Tổng hợp các mẫu đơn kiến nghị mới nhất năm 2021

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó quyền của công dân cũng được quan tâm hơn. Trong đó, kiến nghị là một trong những bước cần thiết để chúng ta đảm bảo được quyền lợi của bản thân, cá nhân, cơ quan , tổ chức,.. Sau đây, tổng đài 1900 5660 sẽ giới thiệu tới bạn về cách viết đơn kiến nghị một cách đầy đủ, chính xác theo mẫu đơn kiến nghị mới nhất.

Người kiến nghị có thể thực hiện kiến nghị thông qua bốn hình thức: qua văn bản, điện thoại, lấy ý kiến( thông qua phiếu, lấy ý) kiến và cuối cùng là qua thư điện tử cơ quan.

>>> Xem thêm: Tất Tần Tật Các Mẫu Đơn Đề Nghị mới nhất

Đơn kiến nghị là gì?

Căn cứ theo khoản 5 điều 3 của nghị định số 20/2008/NĐ-CP thì kiến nghị được hiểu như sau:

Kiến nghị là hoạt động phản ảnh của cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Trong quy định cũng nêu rõ: khi công dân có những vướng mắc phát sinh cụ thể  mà ảnh hưởng gây ra thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp  của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì khi đó công dân đưa ra phản ánh tới cơ quan hành chính nhà nước.

Vậy, có thể thấy rằng đơn kiến nghị là đơn được công dân đưa ra với nguyện vọng để thay đổi, điều chỉnh một vấn đề vướng mắc nào đó thông qua nhiều cách, nhưng phổ biến nhất vẫn là viết đơn thể hiện trên văn bản.

Nhận biết khiếu nại và kiến nghị, phản ánh theo lĩnh vực dân sự, tư pháp;

Trước hết, để áp dụng thực tiễn trong lĩnh vực dân sự, tư pháp ta cần hiểu được khiếu nại và kiến nghị, phản ánh.

Trong thực tế, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa đơn kiến nghị, phản ánh và khiếu nại. Theo đó, cần tìm hiểu đơn khiếu nại là gì?

Theo khoản 1, điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì:

Khiếu nại là khi có một quyết định kỷ luật, quyết định hành chính, hoặc hành vi hành chính của một cá nhân, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền được ban hành.

Quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại này được phát hiện hoặc cho rằng là trái quy định pháp luật dẫn tới hệ quả là ảnh hưởng tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của họ thì cá nhân ( là công dân, cán bộ, công chức), tổ chức, cơ quan viết đơn đề nghị tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét sau đó giải quyết vấn đề đó.

– Với khiếu nại, thì ở đây mục đích là bên phía cá nhân cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra lại quyết định hành chính nếu quyết định này ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp mà bản thân được hưởng.

Chủ thể có quyền khiếu nại ở đây bao gồm cá nhân, tổ chức, cơ quan  có quyền và nghĩa vụ bị tác động nêu trong quyết định hành chính này.

– Với kiến nghị, phản ánh là công dân khi phát hiện sau đó có ý kiến muốn cung cấp thông tin phản ánh, đề xuất với cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nào đó có thẩm quyền với mục đích là giải quyết các hoạt động tránh tình trạng gây thiệt hại cho cuộc sống của cá nhân, doanh nghiệp,… .

Ở đây, chủ thể có thể là cá nhân hay một tập thể nào đó.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin chuyển trường cho con mới nhất

Mẫu đơn kiến nghị phản ánh

Hiện nay, theo như quy định trong các văn bản pháp luật chưa có văn bản nào có quy định rõ một mẫu đơn hoàn chỉnh, chỉ có quy định về yêu cầu đối với kiến nghị bằng văn bản hay đơn kiến nghị như sau:

– Đơn kiến nghị được nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận, qua dịch vụ bưu điện, qua mạng máy tính điện tử;

– Ngôn ngữ sử dụng trong đơn là tiếng Việt;

– Các nội dung phản ánh, kiến nghị được trình bày rõ ràng;

– Các thông tin tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của chủ thể phản án, kiến nghị được nêu rõ.

Ngoài ra, một số địa phương có hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận các đơn thư kiến nghị, phản ánh, bạn có thể tham khảo theo các hướng dẫn này (nếu có).

 Dưới đây là một số nội dung có trong mẫu đơn kiến nghị, phản ánh, các bạn có thể tham khảo:

+ Mục đầu tiên trong đơn phải có đề mục đơn là “ Đơn kiến nghị, phản ánh” về việc gì đó. Sau đó sẽ là phần kính gửi, ghi rõ tên cơ quan ,tổ chức có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, phản ánh này, chú ý xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

+ Mục hai là lý lịch người gửi đơn, trong đó bao gồm thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú giống trong giấy khai, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sinh và công việc là gì , địa chỉ đang làm ở đâu?

+ Mục thứ ba giải trình nội dungchi tiết vụ việc, lý do viết đơn này kiến nghị, phản ánh vấn đề gì?

+ Mục cuối cùng, là lời cam đoan và cảm ơn của người viết đơn về việc nội dung trên là đúng sự thật, mục đích đơn là đảm bảo sự công khai, minh bạch, đúng sự thật. Sau đó nghi rõ địa danh, ngày, ngày, tháng, năm sinh, ký , ghi rõ họ và tên người làm đơn.

>>> Tham khảo: Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế

 

Mẫu đơn kiến nghị tập thể

Trong quy định hiện hành, đơn kiến nghị tập thể chưa được quy định mẫu đơn hoàn chỉnh trong các văn bản pháp luật, theo đó nội dung sẽ tương tự như đơn kiến nghị, phản ánh. Nhưng một số nội dung sẽ được thay đổi như dưới đây;

Thứ nhất: Đề mục đơn là đơn kiến nghị tập thể về nội dung gì?

Thứ hai: Phần thông tin người làm đơn ghi thông tin của người đại diện tập thể. Sau đó nêu rõ đại diện cho những cá nhân nào, thông tin cá nhân được đại diện ghi rõ như người đại diện.

Thứ ba: Ký rõ tên, ghi họ và tên người làm đơn cùng với những người được người đại diện viết đơn này.

Mẫu đơn kiến nghị đất đai

Theo như mẫu đơn kiến nghị đất đai thì chưa có văn bản nào có quy định mẫu đơn này cụ thể, hoàn thiện, do đó mẫu đơn này có thể tham khảo mẫu đơn kiến nghị, phản ánh chung, nhưng cần phải thay đổi một số nội dung như sau:

– Tên đơn là “đơn khiếu nại” về nội dung có liên quan đến đất đai

– Về nội dung khiếu nại ghi rõ nội dung vụ việc từ ngày tháng xảy ra cho đến nội dung về tình trạng đất, các chủ thể có liên quan,…

– Ghi rõ đơn này nộp kèm theo các giấy tờ liên quan ( nếu có) như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chuyển nhượng , biên bản hòa giải nếu đã hòa giải tại ủy ban nhân dân xã, phường.

Trên đây là toàn bộ nội dung mới nhất cung cấp về các mẫu đơn kiến nghị, phản ánh; kiến nghị tập thể; kiến nghị đất đai. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào chưa rõ ràng có thể liên hệ bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật theo hotline: 1900 5660 để được giải đáp nhanh nhất.

>>> Tham  khảo: Mẫu đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng cho Đảng viên mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *