động kém đi, đồng thời làm rối loạn nội tiết tố.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý, chứa nhiều đồ ngọt, dầu mỡ, ít rau xanh sẽ khiến da bị mất sức đề kháng, đồng thời tích tụ ngày càng nhiều độc tố hơn sẽ gây nên tình trạng mụn bọc và nhiều hệ lụy về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Lạm dụng mỹ phẩm
Một số người thường có thói quen dùng lớp trang điểm che đi nốt mụn để làn da trông mịn màng hơn, tuy nhiên, đây là việc làm vô cùng sai lầm, dẫn đến nhiều vấn đề về da sau này. Bởi trong mỹ phẩm, đặc biệt là kem nền, kem che khuyết điểm thường có lớp dầu hoặc kháng nước, khi thoa lên vùng da có mụn sẽ khiến chúng trở nên bí bách, tiếp tục làm bít tắc lỗ chân lông.
Một vấn đề quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm khiến mụn bọc hình thành đó là không tẩy trang, rửa mặt kỹ lượng sau khi trang điểm. Lỗ chân lông bị bít tắc trong thời gian dài bởi vi khuẩn, tế bào chết, cặn trang điểm sẽ gây nên mụn trứng cá và phát triển thành mụn bọc.
Phân biệt mụn bọc với các loại mụn khác
Sau khi tìm hiểu những phương pháp điều trị mụn bọc, bạn cũng nên quan tâm đến cách phân biệt mụn bọc với các loại mụn khác.
Loại mụn
Dấu hiệu nhận biết
Vị trí xuất hiện
Nguyên nhân hình thành
Mụn bọc
– Mụn có kích thước lớn.
– Mụn chứa máu và mủ.
– Mụn sưng viêm.
– Mụn gây đau nhức.
– Mụn mọc thành từng cụm.
Xuất hiện nhiều ở vùng mũi, cằm, má, trán,…
– Lỗ chân lông bị bít tắc.
– Rối loạn hormone.
– Căng thẳng.
– Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không khoa học.
Mụn đầu đen
– Bề mặt da xuất hiện những lỗ li ti.
– Kích thước từ 1 – 2mm.
– Đầu mụn màu đen.
Xuất hiện nhiều ở vùng mũi, cằm, má, trán,…
Hình thành do lớp bã nhờn và tế bào chết tích tụ quá nhiều bên trong lỗ chân lông.
Mụn đầu trắng
– Mụn nhô trên bề mặt da.
– Da sần sùi.
– Mụn không gây đau.
– Đầu mụn màu trắng.
– Kích thước 1 – 2mm.
Xuất hiện nhiều ở vùng mũi, cằm, má, trán,…
Hình thành do lớp bã nhờn và tế bào chết tích tụ quá nhiều bên trong lỗ chân lông.
Mụn ẩn
– Mụn nằm dưới da.
– Không gây viêm sưng.
– Mụn có kích thước nhỏ, lan rộng.
– Vùng da có mụn sần sùi.
Xuất hiện nhiều ở cằm, hai má, quai hàm, quanh miệng,…
– Cơ thể bị suy giảm chức năng thải độc.
– Rối loạn nội tiết tố.
– Lỗ chân lông to.
– Lạm dụng mỹ phẩm.
– Chế độ sinh hoạt không khoa học.
Mụn nhọt
– Mụn sưng đỏ.
– Vùng da quanh nốt mụn có màu đỏ.
– Mụn chứa mủ.
– Nốt mụn có màu đỏ.
– Dễ vỡ và chảy dịch.
Có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể và da mặt.
– Viêm nang lông.
– Rối loạn nội tiết tố.
– Lỗ chân lông bị bí tắc.
Mụn đinh râu
– Mụn có mủ và ngòi đen như đầu đinh.
– Mụn sưng đỏ, đau nhức.
– Có thể sốt cao khi bị nặng.
Môi, mũi, cằm.
– Bệnh tiểu đường.
– Vùng da bị tổn thương do nặn mụn sai cách.
Mụn nang
– Kích thước mụn lớn.
– Cảm giác đau nhức.
– Mụn mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm.
– Mụn có mủ.
Có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể và da mặt.
– Do di truyền.
– Lạm dụng mỹ phẩm.
– Rối loạn hormone.
– Căng thẳng.
– Vi khuẩn tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông quá nhiều.
Mụn thịt
– Da xuất hiện nhiều nốt mụn nhỏ.
– Kích thước 1-3mm.
– Mụn không sưng nhưng có thể gây ngứa.
Có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể và da mặt.
– Rối loạn nội tiết tố.
– Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học.
Mụn cóc
– Nốt mụn sần sùi.
– Có cảm giác thô ráp khi sờ vào.
Có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể và da mặt.
– Vi rút HPV.
– Sử dụng chung vật dụng với người bị mụn.
Những lưu ý quan trọng khi điều trị mụn bọc
Dù là bạn lựa chọn phương pháp điều trị mụn bọc nào đi nữa thì những lưu ý trong cách chăm sóc luôn là điều quan trọng. Sau đây là một số lưu ý mà bạn không thể bỏ qua:
-
Thường xuyên làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ, đắp mặt nạ tẩy tế bào chết và đặc biệt là phải có thói quen tẩy trang hằng ngày để hạn chế tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.
-
Nếu là làn da có cơ địa dễ bị dị ứng, nhạy cảm thì nên thận trọng trong việc lựa chọn mỹ phẩm hoặc hạn chế trang điểm hết mức có thể để bảo vệ làn da khỏi bị vi khuẩn tấn công.
-
Trường hợp có nốt mụn bị chai, sưng đau thì tuyệt đối không được sờ, nặn bằng tay, chỉ nên đợi chúng khô, xẹp bớt rồi mới nặn.
-
Nếu cảm thấy nốt mụn sưng quá đau, bạn có thể chườm lạnh để giảm bớt triệu chứng.
-
Thường xuyên giặt chăn, ga, gối để loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết, bụi bẩn nằm ẩn bên trong các sợi vải.
-
Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, xịt khoáng để bổ sung nước, bởi nếu da không được cấp ẩm thường xuyên có thể sẽ bị tăng tiết dầu và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
-
Đừng quên thoa kem chống nắng thường xuyên trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút để bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ ánh nắng Mặt Trời.
-
Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, hãy bổ sung nhiều thức ăn chứa kẽm, vitamin A và các dưỡng chất khác từ rau củ, thịt, cá, các loại ngũ cốc.
-
Đối với chế độ sinh hoạt hằng ngày, hãy cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya hay làm việc quá sức. Bên cạnh đó, hãy luôn giữ cho mình một tinh thần luôn thoải mái, tích cực để có được làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Cách ngăn ngừa mụn bọc không tái phát trở lại
Mụn bọc luôn là vấn đề vô cùng phiền toái, bởi chúng vừa làm mất thẩm mỹ, vừa gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, chúng lại có thể ngăn ngừa bằng phương pháp chăm sóc da hằng ngày phù hợp:
-
Làm sạch da: Đây là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng, hãy lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình và rửa mặt, tẩy trang thật kỹ.
-
Không tự ý nặn mụn: Khi nặn mụn, bạn sẽ vô tình làm tổn thương các mô da xung quanh nốt mụn, đồng thời đưa vi khuẩn từ tay lên mặt, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu nặn mụn bọc khi còn quá sớm sẽ khiến mụn bị chai, trở nên thâm tím và kéo dài thời gian hồi phục, hãy để mụn chín rồi mới dùng các dụng cụ sát khuẩn để thực hiện.
-
Tẩy tế bào chết định kỳ: Đây là việc làm vô cùng quan trọng mà có thể nhiều người đã bỏ qua. Hãy sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với loại da của mình từ 1 đến 2 lần mỗi tuần, không nên quá lạm dụng vì có thể khiến da bị mất đi lớp dầu tự nhiên, làm khô da và dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài.
-
Dưỡng ẩm và chống nắng cho da: Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ là “chìa khóa vàng” giúp bạn luôn có được làn da mềm mại, mịn màng, không nổi mụn. Bên cạnh đó, đừng quên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút để bảo vệ da khỏi sự tấn công của tia cực tím từ ánh nắng Mặt Trời.
Một số thắc mắc liên quan đến việc điều trị mụn bọc
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mụn bọc và cách điều trị, tuy nhiên, chắc hẳn có nhiều người vẫn còn các thắc mắc khác liên quan, sau đây là một số câu hỏi và giải đáp bởi chuyên gia của Thẩm mỹ viện Seoul Spa.
Bị mụn mọc có để lại sẹo không?
Thông thường, mụn bọc nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo lồi hoặc lõm, tuy nhiên, trong thời gian đầu sau khi mụn mới xẹp thì có thể sẽ để lại vết thâm tím nhưng chúng cũng khá nhạt màu.
Đó là với điều kiện bạn có phương pháp chăm sóc và điều trị mụn bọc đúng, nếu thực hiện sai, tự ý nặn khi mụn chưa thực sự chín thì rất có thể sẽ để lại sẹo rất khó để hồi phục lại về sau. Vì vậy, hãy tuân thủ các cách điều trị mụn bọc được đề cập đến trong bài viết, bên cạnh đó là có lối sống lành mạnh, yêu thương làn da của mình nhiều hơn để tránh tình trạng mụn bọc quay trở lại.
Điều trị mụn bọc có cần kiêng gì không?
Như đã đề cập ở nội dung trước, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, tinh bột hay đồ ăn cay, nóng có thể khiến các cơ quan bài tiết trong cơ thể hoạt động kém đi. Điều này đồng nghĩa với việc độc tố sẽ tích tụ ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến chức năng gan, thận bị tổn thương. Từ đó, không những gây nên mụn mà còn đem lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Giá điều trị mụn bọc cập nhật mới nhất?
Giá điều trị mụn bọc hiện nay thường dao động từ 800.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho mỗi liệu trình. Sau đây là bảng giá điều trị mụn bọc chuẩn y khoa tại Thẩm mỹ viện Seoul Spa.
ĐIỀU TRỊ MỤN BỌC
STT
DỊCH VỤ
GIÁ
1
MỤN LASER TẾ BÀO GỐC TƠ TẰM
800.000
2
ĐIỀU TRỊ MỤN LASER E2X – ĐTHT
900.000
3
ĐIỀU TRỊ MỤN LASER TẢO SILIC
1.300.000
4
TRỊ MỤN HUYẾT THANH TẢO BIỂN – ĐTHT
1.600.000
5
CARBOXY THẢI ĐỘC DA
2.000.000
6
DOCTOR LASER SPECTRA ACNE – ĐTHT
2.500.000
7
MỤN ACNE SPECTRA KOREA – ĐTHT
2.500.000
8
DR.SEOUL TÁI SINH DA MỤN P2P
2.600.000
9
PHI KIM VACXIN MỤN – ĐTHT
2.500.000
10
DR.SEOUL TRỊ VÀ ỨC CHẾ MỤN VAS 4.0
4.000.000
11
Detox Back Whitening Luxury
1.000.000
12
ĐIỀU TRỊ MỤN LASER E2X ĐTHT – LƯNG
1.200.000
13
ĐIỀU TRỊ MỤN LASER TẾ BÀO GỐC TƠ TẰM VÙNG LƯNG
1.500.000
14
TRỊ MỤN HUYẾT THANH ĐTHT VÙNG LƯNG
2.000.000
15
PHI KIM VACXIN MỤN ĐTHT VÙNG LƯNG
3.600.000
16
TÁI SINH DA O2 JET PEEL VÙNG LƯNG
3.600.000
17
VI KIM TẢO BIỂN ĐTHT VÙNG LƯNG
4.000.000
Bảng giá điều trị mụn bọc và các vấn đề về da khác tại Thẩm mỹ viện Seoul Spa
Trên đây là bảng giá chi tiết các dịch vụ điều trị mụn bọc, mụn trứng cá, mụn viêm nói chung tại Thẩm mỹ viện Seoul Spa. Bạn sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu hàng đầu theo quy trình chuẩn y khoa tại đây.
Có thể thấy, việc điều trị mụn bọc thực sự không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Mặc dù mụn bọc xuất hiện khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu nhưng hãy hết sức bình tĩnh để tìm cách khắc phục, tuyệt đối không nên vì quá sốt ruột mà cạy, nặn, có thể gây nên nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, nên tìm đến địa chỉ điều trị uy tín, chất lượng – Thẩm mỹ viện Seoul Spa để đạt hiệu quả tốt nhất. Liên hệ ngay qua hotline 19006947 để được tư vấn và đặt lịch điều trị chi tiết nhất!