Thơ châm biếm kẻ nịnh hót là chủ đề được nhiều người quan tâm. Những bài thơ tưởng đơn giản nhưng ẩn chứa sự mỉa mai thâm thúy. Cùng VsetGroup xem qua những bài thơ, câu nói hay về thói nịnh bợ qua bài viết.
Thơ châm biếm là gì?
Thơ châm biếm hay đúng hơn là thơ trào phúng. Đây là thể thơ mang hàm ý trào phúng, thơ mang đến tiếng cười nhưng chứa hàm ý sâu xa. Thơ trào phúng được tạo nên với mục đích “xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời”. Thơ châm biếm còn để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.
Phương pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu là tạo nên sự đối lập, vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai. Trong những bài thơ trào phúng sẽ sử dụng nhiều lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm, tạo ý chế giễu nhẹ nhàng nhưng sâu cay.
Top 5+ bài thơ châm biếm kẻ nịnh hót
Thơ châm biếm hướng đến sự dè bỉu, lên án những thói hư, tật xấu, những lối sống thoái hóa. Như thế, thói nịnh hót cũng trở thành một trong những chủ đề không thể bỏ qua đối với loại thơ này. Dưới đây là tổng hợp những bài thơ châm biếm kẻ nịnh hót hay:
1. Nịnh Bợ
Tác giả: Trọng Văn
Muốn bò lên chức vị cao
Phải biết luồn lách cúi đầu liếm mông
Tâng bốc bọn chủ nhân ông
Bằng không có lẽ khó hòng tiến thân!
Bọn bất tài, khéo lăng xăng
Vuốt ve, nịnh nọt… thăng quan đều đều
Đâu cần làm việc chi nhiều
Công lao kẻ khác bao nhiêu gom về
Để làm thành tích riêng nhe
Tường trình, báo cáo sếp nghe khen liền
Khỏi cực và chẳng muộn phiền
Béo bở, sung sướng kiếm tiền khỏe ru!
Nghĩ lại càng thấy mình ngu
Đầu tắt, mặt tối, mệt đừ người luôn
Mấy năm chừng ấy mức lương
Bị chúng bóc lột tủy xương tận cùng!
11/07/2009
2. Bệnh Hoang Tưởng
Tác giả: Huỳnh Lâm Phong
Ở đời sống thật ác tâm
Cứ luôn mở miệng là châm biếm ai
Miệng toàn dao với kẽm gai
Dầm mắm thêm muối lời sai nói móc
Nịnh bợ thì nổ tung nóc
Đúng là cái bệnh nói dóc tràn lan
Láo toét mặt cứ hân hoan
Thật tội loại người bệnh hoang tưởng quá
3. Đời Thật Chơi Vơi
Tác giả: Huỳnh Lâm Phong
Mình cứ vô tư không suy nghĩ
Thì đời nhìn soi mói thật kỹ
Sao Dòng đời chơi vơi thật nhỉ
Sống thật cũng bị người khinh bỉ
Có người sống giả dối thì nể
người thật lòng muốn nói thì chê
Ai Nịnh nhiều thì người ta mê
Không nịnh bị chỉ trích thật ghê
Đúng là kiếp con người làm thuê
Thật lòng nịnh bợ tôi chẳng mê
4. Tự Cười Mình – I
Tác giả: Tú Xương
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành
5. Nịnh Bợ
Tác giả: Huỳnh Lâm Phong
Có một chức vụ là cao
Nhiều người cứ thế thay nhau nịnh bợ
Cứ như con nhà ở đợ
Cứ mua những thứ không sợ hết tiền
Đút lót cho ăn như ghiền
Ỷ thế ức hiếp người hiền mắng rủa
Người nịnh sống luôn biết sủa
Hùa nhau nịnh nọt chửi rủa ăn theo
(Còn tiếp…)
30+ câu nói hay về kẻ nịnh hót không thể bỏ qua
Bên cạnh những bài thơ châm biếm nhẹ nhàng nhưng đầy hàm ý, vừa mang đến tiếng cười vừa ẩn chất những bài học thâm sâu còn có những ngạn ngữ, câu nói hay về thói nịnh bợ.
-
Hầu hết chúng ta thà bị tổn thương bởi những lời xu nịnh hơn là được cứu bởi những lời chỉ trích. (Bill Gates)
-
Có thể núi vàng sẽ không khiến một số người bị cám dỗ. Nhưng sự xu nịnh có thể khiến một số người ngã xuống đất. (Harriet Beecher Stowe)
-
Tâng bốc là đồng tiền giả lưu hành dựa trên sự phù phiếm và hư vinh của con người. (Nhà văn người Pháp – François de La Rochefoucauld)
-
Kẻ giỏi nịnh bợ người khác cũng chính là kẻ giỏi vu khống người khác. (Ngạn ngữ Pháp)
-
Đôi khi người ta cũng ghét sự xu nịnh. Nhưng họ chỉ ghét vẻ bề ngoài của sự xu nịnh mà thôi. (François de La Rochefoucauld)
-
Hương hỏa ca công tụng đức khói hun đen cả thần tượng. (Ngạn ngữ Pháp)
-
Nếu chúng ta không tự tâng bốc mình thì không ai có thể tâng bốc chúng ta. (Ngạn ngữ nước ngoài)
-
Nịnh bợ không chỉ làm hỏng kẻ nịnh bợ mà còn làm hỏng kẻ được nịnh bợ. (Edmund Burke)
-
Kẻ nịnh bợ lớn nhất của mỗi người là chính mình. (John Frederick Charles Fuller)
-
Nịnh bợ tuy không đáng một xu, nhưng nhiều người phải trả giá đắt vì nó. (John Frederick Charles Fuller)
-
Những lời nịnh bợ đến nay vẫn được cung cấp một cách miễn phí. (Heinrich Heine)
-
Cứ mười người trưng cầu ý kiến thì có chín người muốn nghe những lời nịnh bợ. (Collins)
-
Nếu chỉ nghe những lời nịnh bợ đồng nghĩa với việc bạn chỉ có một bên tai. (Ngạn ngữ Trung Quốc)
-
Người nịnh hót trông giống như những người bạn. Giống chó sói trông giống như chó. (Chapman)
-
Những lời nịnh hót cũng như giống quần áo vừa vặn của phụ nữ. (Søren Kierkegaard)
-
Nịnh hót giống như những cặp tình nhân đang yêu nhau. Không cho phép có kẻ thứ 3 thờ ơ lạnh nhạt. (Tiền Trung Thư)
-
Không có lời nịnh hót nào hoàn toàn có thể cưỡng lại được bằng sự nịnh hót đã đổi chủ. (Khuyết danh)
-
Nịnh nọt là bảo mẫu của toàn bộ mọi tội ác. (Rudy Gay)
-
Thẳng thắn sẽ bị đuổi ra khỏi cửa, còn nịnh nọt sẽ được ngồi ở phòng khách. (John Frederick Charles Fuller)
-
Tâng bốc, nịnh hót giống như nước hoa Eau de Cologne. Chỉ hoàn toàn có thể ngửi mà không hề uống. (Billings)
-
Trong những lời nịnh bợ ắt đều có hoa anh túc. (Taylor Swift)
-
Tâng bốc, nịnh hót ra mặt cũng giống như vu oan giáng họa sau sống lưng. (Alfred Tennyson)
-
Trên quốc tế này, không có gì khó hơn là nói thực sự, và không có gì dễ hơn là lời nịnh bợ. (Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky)
-
Hầu hết những môn nghệ thuật và thẩm mỹ yên cầu phải điều tra và nghiên cứu và ứng dụng vĩnh viễn. Chỉ có môn thẩm mỹ và nghệ thuật nịnh bợ là chỉ cần có khát vọng là chớp lấy được. (Earl of Chesterfield)
-
Tâng bốc, nịnh bợ còn nguy khốn hơn cả sự căm hận .
-
Sự nịnh bợ không khi nào xuất phát từ tấm lòng cao quý mà là thủ đoạn bỉ ổi của kẻ ác. (Honoré de Balzac – Nhà văn hiện thực Pháp)
-
Kẻ xu nịnh là hai người bạn thua kém bạn về mọi mặt, hoặc vờ vịt thua kém bạn. (Aristoteles – Triết gia người Hy Lạp cổ đại)
-
Tất cả những kẻ xu nịnh đều tham lam, tổng thể những kẻ thô tục đều là những kẻ xu nịnh. (Aristoteles – Triết gia người Hy Lạp cổ đại)
-
Đôi tai của mọi người không hề giữ được những lời nói chân thành. Nhưng những lời nói nịnh bợ thì rất dễ lọt vào tai. (Nhà viết kịch người Anh)
-
Những lời hay ý đẹp trên miệng của hầu hết mọi người giống như hoa hồng cắm trên nòng súng người lính trong dịp nghỉ lễ. (Nhà thơ người Mỹ – Henry Wadsworth Longfellow)
-
Những kẻ xu nịnh luôn dựa vào những người nghe lời xu nịnh của mình để tự nuôi sống mình. (Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp – Jean de La Fontaine)
-
Khen điều những việc tốt là điều tốt. Nhưng khen những điều xấu lại là hành vi của kẻ gian trá, tệ bạc. (Nhà triết học Hy Lạp cổ đại – Dexi Crete)
-
Nếu tất cả chúng ta càng yêu bè bạn của mình, thì tất cả chúng ta phải càng ít nịnh nọt họ hơn. (Nhà viết kịch người Pháp – Molière)
-
Mục đích của sự xu nịnh đó là vờ vịt ngoan ngoãn để thống trị người khác. (Nhà tư tưởng người Nga – Nikolay Chernyshevsky)
-
Có một câu ngạn ngữ cổ được lưu truyền trong giới học thuật đó là :
-
Nịnh bợ là thức ăn của những kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, 1 số ít người mưu trí đôi lúc lại chiếu cố và coi nó như một món ăn vặt .
-
Đôi khi người ta cũng ghét sự xu nịnh. Nhưng họ chỉ là ghét cái phương pháp của sự xu nịnh. (Nhà văn người Pháp – François de La Rochefoucauld)
-
Đừng chỉ nói những điều tốt đẹp. Bởi mật ong khiến người khác không dễ chịu. Hương liệu khiến người khác chóng mặt. Xin hãy nghe tôi nói : thà xúc phạm tôi một phút còn hơn nịnh bợ tôi trong ba tháng. (Nhà văn người Pháp – Honoré de Balzac)
-
Cái cách mà anh ta nịnh bợ trông có vẻ hấp dẫn đối với những người hời hợt. Nhưng những người tinh ý lại cảm thấy như bị mạo phạm. Vì kiểu xu nịnh nóng vội thiếu kiên nhẫn quá mức này. Nghe thôi đã đủ thấy rõ toan tính trong lòng của anh ta. (Nhà văn người Pháp – Honoré de Balzac)
Thơ trào phúng nói chung hay thơ châm biếm kẻ nịnh hót nói riêng đều là những chủ đề được nhiều người yêu thích. Những câu thơ, câu nói không chỉ để giải trí mà còn mang giá trị giáo dục cao. Hy vọng bài viết của Tập đoàn VsetGroup đã mang đến những kiến thức hữu ích và đừng quên thường xuyên truy cập website để có thêm nhiều thông tin thú vị.